Chứng thư thẩm định giá là gì và những điều cần biết?

Tác giả: Phạm Hồng Ánh 22-08-2024

Trên thực tế ngày nay, để tiến hành thẩm định giá các loại tài sản thì điều đầu tiên các cơ quan, tổ chức phải làm đó chính là lập chứng thư thẩm định giá. Vậy, chứng thư thẩm định giá được hiểu là gì? Những điều cần biết về chứng thư thẩm định giá? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để work247.vn giải đáp các thắc mắc về vấn đề này.

 

1. Chứng thư thẩm định giá là gì? 

Chứng thư thẩm định giá là một dạng văn bản được doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá ban hành để thông báo cho các cá nhân hoặc các bên liên quan về giá trị của tài sản được thẩm định.

Chứng thư thẩm định giá là gì? 

Theo Luật Giá thì chứng thư thẩm định giá sẽ bao gồm những nội dung sau đây:

- Tên công ty phát hành

- Số hợp đồng thẩm định giá 

- Số chứng thư

- Thông tin của khách hàng thẩm định giá

- Thông tin về tài sản thẩm định giá (tên tài sản, chủng loại tài sản, đặc điểm pháp lý)

- Địa chỉ thẩm định giá

- Mục đích và thời điểm thẩm định giá

- Cơ sở thẩm định giá

- Căn cứ pháp lý và phương pháp thẩm định

- Kết quả thẩm định giá

Chứng thư thẩm định giá là gì? 

- Những điều khoản loại trừ kết quả thẩm định giá

- Hạn chế của kết quả thẩm định giá

- Kết quả thẩm định giá 

- Họ tên, chữ ký của thẩm định viên và họ tên của người đại diện doanh nghiệp

- Thời gian hiệu lực của kết quả thẩm định

- Phụ lục kèm theo

Chứng thư thẩm định có vai trò chủ yếu là thông báo đến cho các cá nhân và các bên liên quan của các chủ doanh nghiệp hay tổ chức thẩm định giá biết về các kết quả báo cáo thẩm định giá.

2. Phân biệt chứng thư thẩm định và báo cáo kết quả thẩm định giá

Để có thể phân biệt được chứng thư thẩm định giá và báo cáo kết quả thẩm định giá thì trước hết chúng ta cần phải hiểu về báo cáo kết quả thẩm định giá là gì.

Báo cáo thẩm định giá là văn bản do doanh nghiệp thẩm định giá lập. Trong đó, các quá trình, ý kiến và ý kiến của doanh nghiệp thẩm định giá về giá trị tài sản được thẩm định để các cá nhân và các bên liên quan ghi trong hợp đồng thẩm định giá.

 Phân biệt chứng thư thẩm định và báo cáo kết quả thẩm định giá

Giống nhau: Nhìn chung, chứng thư thẩm định và báo cáo kết quả thẩm định giá đều tồn tại dưới hình thức là do doanh nghiệp lập.

Khác nhau: 

- Nội dung: Chứng thư thẩm giá là những nội dung cơ bản của báo cáo kết quả thẩm định giá. Còn báo cáo kết quả thẩm định giá cần nêu rõ quá trình thẩm định giá, kết quả thẩm định giá và ý kiến của doanh nghiệp thẩm định giá về giá trị của tài sản được thẩm định. Vì vậy, chứng thư thẩm định giá phụ thuộc vào nội dung của báo cáo kết quả thẩm định giá.

- Mục đích: Chứng thư thẩm định giá mục đích là thông báo cho cá nhân khách hàng và các bên liên quan của chủ doanh nghiệp thẩm định giá biết về kết quả của báo cáo kết quả thẩm định giá.Còn báo cáo kết quả thẩm định giá được sử dụng để làm căn cứ để khách hàng và các bên liên quan thực hiện theo mục đích ghi đã trong hợp đồng thẩm định giá. Chứng thư thẩm định giá lại có mục đích chủ yếu là thông báo cho khách hàng khách hàng và các bên liên quan của chủ doanh nghiệp thẩm định giá biết về kết quả của báo cáo kết quả thẩm định giá.

3. Giá trị pháp lý chứng thư thẩm định giá

Chứng thư thẩm định giá được sử dụng để làm một trong những căn cứ quan trọng cho các cơ quan, doanh nghiệp hay cá nhân có quyền sở hữu tài sản. 

Giá trị pháp lý chứng thư thẩm định giá

Khi sử dụng kết quả thẩm định giá phải cần tuân thủ đúng như những mục đích đã được nêu ra ở trong hợp đồng thẩm định hay trong các văn bản yêu cầu thẩm định giá của các cơ quan nhà nước.

