Công nhân là gì? Những điều cần biết về ngành nghề công nhân

Tác giả: Đới Thanh Nga 21-03-2024

Công nhân là một cụm từ khá quen thuộc đối với chúng ta. Vậy thực chất công nhân là gì? Có những vấn đề gì cần lưu ý xung quanh ngành nghề này?

Việc Làm Công Nhân

Khi đất nước đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các khu công nghiệp, nhà máy phát triển vô cùng mạnh mẽ, nhu cầu tuyển công nhân tăng cao rõ rệt. Vậy công nhân là gì? Công nhân làm việc tại đâu?Khi làm công nhân, các bạn sẽ được hưởng những quyền lợi gì? Hãy cùng chúng tôi trả lời những câu hỏi về ngành nghề công nhân trong bài viết dưới đây.

1. Trả lời cho câu hỏi công nhân là gì?

Công nhân là một trong những bộ phận không thể thiếu trong các nhà máy sản xuất và trên các công trường xây dựng. Họ là những người trực tiếp làm ra sản phẩm, theo phương pháp thủ công hoặc theo dây chuyền nhà máy.

Công nhân làm việc theo quy định của nước ta là 8h/1 ngày. Tham khảo thêm làm việc bán thời gian là gì? thời gian làm việc trong ngày, cung nhu những công việc phổ biến danh cho những người muốn làm việc bán thời gian.

Công nhân là bộ phận đông đảo nhất tại các nhà máy. Chất lượng công nhân ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm được đưa ra ngoài thị trường, đặc biệt là đối với một số ngành như dệt may, giày da…

2. Nơi làm việc và nơi đào tạo công nhân

2.1. Nơi làm việc của công nhân

Hiện nay, địa điểm làm việc của công nhân được mở rộng hơn trước rất nhiều. Song song với sự phát triển của nhiều ngành nghề, các công ty đều cần có một lượng lớn lao động phổ thông. Những đơn vị cần tuyển dụng số lượng công nhân lớn thường là các ngành : xây dựng, dệt may, giày da, cơ khí, đóng gói thực phẩm.

Công  nhân có thể làm việc trong phân xưởng hoặc ở ngoài công trường. So với trước đây, đời sống của công nhân được các chủ doanh nghiệp quan tâm hơn rất nhiều. Mức lương và các chế độ phúc lợi cũng dần dần được cải thiện. Nhiều nơi đã áp dụng cơ chế làm khoán, để  các công nhân được chi trả mức lương phù hợp nhất với năng lực của mình.

2.2. Công nhân được đào tạo ở đâu?

Đối với một số ngành nghề không yêu cầu cao về kỹ thuật như dệt may, thực phẩm,… công nhân trước khi được nhận vào làm sẽ được đào tạo ngay tại nhà máy. Họ sẽ được vừa học vừa làm để đi tới nâng cao tay nghề. Tuy nhiên, đối với một số ngành yêu cầu cao về kỹ thuật như cơ khí, lắp ráp ô tô, điện, điện tử, trước khi đi làm, công nhân phải trải qua các trung tâm đào tạo nghề.

Tại các trung tâm này, công nhân sẽ được học tập những kiến thức cơ bản cần thiết để có thể đảm bảo được công việc. Mức lương của những công nhân có qua đào tạo sẽ cao hơn so với các công nhân không qua đào tạo. Các bạn có thể tham khảo một số những trung tâm học nghề như: Dạy nghề Bách Khoa, dạy nghề Thanh Xuân,…

3. Những điều cần biết khi làm công nhân

3.1. Quyền lợi của công nhân

So với trước kia, quyền lợi của công nhân được cải thiện hơn trước đây rất nhiều. Trước khi vào làm, các bạn hãy đọc kỹ hợp đồng lao động và hãy chắc chắn rằng, mình sẽ được hưởng những quyền lợi lao động như sau:

·         Thời gian làm việc: Theo quy định, công nhân sẽ có thời gian làm việc trong 1 ngày là 8 tiếng. Trong trường hợp tăng ca, các bạn phải được chi trả lương theo quy định ( Thông thường là 150 % so với lương thông thường)

Bên cạnh công nhân, việc làm cũng có nhu cầu nhân lực rất lớn, với rất nhiều tin tuyển dụng trên Internet đó là làm nhân viên kinh doanh/sale. Tham khảo thông thông tin công việc sale là gì? chi tiết tại work247.vn ba đọc quan tâm nhé.

