COA là gì? Lý do doanh nghiệp và người tiêu dùng cần đến COA?
Tác giả: Hằng Lê 30-03-2024
Bạn biết không, ngày nay các doanh nghiệp rất cần một loại giấy chứng nhận có tên là COA để phân tích cũng như xác minh rõ nguồn gốc, thành phần, thuộc tính của sản phẩm họ kinh doanh. Người tiêu dùng thì xem loại chứng nhận đó như một tờ giấy đảm bảo rõ ràng xuất xứ, độ an toàn và tin cậy của hàng hóa họ tiêu dùng. Nếu bạn vẫn đang thắc mắc về COA là gì thì sau đây hãy cùng tôi đi tìm hiểu và nghiên cứu xem ý nghĩa của cụm từ viết tắt này là gì nhé.
1. COA là gì? Vì sao lại có thuật ngữ COA?
COA hay là CA là một thuật ngữ rất được các nhà sản xuất, các doanh nghiệp, những người bán hàng và mua hàng đặc biệt quan tâm đến.
COA là một từ viết tắt của Certificate Of Analysis được dịch ra là giấy chứng nhận phân tích. Bảng phân tích thành phần sản phẩm COA được dùng để xác nhận xem hàng hóa xuất khẩu đã đáp ứng được các thông số nhất định hay không. Các thông số trong COA bao gồm các thành phần như độ ẩm, độ chua,…là các thành phần có tính chất hóa lý của sản phẩm.
COA là một tài liệu được người ban cung cấp về thuộc tính cũng như thành phần của sản phẩm vậy nên nó có tên gọi là giấy chứng nhận phân tích.
Ngoài ra khi tìm kiếm từ khóa COA cũng sẽ ra những kết quả khác như Certificate of authenticity, Canadian Osteopathic Association, Change of address,…
2. Ý nghĩa của giấy chứng nhận phân tích COA là gì?
-COA là một dạng tài liệu dùng để xác nhận xem sản phẩm đã được xét nghiệm hay chưa và kết quả cụ thể ra sao.
-Giấy chứng nhận COA sẽ giúp người tiêu dùng nhận biết được sản phẩm họ đang quan tâm là gì? Cũng đồng thời giúp người bán sản phẩm đơn giản trong quá trình theo dõi và kiểm tra chất lượng tiêu chuẩn sản phẩm mình bán ra.
-COA là giấy chứng nhận có thể được nhà nhập khẩu yêu cầu hoặc theo như quy định mà chính phủ của nước nhập khảu và hải quan xuất nhập khẩu đưa ra.
-COA tạo niềm tin với nhà cung cấp thông qua quá trình cùng kết quả kiểm nghiệm, giúp cho người mua hàng có thể yên tâm hơn khi có ý định mua sản phẩm đắt tiền từ nhà cung cấp.
-Với những sản phẩm lần đầu tiên được xuất khẩu đi hoặc nhập khẩu vào trong nước thì luôn được các cơ quản chức năng quản lý nhà nước kiểm tra để đối chiếu tiêu chuẩn của sản phẩm đó có đủ yêu cầu lưu hành trên thị trường hay không đều dựa vào giấy chứng nhận phân tích COA.
-Chúng ta cũng có thể xác minh mã hàng hóa trong giấy tờ kê khai nhập khẩu để áp dụng mã thuế chính xác.
Qua thông tin trên bước đầu chúng ta cũng đã hiểu ý nghĩa của COA là gì rồi. Cụ thể ra sao xin mời độc giả đọc tiếp nội dung bên dưới.
Việc làm xuất nhập khẩu tại Hà Nội
3. Nội dung của COA là gì?
Nhìn vào bảng COA chúng ta có thể thấy những con số biểu thị cho từng ý nghĩa khác nhau.
-Hạn sử dụng/ngày thử lại :
+Hạn sử dụng cho biết sản phẩm đã được thiết lập và xác định bằng các nghiên cứu ổn định trong khoảng thời gian thực tế. Hạn sử dụng hay còn gọi là ngày hết hạn biểu thị thời hạn sử dụng của sản phẩm.
+Ngày thử lại được hiểu là ngày bạn cần mang hóa chất đó đi phân tích lại. Qua phân tích, mức độ thay đổi của hóa chất từ thời điểm sản xuất đến ngày phải kiểm tra lại sẽ được đánh giá. Các giá trị phía sau sẽ cho biết sự ảnh hưởng và đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình lưu trữ hóa chất.
-Độ tinh khiết của dung dịch: trong quá trình sản xuất sản phẩm, các phương pháp kiểm soát mở rộng được sử dụng nhằm đảm bảo cho hóa chất không bị giảm đi chất lượng hoặc bị nhiễm bẩn. Xác minh quá trình phân tích độ tinh khiết ở mức tuyệt đối của dung dịch được cấp.
-Nồng độ của dung dịch: bảng COA cũng sẽ cung cấp cụ thể các tiêu chuẩn được sử dụng để phát triển giá trị giám sát (bao gồm sai số, hệ số bao phủ, khoảng tin cậy, các quá trình hoặc các bước được kết hợp trong giá trị sai số).
-Xác minh quá trình phân tích nồng độ: Bằng việc so sánh nồng độ chuẩn bị khối lượng đã được xác minh phân tích với dung dịch đạt chuẩn đã được chuẩn bị độc lập. Tính đồng nhất giữa các lô được thể hiện thông qua phân tích với số lô trước đó (nếu có). Tính đồng nhất giữa các mẫu sẽ đảm bảo sự nhất quá trong phục hồi. Kết quả này được thể hiện qua quá trình phân tích các mẫu lấy từ lô sản phẩm. Tiêu chí chấp nhận sự kết hợp các biến đổi của phân tích.