Phần kết quả thẩm định giá chỉ được sử dụng trong khoản thời gian nhất định đã được ghi trong báo cáo của kết quả thẩm định. 

4. Thời gian hiệu lực của chứng thư thẩm định giá

Theo như thông tư của Bộ tài chính, thời gian hiệu lực của chứng thư thẩm định giá được quy định như sau: 

- Thời điểm của chứng thư thẩm định giá có hiệu lực cũng chính là ngày ban hành chứng thư thẩm định giá.

- Thời gian có hiệu lực hiệu lực của kết quả thẩm định giá được xác định trên cơ sở về mặt pháp lý của tài sản thẩm định. Các biến động về pháp lý liên quan ddeens tài sản thẩm định không được vượt quá 6 tháng kể từ ngày chứng thư thẩm định chính thức có hiệu lực.

5. Quy trình thẩm định giá trong chứng thư thẩm định giá

Trong chứng thư thẩm định giá gửi cho khách hàng bao gồm cả báo cáo kết quả thẩm định giá. Vậy bạn đã biết quy trình thẩm định giá diễn ra như thế nào chưa? Đối với quy trình thẩm định giá sẽ bao gồm những bước bắt buộc sau:

Bước 1: Xác định về tài sản thẩm định và định giá thị trường

Để xác định được tổng quát về tài sản cần thẩm định thì phần nội dung xác định thẩm định giá sẽ bao gồm những nội dung như sau:

- Xác định về các mặt của tài sản được thẩm định như cơ sở pháp lý có ảnh hưởng đến giá trị tài sản thẩm định giá tại thời điểm đang định giá hay không. Nếu như trong quá trình xác định những cơ sở pháp lý này có xảy ra những hạn chế bất cập nào đó thì phải cần được chi tiết hóa trong báo cáo kết quả thẩm định giá. 

- Xác định đối tượng được sử dụng kết quả thẩm định. Đối tượng thẩm định giá ở đây là các cá nhân thẩm định hoặc các bên liên quan sử dụng kết quả thẩm định.

- Xác định những mục đích, giá thẩm định và cơ sở thẩm định giá.

Quy trình thẩm định giá trong chứng thư thẩm định giá

Bước 2: Tiến hành lập kế hoạch thẩm định giá.

Phần lập kế hoạch thẩm định sẽ cần bao gồm những yếu tố như sau:

- Yêu cầu, mục tiêu và nội dung công việc kế hoạch thẩm định.

- Những phương thức để tiến hành thẩm định giá.

- Các tài liệu quan trọng cần thu thập, tài sản thẩm định giá.

- Lập kế hoạch phát triển để đảm bảo nguồn tài liệu được kiểm chứng rõ ràng như: Tìm hiểu về hồ sơ, các tài liệu liên quan đến tài sản cần thẩm định.

- Tiến hành xây dựng tiến độ thực hiện kế hoạch, phân tích dữ liệu và xác định các trình tự thực hiện.

- Tổ chức thực hiện, phân bổ các nguồn lực như: phân công thẩm định viên, kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định.

Bước 3: Thu thập thông tin, khảo sát thực tiễn

- Thông tin thu thập bao gồm: những thông tin cá nhân khách hàng, thông tin của các cuộc khảo sát thực tiễn, các giao dịch mua bán tài sản…

Quy trình thẩm định giá trong chứng thư thẩm định giá diễn ra như thế nào?

Bước 4: Tiến hành phân tích thông tin

- Phân tích tài sản: Phân tích thông tinh về những đặc điểm của tài sản như: Cơ chế pháp lý, kinh tế..

- Phân tích thị trường của tài sản thẩm định: Những sự thay đổi về chính sách, sự thay đổi của nền công nghệ-khoa học.

Bước 5: Xác định giá trị tài sản

Dựa vào các tiêu chuẩn thẩm định do Bộ Tài chính đưa ra thẩm định viên sẽ là người lựa chọn phương pháp để định giá phù hợp với mục đích của cuộc thẩm định.

Bước 6: Lập báo cáo kết quả thẩm định giá

Sau khi đã xác định được giá trị của tài sản cần thẩm định giá thì sẽ cần phải lập kết quả chi tiết về kết quả của cuộc thẩm định. Tiếp đó sẽ chứng thư thẩm định giá cho cá nhân tham gia

Như vậy, qua bài viết này đã diễn chia sẻ cho bạn những nội dung cần biết và khái niệm của chứng thư thẩm định giá một cách chi tiết nhất.