·         Làm việc trong điều kiện đảm bảo ( Đối với những ngành nghề độc hại như điện tử, công nhân cần phải có chế độ phụ cấp phù hợp)

·         Mức lương: Công nhân khi làm việc phải được chi trả mức lương thấp nhất bằng mức lương tối thiểu vùng theo quy định của nhà nước. Ngoài ra, công nhân phải được đóng bảo hiểm và có ngày nghỉ theo đúng quy định. Trong trường hợp công nhân phải trực đêm, làm đêm, công ty cần phải chi trả phụ cấp theo đúng hợp đồng lao động quy định.

3.2. Trách nhiệm của công nhân

Song song với những quyền lợi được hưởng, công nhân cần phải có những trách nhiệm như sau:

  • Đảm bảo thực  hiện công việc sản xuất đúng tiến độ
  • Báo cáo kịp thời về tình hình dưới nhà máy. Trong trường hợp dây chuyền , máy móc bị hỏng cần phải nhanh chóng báo cáo cho cấp trên để tìm ra phương pháp xử lý
  • Chấp hành nghiêm túc các nội quy, quy định trong nhà máy,  mặc áo phản quang khi đi vào kho hàng, đi vào phần đường dành cho người đi bộ để tránh những tai nạn không đáng có xảy ra.
  • Thực hiện mặc đồng phục theo đúng quy định, chấp hành nghiêm về các quy định an toàn lao động trong nhà máy.

Việc làm sản xuất - vận hành sản xuất

4. Những khó khăn trong nghề công nhân

4.1. Công nhân luôn phải làm việc dưới áp lực công việc cao

Khối lượng công việc của công nhân sẽ phụ thuộc vào những đơn đặt hàng của công ty.  Khi công ty có nhiều đơn hàng, khách hàng lại là những người khó tính, các bạn sẽ phải thường xuyên tăng ca và làm việc dưới một áp lực rất lớn.

Đổi lại, mức lương các bạn nhận về sẽ tỷ lệ thuận với mức độ hoàn thành công việc. Chỉ cần các bạn làm việc cẩn thận và chăm chỉ, sự cố gắng sẽ được ghi nhận. Bạn sẽ có cơ hội được đề bạt lên các vị trí tổ trưởng hoặc quản lý trong nhà máy.

4.2. Mức thu nhập chưa cao

Ngoài các ngành điện, điện tử, phần đa mức lương các doanh nghiệp trả cho các lao động phổ thông còn khá rẻ mạt. Đối với công nhân may tại các tỉnh như Nam Định, Thái Bình, mức lương chỉ rơi vào khoảng từ 4 triệu- tương đối thấp so với mức lương chung của tất cả các ngành nghề.

Tuy đã có cải thiện so với trước đây, tuy nhiên mức thu nhập của công nhân vẫn còn khá thấp. Tại một số nhà máy lớn như Samsung, Canon, Honda, mức thu nhập của công nhân có xu hướng cao hơn so với các nhà máy nhỏ.

4.3. Là những người đối mặt đối nhiều nhất với tai nạn lao động

Công nhân là những người phải thường xuyên đối mặt với tai nạn lao động. Đối với các công nhân xây dựng, những tai nạn như sập giàn giáo, tai nạn khi di chuyển lên các tầng cao không phải là hiếm. Chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể xảy ra những tai nạn đáng tiếc. Do vậy, để đảm bảo an toàn, các bạn nên mặc bảo hộ lao động và cẩn thận trong quá trình làm việc.

