Chỉ số EQ là gì? Có cần quan tâm chỉ số này trong tuyển dụng?
Tác giả: Lê Minh Phượng
Để tuyển dụng hiệu quả, các nhà tuyển dụng sẽ dựa vào nhiều chỉ số đánh giá con người. Một trong những chỉ số điển hình nhất được đưa ra làm tiêu chí đó là IQ. Ngày nay chỉ số EQ được đề cao hơn IQ. Vì sao lại như vậy? Hãy cùng Băng Tâm tìm hiểu cụ thể chỉ số EQ là gì mà được “trọng dụng” đến thế?
1. EQ là gì?
EQ được viết tắt bởi từ tiếng Anh Emotional Quotient, nói tới chỉ số thông minh cảm xúc có trong một con người. Mỗi một con người sẽ được đánh giá thông qua nhiều chỉ số, nếu IQ giúp đánh giá chỉ số thông minh trí tuệ, AQ đánh giá chỉ số vượt khó, PC đánh giá chỉ số say mê,... thì EQ sẽ phụ trách đánh giá chỉ số cảm xúc của con người.
Khi sử dụng chỉ số EQ, người ta sẽ đo lường được sự sáng tạo, trí tưởng tượng bên trong một cá thể. Từ thấp đến cao, trí tưởng tượng, sáng tạo sẽ dần thay đổi. Do đó, với một người có chỉ số EQ cao cũng có nghĩa rằng họ có được một khả năng tuyệt vời trong vấn đề đánh giá, nhận biết bản chất sâu xa của vấn đề cũng như khả năng điều tiết cảm xúc của chính mình hay những người khác cực kỳ tốt.
Bạn có thấy những đặc điểm này chính là phong thái của các nhà lãnh đạo? Đúng vậy, những nhà lãnh đạo thường có chỉ số EQ rất cao và những người có chỉ số này cao thường “có số” trở thành lãnh đạo giỏi. Đó cũng là lý do vì sao người ta thường nói chỉ số EQ chính là yếu tố quan trọng giúp đem lại sự thành công cho một con người trong cả cuộc đời lẫn sự nghiệp.
Trong rất nhiều cuộc thi. cuộc tuyển chọn, chẳng hạn như trong tuyển dụng nhân sự, các nhà tuyển dụng thường đánh giá ứng viên thông qua bài test EQ giống như thực hiện với việc đánh giá chỉ số thông minh IQ vậy.
Cây bút Bressert đã công bố một kết quả nghiên cứu trong cuốn What is Emotional Intelligence như thế này: Nếu chỉ có IQ thì không đủ, cần có thêm cả EQ nữa. Trong thực tế đã chứng minh, bên trong công thức của sự thành công chỉ có 10% thuộc về chỉ số IQ - chỉ số mà trước nay con người đều đánh giá rất cao hơn mọi yếu tố khác, nếu có thể thì nó chỉ đạt đến ngưỡng cao nhất là 25% mà thôi. Số phần trăm còn lại phụ thuộc vào các yếu tố khác nữa, bao gồm cả chỉ số EQ.
Xem thêm: Chỉ số IQ là gì? Những điều bạn cần biết về chỉ số IQ
2. 5 yếu tố bên trong chỉ số EQ
Để đánh giá đúng chỉ số cảm xúc EQ, người ta dựa vào 5 yếu tố sau đây:
Thứ nhất là khả năng hiểu thấu bản thân. Khả năng này đòi hỏi bạn có kiến thức hiểu biết đối với những trạng thái nội tâm bên trong như nguồn động lực, sở thích hay trực giác.
Thứ hai là khả năng kiểm soát chính mình. Khả năng này cho thấy bạn có thể quản lý được chính con người mình hay không, những cảm xúc, suy nghĩ, những cảm xúc rung động.
Thứ ba là nguồn động lực và ý chí vươn lên. Yếu tố này nói đến xu hướng con người có thể để cảm xúc hỗ trợ, dẫn dắt hành động để đạt đến mục tiêu đã đặt ra.
Thứ tư là sự cảm thông. Sự cảm thông đánh giá cho khả năng bạn am hiểu cảm xúc của người người đến đâu, có hiểu được sự quan tâm và nhu cầu của họ?
Thứ năm là đánh giá qua kỹ năng xã hội của con người. Một người có chỉ số EQ cao thì họ sẽ có khả năng gợi được những phản ứng của người khác để giúp cuộc giao tiếp đạt được thành công như mong đợi.
