Công việc sale là gì? Những điều cần biết khi ứng tuyển vào vị trí sale
Theo dõi work247 tạiSale là một công việc có sức thu hút đối với các bạn trẻ năng động. Trước khi ứng tuyển, hãy tìm hiểu kỹ công việc sale là gì? Ở bài viết này, hãy cùng tôi tìm hiểu nhé!
Khi tính cạnh tranh của thị trường ngày càng tăng cao, công việc sale càng trở nên phổ biến và cần số lượng nhân sự rất lớn. Với tính chất công việc khá năng động, vị trí sale nhận được sự quan tâm của rất đông đảo các ứng viên, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Để hiểu bản chất của công việc sale và một số những chú ý trước khi ứng tuyển vào vị trí này, các bạn hãy cùng tôi tìm hiểu và nghiên cứu trong bài viết dưới đây nhé.
1. Trả lời cho câu hỏi công việc sale là gì?
Hiểu một cách đơn giản nhất, các bạn có thể định nghĩa Sale là nhân viên kinh doanh. Tuy theo từng nhóm ngành khác nhau và cách xây dựng thị trường khác nhau của các công ty mà công việc Sale lại có những điểm khác biệt riêng. Tuy nhiên, nhìn chung, công việc của sale sẽ là tiếp xúc, gặp gỡ, chăm sóc khách hàng quen thuộc đồng thời tìm cách tiếp cận, mở rộng thị trường để có thêm những khách hàng mới.
Đối với nhóm ngành tiêu dùng nhanh (PMCG), công việc của Sale khá vất vả, sức ép của các đối thủ cạnh tranh vô cùng lớn, bên cạnh việc chăm sóc khách hàng, Sale còn phải tham khảo thị trường của đối thủ và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty thay vì những sản phẩm tương tự.
Đối với các nhóm ngành bảo hiểm, ngân hàng, công việc của Sale là duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các cá nhân, tổ chức để có thể ký kết hợp đồng với họ. Nhân viên Sale trong nhóm ngành này cần phải xây dựng mối quan hệ rộng rãi đối với những chủ doanh nghiệp và các khách hàng tiềm năng. Đây là một trong những điều rất quan trọng đối với nhân viên Sale thuộc nhóm ngành này. Sự hoạt ngôn, khéo léo, khả năng ngoại giao, đàm phán tốt sẽ giúp cho các bạn dễ dàng hoàn thành được công việc.
Việc làm bảo hiểm
Như vậy, dù làm việc trong lĩnh vực nào, nhân viên Sale có thể coi như một đại diện thương hiệu của công ty đến gặp gỡ và làm việc với khách hàng, là những người tạo ra doanh thu và góp phần quyết định không nhỏ vào sự phát triển và khả năng mở rộng thị trường. Một công ty có một đội ngũ Sale giỏi, chắc chắn sẽ phát triển nhanh chóng và thu về lợi nhuận lớn đồng thời có thể tạo « tên tuổi » cho sản phẩm trong lòng khách hàng.
2. Công việc thường ngày của Sale
Khối lượng công việc thường ngày của một nhân viên Sale tương đối lớn. Tôi xin liệt kê những công việc thường ngày của Sale trong nhóm ngành PMCG dưới đây :
- Kiểm tra hàng tồn tại kho của nhà phân phối, gửi những mặt hàng còn thiếu về nhà máy, yêu cầu vận chuyển tới kho nhà phân phối
- Gặp gỡ, chăm sóc khách hàng ( Thông thường mỗi nhân viên Sale sẽ được giao một tuyến phố riêng biệt. Hàng tuần nhân Sale cần phải lên kế hoạch chăm sóc khách và đi đến các nhà theo lịch trình đã định sẵn).
- Quảng cáo các sản phẩm mới và thuyết phục khách hàng sử dụng thử.