-Chứng nhận nguồn gốc: về việc sản xuất tiêu chuẩn cần được nhà sản xuất và nhà cung cấp ghi chép đầy đủ chính xác. Phải ghi chép lại tất cả các thiết bị được dùng để cung cấp truy xuất nguồn gốc.
-Cách thức thử nghiệm tiêu chuẩn
-Để thử nghiệm cho sản phẩm hiệu chuẩn cần có phương thức chuẩn bị độc lập với dữ liệu hiệu chuẩn sản phẩm hiệu chuẩn.
Việc làm thẩm định - giám định - quản lý chất lượng
4. COA có những quy định cơ bản nào?
-Giấy chứng nhận COA phải được cấp từ các trung tâm kiểm nghiệm độc lập, có phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025 hoặc ở tại phòng thí nghiệm của quốc gia xuất khẩu.
-Qúa trình phân tích có thể được thực hiện ở nhà máy hoặc nhà kho chứa hàng của nhà xuất khẩu hoặc tại địa điểm được vận chuyển quốc tế.
-Việc phân tích sản phẩm thông thường được thực hiện trên các mẫu đại diện trong tổng số hàng bán ra trên thị trường.
-Nguyên tắc khi thực hiện quá trình phân tích sản phẩm phải đảm bảo các quy trình sau:
+Tiếp nhận mẫu sản phẩm cần kiểm nghiệm
+Quản lý mẫu đó
+Kiểm tra
+Báo cáo kết quả sau khi đã kiểm tra hoàn tất
5. Tại sao một sản phẩm chất lượng cần có bảng phân tích COA?
Ngày nay khi thị trường phát triển, các loại hàng hóa đa dạng chủng loại mẫu mã thành phần ra đời, người tiêu dùng rất khó khăn khi lựa chọn cho mình và gia đình một sản phẩm uy tín chất lượng đảm bảo an toàn sức khỏe. Từ mỹ phẩm, thực phẩm, gia vị, các loại hóa chất trong sinh hoạt hằng ngày đều có vô vàn các thành phần tạo nên chúng. Người dùng không thể có đủ lượng kiến thức và thông tin về loại sản phẩm đó vậy nên sản phẩm cần phải có giấy chứng nhận phân tích COA để giúp họ phân tích chính xác thành phần, nồng độ, độ chua, độ ẩm, hạn sử dụng của sản phẩm. Dựa vào đó người sử dụng dễ dàng lựa chọn cho mình loại sản phẩm tốt nhất, ít nguy hại cho sức khỏe nhất.
Thêm vào đó các doanh nghiệp nhờ vào giấy chứng nhận phân tích COA có thể hiểu và nắm rõ về nguồn gốc xuất xứ, thành phần, thuộc tính của sản phẩm khi nhập khẩu hàng hóa.
Việc làm xuất nhập khẩu tại Hồ Chí Minh
6. Gợi ý các trung tâm kiểm nghiệm cấp giấy chứng nhận phân tích COA tại Việt Nam
Bạn biết không để được cấp giấy chứng nhận COA cho sản phẩm bạn đang sản xuất hoặc kinh doanh, bạn không cần phải quá lo lắng nếu sản phẩm của bạn đạt chất lượng yêu cầu. Điều bạn cần làm đó là chỉ việc mang san phẩm của mình đến kiểm nghiệm ở tại trung tâm có đủ thẩm quyền.
Dưới đây sẽ là một số gợi ý các cơ sở có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận COA mà bạn có thể tham khảo:
-Viện Y tế cộng đồng
-Trung tâm phân tích và thử nghiệm 2 Vinacontrol (TP Hồ Chí Minh)
-Phòng kiểm nghiệm của công ty TNHH MTV Khoa học Công nghệ hoàn vũ
-Trung tâm chất lượng Nông-Lâm-Thủy
-Phòng kiểm nghiệm của công ty TNHH EUROFINS Sắc Ký Hải Đăng
Ngoài các trung tâm kể trên bạn cũng có thể đến những địa chỉ uy tín đã được nhà nước cấp phép đủ tiêu chuẩn cho việc cấp giấy chứng nhận COA.
Các trung tâm cơ sở kiểm nghiệm độc lập được phép cung cấp giấy chứng nhận COA là những địa chỉ có đủ tiêu chuẩn và có phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025, yêu cầu có thể đến từ người xuất khẩu hoặc nơi nhập khẩu hàng hóa yêu cầu và chỉ định. Cũng với phòng thí nghiệm thuộc nước xuất khẩu, doanh nghiệp có thể được cung cấp giấy chứng nhận COA.
Một số doanh nghiệp đặt ra câu hỏi việc phân tích và lấy mẫu của sản phẩm COA là gì? Câu trả lời là giấy chứng nhận phân tích COA có thể được thực hiện trên các mẫu đại diện dựa vào tổng số hàng hóa bán ra. Coa cũng có thể được phân tích và thực hiện bên trong các khó hàng hoặc nhà máy của doanh nghiệp xuất khẩu hoặc nơi vận chuyển tùy theo mong muốn đã được thỏa thuận của cả 2 bên.
Với những thông tin cơ bản và tiêu biểu trên hy vọng độc giả có thể hiểu được nội dung ý nghĩa của các con số được biểu thị trên giấy chứng nhận phân tích COA là gì và có được cho mình vốn kiến thức hữu ích này để sử dụng sản phẩm hiệu quả nhất. Hãy cùng theo dõi chuyên mục Cẩm nang tìm việc của Timviec365 để có thêm cho mình nhiều thông tin hấp hẫn có ích bạn nhé.