Thế nào là chiến lược kinh doanh quốc tế? Vai trò thể hiện ra sao?

Tác giả: Cát Tường

Kinh tế Thế giới hiện nay đang phát triển mạnh mẽ theo xu hướng toàn cầu hóa. Các doanh nghiệp nghiệp kể cả với quy mô nhỏ cũng thể hiện mong muốn được hội nhập, vượt ra khỏi biên giới Việt Nam để đưa các hoạt động kinh doanh của mình ra nước ngoài. Để thực hiện được tốt nhất nhiệm vụ này, các doanh nghiệp sẽ cần phải chuẩn bị thật kỹ các chiến lược kinh doanh quốc tế. Vậy câu hỏi được đặt ra là chiến lược kinh doanh quốc tế là gì? Hôm nay, hãy cùng work247.vn khám phám câu trả lời.

1. Cái nhìn toàn diện về chiến lược kinh doanh quốc tế

1.1. Chiến lược kinh doanh quốc tế được hiểu là gì?

Chiến lược kinh doanh quốc tế hay còn được biết đến với tên gọi tiếng anh là International business strategy. Có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về thuật ngữ này được đưa ra. Nhưng trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn định nghĩa tổng quan, dễ hiểu nhất. Theo đó, chiến lược kinh doanh quốc tế sẽ được hiểu là một tập hợp chung bào gồm mục tiêu, kế hoạch, chính sách, giải pháp và sự lựa chọn từng đơn vị kinh doanh trong bản chiến lược theo một thể thống nhất nhằm thực hiện, triển khai và đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra khi tiến vào thị trường quốc tế.

Chiến lược kinh doanh quốc tế được hiểu là gì?

Một bản chiến lược kinh doanh quốc tế sẽ nằm trong bản chiến lược tổng thế của cả doanh nghiệp. Các mục tiêu, nhiệm vụ được đặt ra trong bản chiến lược này thường được xác định là mục tiêu dài hạn. Như vậy, ta có thể thấy, khi bản chiến lược kinh doanh quốc tế được đề cập chung trong bản kinh doanh tổng thể thì điều đó có nghĩa là hiện tại doanh nghiệp đang thực hiện, triển khai công việc kinh doanh của mình tại nhiều thị trường khác nhau. Các mục tiêu, cách thức thực hiện trong bản chiến lược đều được vạch ra rõ ràng nhằm cụ thể hóa từng bước thực hiện, từ đó, mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ ở trong nước mà còn vươn ra nhiều quốc gia khác trên Thế giới. 

Mục đích thường được hướng tới nhiều nhất trong các bản chiến lược kinh doanh quốc tế chính là đẩy mạnh các hoạt động chuyển giao kinh doanh, xây dựng các kênh phân phối vận chuyển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp tại thị trường nước ngoài. Từ đó, doanh nghiệp có thể tạo ra cho mình một chỗ đứng, giành một phần trong “miếng bánh” tại các thị trường nước ngoài, nơi mà các doanh nghiệp bản xứ không đủ nguồn cung về các sản phẩm, dịch vụ cùng ngành với công ty chúng ta.

Trong chiến lược phát triển bền vững của nhiều doanh nghiệp thì chiến lược kinh doanh quốc tế được coi là một mảnh ghép không thể thiếu, nó góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững, đưa hoạt động kinh doanh hiện tại phát triển lên một tầm cao mới. 

Xem thêm: Chiến lược kinh doanh là gì? Công cụ thành công trên mọi mặt trận

1.2. Vai trò của chiến lược kinh doanh quốc tế

Vậy chiến lược kinh doanh quốc tế có vai trò như thế nào? Mặc dù chỉ thuộc một phần trong bản kế hoạch kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp nhưng chiến lược kinh doanh quốc tế vẫn luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc định hướng, dẫn dắt các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi muốn thâm nhập vào các thị trường nước ngoài. Từng bước thực hiện thâm nhập vào thị trường mới ra sao, mục tiêu mỗi bước là gì, cách triển khai sẽ như nào và những đơn vị nào sẽ đứng ra chịu trách nhiệm thực hiện các mục tiêu đó đều được đề cập kĩ lưỡng, lên kế hoạch chi tiết trong bản chiến lược kinh doanh quốc tế. Vậy nên, vai trò đầu tiên có thể kể đến ở đây của chiến lược kinh doanh quốc tế chính là sự điều hướng, dẫn dắt cho các hoạt động của doanh nghiệp.

Vai trò của chiến lược kinh doanh quốc tế

Vai trò to lớn thứ hai chính là giúp doanh nghiệp nhận ra và khai thác triệt để các cơ hội kinh doanh. Trong bản chiến lược kinh doanh quốc tế chắc chắn sẽ luôn có những phần thông tin về thị trường quốc tế mà doanh nghiệp muốn gia nhập và tổ chức các hoạt động kinh doanh. Các thông tin này thường được nghiên cứu kĩ lưỡng từ trước sau đó được phân tích và đưa vào trong bản kế hoạch và đề ra các phương hướng, cơ hội triển khai. Từ đó, các hoạt động kinh doanh tại thị trường nước ngoài của doanh nghiệp luôn trong trạng thái được khai thác triệt để, chi tiết từng nhiệm vụ và đảm bảo không bỏ lỡ cơ hội nào. 

Các bản chiến lược kinh doanh quốc tế còn góp phần nâng cao được hiệu quả đầu tư, khẳng định, nâng cao vị thế, thương hiệu của doanh nghiệp tại thị trường quốc tế mà công ty hướng đến.