- Tìm kiếm những khách hàng tiềm năng
- Phối hợp với giám sát bán hàng đưa ra những chiến lược maketing, chạy Sampling để quảng bá thương hiệu
- …
Việc làm bán hàng tại Hà Nội
3. Các kỹ năng cần có để làm tốt công việc Sale
Mặc dù cơ hội việc làm khá cao, tuy nhiên, để có thể hoàn thành tốt công việc Sale không phải là điều đơn giản. Dưới đây là một số tiêu chí về nhân viên Sale các bạn có thể tham khảo trước khi nộp hồ sơ ứng tuyển vào vị trí này
3.1. Nhân viên Sale cần có sức khỏe tốt
Sức khỏe là điều không thể thiếu đối với một nhân viên Sale, đặc biệt là nhân viên Sale thị trường. Các bạn sẽ phải thường xuyên đi lại, dù thời tiết có khắc nghiệt đến như thế nào, có thể giữa trời nắng đổ lửa hoặc dưới cái lạnh dưới 10 độ C.
Để có thể làm tốt công việc Sale, sức khỏe của các bạn phải đảm bảo. Nếu như bạn hơi « mong manh dễ vỡ » mà lại muốn thử sức công việc Sale thị trường, hãy cố gắng rèn luyện cơ thể để đáp ứng được yêu cầu công việc nhé !
sales executive là gì?
3.2. Nhân viên Sale cần phải hoạt ngôn, khéo léo
Khi làm công việc này, các bạn sẽ được gặp gỡ với rất nhiều kiểu khách hàng và những tính cách rất khác nhau. Để khiến khách hàng luôn nhớ đến mình, các bạn cần phải có những cách chăm sóc khách phù hợp.
Cách nói chuyện của bạn, phong cách làm việc của bạn khi tới cửa hàng, sẽ tạo dựng lên hình ảnh của bạn trong lòng các « thượng đế ». Vì thế, hãy cư xử thật khéo léo để ghi thêm điểm cộng nhé !Thành công của nhân viên Sale phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố này.
3.3. Biết cách sử dụng tin học văn phòng căn bản
Để có thể cập nhật tình hình đội nhóm, và biết những chiến lược bán hàng mới nhất của công ty hoặc làm báo cáo công việc, … các nhân viên Sale cần phải biết sử dụng tin học văn phòng cơ bản như Excel, word, outlook,…Đây là một kỹ năng không thể thiếu đối tất cả những người đang tim viec làm nói chung và đối với công việc Sale nói riêng.
Tìm việc làm bán hàng tại Hồ Chí Minh
4. Ngành Sale bao gồm những vị trí gì?
Ngành Sale được chia ra theo những vị trí như sau : Sale man, Sale Representative. Sale Executive, Sale Supervisor, và sale manager. Đối với từng vị trí, công việc cần đảm nhiệm sẽ khác nhau và thường có yêu cầu cao dần về kinh nghiệm, trình độ. Dưới đây, tôi xin đi vào giới thiệu chi tiết từng vị trí trong ngành Sale để các bạn có thể hiểu hơn về ngành nghề này.
Vị trí Sales man
Sale man là những người tiếp xúc với khách hàng nhiều nhất, có nhiệm vụ tư vấn, chăm sóc, chào mời khách sử dụng các sản phẩm của công ty. Họ là những người giải quyết tất cả những thắc mắc liên quan tới sản phẩm của khách hàng. Hầu hết tất cả các vị trí trong ngành Sales đều có xuất thân từ những Sale man. Khi đã hiểu sản phẩm, dịch vụ và có kinh nghiệm làm việc với khách hàng cộng với sự cầu tiến của bạn, chắc chắn sau một thời gian, các bạn sẽ tìm được cơ hội thăng tiến trong ngành Sales của mình
Vị trí Sale Representative
So với Sals man, vị trí này cao hơn một bậc. Ở vị trí này, công việc của Sale sẽ làm các công việc giải quyết các thủ tục, giấy tờ, ghi chép các hợp đồng maketing để trả thưởng cho khách, tìm hiểu thị trường của đối thủ và cùng kết hợp với quản lý, giám sát đưa ra những chiến lược maketing để thu hút sự quan tâm của khách hàng.
Vị trí Sale Executive
Sale Executive được hiểu là một vị trí điều hành kinh doanh, thường sẽ chỉ đạo trực tiếp công việc của Sale man và Sale Representative. Các nhân viên làm việc tại vị trí này sẽ phải lên kế hoạch kinh doanh và đưa ra những nhận xét về thị trường giúp cho cấp dưới có thể khai thác thị trường một cách tối đa.