Với những thông tin hiểu biết về chỉ số EQ là gì, bạn hoàn toàn có thể ứng dụng việc test chỉ số này trong tuyển dụng. Vậy lý do nào được cho là quan trọng để các nhà tuyển dụng nên sử dụng các bài test EQ trong quá trình sàng lọc ứng viên?
Xem thêm: Việc làm nhân sự
3. Nhà tuyển dụng nên sử dụng EQ trong tuyển dụng - lý do là gì?
Chỉ số EQ cho thấy con người sẽ có được rất nhiều khả năng tuyệt vời, có thể phục vụ cho công việc và làm cho ứng viên có thể thích nghi tốt với mọi môi trường và điều kiện việc làm. Liệu chỉ có như vậy đã đủ lý do để nhà tuyển dụng dựa vào chỉ số này để đánh giá ứng viên? Câu trả lời sẽ được làm rõ hơn nữa qua nội dung bên dưới.
Thứ nhất, nhà tuyển dụng nên chọn người có EQ cao vì họ là người lạc quan. Tất nhiên trong công việc, không có vị trí nào nhàn hạ nếu không muốn nói rằng đa phần sẽ khiến người lao động phải chịu nhiều áp lực. Nhưng không phải ai cũng có đủ ý chí để vượt qua những thách thức đó để hoàn thành tốt công việc được giao.
Một trong số những đối tượng tiềm năng luôn dễ dàng vượt qua được mọi khó khăn mà công việc mang đến đó chính là những người có chỉ số EQ tốt vì chỉ số này đem đến cho họ tinh thần lạc quan. Họ thường không có thói quen than vãn khi phải đối diện với khó khăn, thay vì thế, họ dành nhiều công sức hơn để có thể tháo gỡ vấn đề và tìm ra hướng đi tốt nhất.
Thứ hai, chỉ số EQ càng cao thì khả năng gỡ bỏ mọi mâu thuẫn càng tốt. Bởi lẽ, chỉ số này cho phép họ kiểm soát tốt cảm xúc của chính mình. Họ biết rõ những cảm xúc tiêu cực cũng như sự thù hằn sẽ chẳng tốt cho sự tập trung vào công việc. Những người này thường không để bụng, thù ghét đối với người khiển trách hay phê bình họ mà sẽ tập trung vào vấn đề bị nhắc nhở để hoàn thiện bản thân.
Xem thêm: Thực trạng tuyển dụng nhân sự ở Việt Nam, vấn đề không phải ai cũng biết.
Thứ ba, khả năng tạo động lực tốt là đặc điểm của những người có EQ cao. Trong tâm lý của họ thường là ý thức tự khuyến khích và động viên bản thân mình vượt qua khó khăn trước mắt hay nỗ lực chinh phục một mục tiêu nào đó. Họ có xu hướng vươn lên để phát triển bản thân ở các đỉnh cao hơn. Những khó khăn luôn bủa vây trong cuộc sống, nhất là trong công việc nhưng điều đó không khiến cho họ nản chí.
Thứ tư, năng suất làm việc cao hơn là những giá trị mà người có EQ cao được hưởng. Đã có nhiều cuộc nghiên cứu về các khả năng đến từ EQ và đều đi đến khẳng định chỉ số nó quan trọng gấp đôi kiến thức chuyên môn bạn học được. Các nhà khoa học công nhận có 5/6 yếu tố thuộc về trí thông minh cảm xúc EQ, giúp con người làm việc hiệu quả, chỉ có một năng lực thuộc về trí thông minh trí tuệ.
Lý do thứ 5 nói cho nhà tuyển dụng biết rằng họ nên chọn người có EQ cao đó là vì tinh thần trách nhiệm. Những người này luôn sẵn sàng làm việc và chịu trách nhiệm với những gì họ tạo ra hay được giao phụ trách. Trong công việc, họ không đổ lỗi cho bất cứ ai mà sẽ đối diện với sai sót của mình, hướng tới việc khắc phục hậu quả.
Với những lý do trên, chắc chắn doanh nghiệp phải tận dụng việc đưa chỉ số EQ vào làm tiêu chí tuyển dụng. Đi đầu trong công tác này chính là các tập đoàn lớn trên thế giới. Họ bắt đầu áp dụng trong chính nội bộ nhân viên của mình và nhân rộng ra trong quy trình tuyển dụng. Thế mới thấy việc tìm hiểu EQ là gì rất cần thiết để giúp cho doanh nghiệp có được những nhân tài.