5. Phẩm chất cần có của một công nhân?

Để có thể làm tốt công việc của những công nhân, các bạn cần phải có những phẩm chất sau:

  • Trung thực: Trung thực là điều không thể thiếu với một công nhân. Các công nhân có những hành vi gian lận như lấy cắp nguyên vật liệu, lấy cắp thành phẩm có thể sẽ bị mất việc và chịu những hình thức kỷ luật nhất định.
  • Cẩn thận : Cẩn thận là một phẩm chất vô cùng quan trọng đối với một công nhân. Khi hạn chế được những sai sót khi làm việc, các sản phẩm sẽ được đánh giá cao hơn bởi khách hàng, đồng thời bạn cũng giảm thiểu được những rủi ro không đáng có.
  • Chăm chỉ: chăm chỉ sẽ giúp cho bạn đạt được sản lượng rất cao. Mức thu nhập của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt nếu như bạn hoàn thành vượt chỉ tiêu đề ra.

Ngoài ra, đối với một số ngành đòi hỏi cao về kỹ thuật, các bạn sẽ có lợi thế hơn nếu biết sử dụng tin học văn phòng cơ bản. Khi có các kỹ năng này, các bạn sẽ có thể làm báo cáo hoặc liên hệ với các bộ phận khác một cách nhanh chóng khi cần thiết. Đây có thể coi là điểm cộng dành cho các bạn và cũng là căn cứ để bạn có thể được đề bạt lên những vị trí cao hơn.

6. Một số bệnh công nhân thường hay mắc phải

6.1. Đối với công nhân may

Các bạn làm công nhân may rất dễ mắc phải một số bệnh liên quan tới hô hấp do thường xuyên hít phải bụi vải.  Các bạn có thể phòng tránh bằng cách tuân thủ các quy định an toàn lao động, đeo mặt nạ chống bụi, kính, khẩu trang trong quá trình làm việc. Ngay khi tan ca trở về nhà, hãy tắm rửa, thay quần áo, tránh để bụi lưu quá lâu trên cơ thể, sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Việc làm dệt may - da giày

6.2. Đối với công nhân làm việc về các ngành hóa dầu, luyện than

Đối với các công nhân làm nghề này, các bạn thường sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc một số bệnh về da như : viêm da, viêm móng, …Để phòng tránh và giảm nguy cơ mắc bệnh, ngoài việc sử dụng găng tay, khẩu trang, các bạn cũng cần phải thường xuyên rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn  ngay sau khi kết thúc công việc của mình. Nếu có điều kiện, hãy khám sức khỏe định kỳ để có thể sớm phát hiện ra bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.

6.3. Đối với công nhân làm việc về điện tử

Do đặc thù công việc phải làm việc tại môi trường có chứa các chất phóng xạ tự nhiên,  các công nhân làm trong ngành này rất dễ mắc phải bệnh nhiễm xạ. Đây là một trong những “bệnh nghề nghiệp” khá nguy hiểm và gây ảnh hưởng nghiêm  trọng tới sức khỏe của người công nhân.

Khi làm việc trong ngành này, các công nhân luôn phải chuẩn bị quần áo, thiết bị lao động chuyên dụng. Chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng để làm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh nhiễm phóng xạ. Ngoài ra, các bạn cần phải thực hiện việc thăm khám sức khỏe thường xuyên để có thể sớm và có phương pháp điều trị phù hợp

Việc làm điện - điện tử

Nhìn chung, để khắc phục được những “bệnh nghề nghiệp”, các công nhân luôn phải sử dụng trang phục bảo hộ lao động theo đúng quy định và tham gia các đợt khám sức khỏe định kỳ của công ty. Các bạn cần phải biết cách bảo vệ chính mình, trong trường hợp môi trường làm việc quá độc hại, công nhân cần phải có đề xuất với cấp quản lý để đưa ra những phương pháp khắc phục.

Bài viết trên đây là lời lý giải cho câu hỏi công nhân và gì và tất cả những vấn đề xoay quanh chủ việc làm công nhân là gì. Hy vọng có thể đem lại những thông tin hữu ích cho các bạn đang muốn tìm hiểu về công việc này.

Bài viết liên quan