Vai trò của chiến lược kinh doanh quốc tế

 Ngoài vai trò định hướng, giúp doanh nghiệp khai thác triệt để các cơ hội và nâng cao được vị thế, tầm ảnh hưởng của mình thì các bản chiến lược kinh doanh quốc tế còn là cơ sở, tiền đề để các hoạt động kinh doanh, chiến lược ở các giai đoạn sau đó của sản phẩm có thể bám vào và duy trì được kế hoạch phát triển bền vững, dài lâu.

Vai trò đánh giá các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay trở thành một công cụ giúp đo lường, quản lý, sắp xếp và thực hiện phân bổ nguồn lực cũng được thể hiện rất tốt thông qua các bản chiến lược kinh doanh quốc tế. 

Và cuối cùng, bản chiến lược kinh doanh quốc tế còn đóng vai trò, làm cơ sở giúp cho doanh nghiệp trong việc khai thác các tiềm năng của mình khi hoạt động tại các thị trường nước ngoài. 

1.3. 5 yếu tố cấu thành chiến lược kinh doanh quốc tế

Khi nhắc về chiến lược kinh doanh quốc tế, ngoài việc quan tâm đến khái niệm, vai trò của nó thì người ta cũng thường hay nhắc đến các yếu tố cấu thành. Không phải bản chiến lược kinh doanh quốc tế nào khi được sử dụng để triển khai trong thực tế cũng đem lại các hiệu quả thành công. Điều này có thể được lý giải bởi các bản chiến lược này chưa thực sự được xây dựng, lên kế hoạch với những yếu tố cấu thành cần thiết, chưa kể đến việc các yếu tố trong bản chiến lược này cần phải có sự liên kết, thống nhất với nhau.

5 yếu tố cấu thành chiến lược kinh doanh quốc tế

Sẽ có 5 yếu tố cấu thành quan trọng của một bản chiến lược kinh doanh quốc tế mà nhà hoạch định chiến lược nào cũng đều phải nhớ. Đó chính là: 

- Xác định kĩ lưỡng, rõ ràng và chính xác các mục tiêu trong bản chiến lược kinh doanh quốc tế. 

- Làm rõ, chỉ ra được các lợi thế cạnh tranh mà doanh nghiệp có thể thực hiện so với các đối thủ cạnh tranh địa phương khi triển khai các hoạt động kinh doanh tại nước ngoài. 

- Xác định phạm vi của các chiến lược kinh doanh quốc tế một cách cụ thể. 

- Phân tích, lên kế hoạch cụ thể cho từng bước hoạt động trong bản chiến lược.

- Xác định các năng lực cốt lõi.  

2. 4 loại chiến lược kinh doanh quốc tế thường gặp

Môi trường cạnh tranh quốc tế rõ ràng là sẽ có những sự khác nhau, không có thị trường nào là giống với thị trường nào. Chính vì vậy, doanh nghiệp sẽ phải xem xét kĩ lưỡng về thị trường quốc tế mà mình sắp ra nhập và lựa chọn, xây dựng lên một bản chiến lược kinh doanh quốc tế phù hợp với từng loại thị trường. 

Thông thường, chiến lược kinh doanh quốc tế sẽ được phân thành 4 loại khác nhau.

4 loại chiến lược kinh doanh quốc tế thường gặp

2.1. Chiến lược kinh doanh quốc tế đa quốc gia

Loại chiến lược này được hiểu là cách mà doanh nghiệp sẽ xây dựng chi tiết, cụ thể bản chiến lược cũng như các hoạt động riêng biệt cho từng thị trường mà mình định sẽ tổ chức hoạt động kinh doanh. Thường thấy rằng các doanh nghiệp sẽ thành lập một số các công ty con để đảm nhận nhiệm hoặc đơn giản hơn là lựa chọn liên minh, cùng kinh doanh với một số doanh nghiệp khác. 

2.2. Chiến lược kinh doanh quốc tế

Chiến lược này được lập ra với nhiệm vụ chủ chốt thường là để xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ra các thị trường nước ngoài mà doanh nghiệp hướng tới hoặc thực hiện ngược lại là nhập khẩu các hàng hóa dịch vụ tại nước ngoài về nước. Hầu hết các doanh nghiệp khi lựa chọn thực hiện chiến lược này sẽ đề xây dựng chủ sở của mình tại thị trường quốc tế mà doanh nghiệp lựa chọn tổ chức hoạt động kinh doanh. 

Xem thêm: Đơn vị kinh doanh chiến lược là gì và kiến thức hữu ích dành cho bạn

2.3. Chiến lược kinh doanh toàn cầu

Chiến lược kinh doanh toàn cầu đề cập đến việc các doanh nghiệp này sẽ cung cấp, phân phối và bán các sản phẩm của mình đến mọi nơi trên khắp thế giới nhằm thực hiện được mục đích mang về nguồn lợi nhuận và doanh thu tối đa.

Chiến lược kinh doanh toàn cầu

2.4. Chiến lược kinh doanh xuyên quốc gia

Các doanh nghiệp lựa chọn thực hiện chiến lược kinh doanh xuyên quốc gia sẽ thường đặt ra hai mục tiêu chính đó là đáp ứng ở mức tối đa nhu cầu của khách hàng ở thị trường địa phương và đồng thời cố gắng nâng cao doanh thu của doanh nghiệp từ các thị trường nước ngoài. 

Trên đây là bài viết mà work247 muốn gửi đến bạn nhằm mục đích giúp bạn giải đáp các thắc mắc về chiến lược kinh doanh quốc tế là gì? Hy vọng bài viết sẽ thực sự hữu ích với bạn đọc. Chúc bạn một ngày mới thật vui vẻ, thuận lợi.