Sale Executive cũng cần có sự kết hợp tốt với các bộ phận maketing officer và maketing excecutive để có thực hiện tốt nhất các chương trình quảng bá sản phẩm, bắt kịp xu hướng để tránh bị tụt hậu so với đối thủ.
Vị trí Sale supervisor
Hiểu một cách nôm na nhất, vị trí này chính là vị trí giám sát nhân viên kinh doanh. Ở vị trí này, Sale sẽ làm việc trực tiếp với nhà phân phối, đồng thời giúp đỡ các nhân viên cấp dưới giải quyết những khó khăn trong công việc mà họ chưa xử lý được.
Sale supervisor cũng là người trực tiếp giải quyết các vấn đề liên quan đến công nợ khách, đặt đơn hàng gửi về bộ phận vận tải, giám sát sự biến động của thị trường và tìm hiểu về nhu cầu, thị hiếu của khách hàng để có thể vạch ra kế hoạch kinh doanh tốt nhất.
Vị trí Trưởng phòng kinh doanh.
Sale manager là một vị trí mơ ước của rất nhiều các nhân viên Sale. Đây là một vị trí yêu cầu rất cao về tất cả mọi yếu tố: kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, khả năng giao tiếp, khả năng ngoại ngữ, khả năng đánh giá,…
Công việc của vị trí này thường là tiếp xúc với những đối tác lớn, hoặc làm việc với đầu tổng của khách hàng để các Sale man, Sale Rep có thể dễ dàng làm việc với hệ thống cửa hàng bên dưới. Ngoài ra, các trưởng phòng cập nhật liên tục những thông tin sản phẩm của công ty và của đối thủ trên thị trường, và phân tích những mặt mạnh, mặt yếu của cả hai bên để có những chiến lược khai thác thị trường phù hợp nhất.
Vị trí Sale Director ( Giám đốc kinh doanh)
Đây là vị trí cao nhất trong ngành Sales, điều hành toàn bộ các công việc sale. Ở vị trí này, các giám đốc kinh doanh sẽ lập và tổ chức các kế hoạch kinh doanh của công ty, phân tích đánh giá tình hình biến động của thị trường, ký kết các hợp đồng lớn và khai thác những thị trường tiềm năng. Tất cả các hoạt động của Sale trong công ty đều phải được giám đốc kinh doanh thông qua.
5. Mức lương của công việc Sale
Công việc Sale có thể được coi là một trong những công việc có mức thu nhập cao nhất hiện nay. Đối với cấp nhân viên, bên cạnh lương cứng và phụ cấp ( rơi vào tầm 6-7 triệu), Sale còn được hưởng thêm hoa hồng từ tổng doanh thu đem lại cho công ty. Tổng thu nhập của nhân viên kinh doanh có thể lên tới 10-15 triệu một tháng, thậm chí còn cao hơn nữa.
Đối với cấp quản lý từ Sale supervisor trở lên, mức lương cứng thường ở trong khoảng từ 10-12 triệu cộng với kết quả kinh doanh đạt được từ tổ đội. Tại các tập đoàn lớn, vị trí quản lý Sale có thể có mức lương lên tới 30 triệu đồng.
Bạn đọc có thể quan tâm tìm hiểu thêm cơ yếu là gì? vai trò nhiệm vụ của những người làm công việc nay, với những chia sẻ khái quát của work247.vn
Với mức lương như vậy, ngành Sale đang trở thành một trong những ngành nghề “hot” hiện nay. Tuy nhiên, tỷ lệ thuận với mức thu nhập thu được, các bạn cần phải làm việc bằng tất cả lòng nhiệt tình,tận dụng tư duy, chất xám một cách tối đa và liên tục “chinh chiến” để xây dựng thị trường.
Việc làm Telesales
Bài viết trên đây là những chia sẻ cơ bản về công việc sale. Hy vọng đem lại những thông tin hữu ích cho các bạn đang có nguyện vọng theo ngành nghề Sale. Chúc các bạn sớm tìm được một công việc như ý và thành công trên con đường lựa chọn của mình.
1412 0