CƠ YẾU LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NGÀNH CƠ YẾU
Theo dõi work247 tạiNếu bạn đang quan tâm đến Ngành Cơ yếu Việt Nam thì bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ nhất về công việc không phải ai cũng biết đến này. Cơ yếu là gì? Những điều bạn cần biết khi quyết định gia nhập một ngành có tính đặc thù cao như Ngành Cơ yếu được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn có được những lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn và sự chuẩn bị tốt cho bản thân.
1. Vậy, cơ yếu là gì?
Trước khi đi vào khái niệm cơ yếu là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thông tin về lực lượng cơ yếu:
Đây là khái niệm đã được quy định rõ ràng tại Điều 20 Luật Cơ yếu 2024. Nội dung khái niệm như sau: Lực lượng cơ yếu là lực lượng chuyên trách bảo vệ bí mật nhà nước, có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về công tác cơ yếu, thực hiện hoạt động cơ yếu; góp phần đảm bảo tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, chỉ đạo, chỉ huy của lực lượng vũ trang nhân dân trong mọi tình huống; chủ động phòng ngừa, tham gia đấu tranh với các hoạt động thám mã gây phương hại đến an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Những điều cơ bản về cơ yếu mà bạn nên biết:
Hoạt động cơ yếu: đây là một hoạt động mang tính chất cơ mật đặc biệt, thuộc phạm trù an ninh quốc gia, bằng cách sử dụng các nghiệp vụ mật mã và kỹ thuật mật mã để bảo vệ những thông tin bí mật của Nhà nước, và hoạt động này do lực lượng chuyên trách đảm đương.
Mật mã là những quy ước riêng được sử dụng để thay đổi hình thức biểu hiện,diễn đạt thông tin nhằm đảm bảo tính bí mật, xác thực và toàn vẹn của nội dung thông tin.
Nghiệp vụ mật mã là những biện pháp, quy định, các giải pháp kỹ thuật nhằm bảo đảm độ tin cậy và bảo vệ sự an toàn của kỹ thuật mật mã.
Kỹ thuật mật mã là việc làm ứng dụng mật mã vào các phương tiện, phương pháp nhằm mục đích bảo vệ thông tin.
Mã hóa là quá trình sử dụng các kỹ thuật mật mã để thay đổi các hình thức biểu hiện của thông tin phục vụ cho các mục đích khác nhau.
Sản phẩm mật mã là quá trình bảo vệ thông tin thông qua việc sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật, các tài liệu và các nghiệp vụ mật mã.
Mạng liên lạc cơ yếu là mạng liên lạc bảo vệ thông tin bí mật của nhà nước thông qua việc sử dụng các sản phẩm mật mã được tổ chức cơ yếu cung cấp và quản lý trực tiếp.
Nếu bạn là người chưa biết về cơ yếu, chắn hẳn bạn đang thắc mắc đến những công việc của một người làm cơ yếu cần chịu trách nhiệm? Để tìm hiều trách nhiệm và quyền hạn của Ban Cơ yếu Chính phủ, chúng ta cùng tìm hiểu một số nội dung chủ yếu sau:
Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng để ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền liên quan ban hành các chính sách, chiến lược, văn bản quy phạm pháp luật về cơ yếu. Giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: Tổ chức thực hiện các chiến lược, chính sách và pháp luật về cơ yếu; Chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng tổ chức cơ yếu hoạt động hiệu quả; Tổ chức xây dựng và thống nhất quản lý hệ thống mạng liên lạc cơ yếu; Quản lý, kiểm soát việc sử dụng các loại sản phẩm mật mã trong cả nước; Trình Chính phủ quy định về tổ chức bộ máy, biên chế của Ban Cơ yếu Chính phủ.
Tổ chức và hướng dẫn các công việc huấn luyện, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ và các kỹ thuật mật mã trong lĩnh vực của ngành cơ yếu. Thực hiện các nghiên cứu thống nhất, chịu trách nhiệm quản lý nghiên cứu khoa học (NCKH) và sự phát triển của công nghệ mật mã nhằm mục đích bảo vệ thông tin bí mật của nhà nước; phối hợp với các cơ quan và các tổ chức liên quan phục vụ hoạt động nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm mật mã.
Bên cạnh nhiệm vụ tiến hành sản xuất và cung cấp các sản phẩm mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ còn có nhiệm vụ thống nhất và đảm bảo chuyên môn, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động cơ yếu trên toàn quốc. Hệ thống mạng liên lạc phải luôn được đảm bảo sẵn sàng trong mọi tình huống để sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp gặp phải.
Ban Cơ yếu Chính phủ phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện các nhiệm vụ quản lý hoạt động nghiên cứu, kinh doanh và cung cấp các dịch vụ bảo mật thông và an toàn thông tin cho các tổ chức cũng như cá nhân theo quy định. Bên cạnh đó, cơ quan này còn có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thông tin bí mật của nhà nước đã được mã hóa đảm bảo hay chưa, bảo vệ các sản phẩm mật mã và các thông tin cơ mật khác trong hoạt động cơ yếu.
Ban Cơ yếu Chính phủ có nhiệm vụ trong việc chịu trách nhiệm thanh tra, kiểm tra và giải quyết các khiếu nại, tố cáo cũng như xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cơ yếu theo quy định. Tiến hành thực hiện các nhiệm vụ và các quyền hạn khác đã được quy định trong pháp luật.
Vậy theo bạn, những yêu cầu của người làm cơ yếu cần có là gì?
Do tính đặc thù của công việc mà những yêu cầu đặt ra cho người làm trong lực lượng cơ yếu cơ bản như sau: từ đủ 18 tuổi, có quốc tịch Việt Nam và hiện tại đang cư trú tại Việt Nam. Ngoài ra, yêu cầu người làm cơ yếu cần có đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về đạo đức, chính trị và tri thức (trình độ học vấn). Một yêu cầu khác cũng không kém phần quan trọng là bạn cần đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe, năng lực và nguyện vọng phù hợp với công tác cơ yếu. Đó là những yêu cầu cơ bản bạn cần phải đáp ứng nếu muốn ứng tuyển vào ngành nghề đặc thù này. Một điều rất đặc biệt là tổ chức cơ yếu ưu tiên tuyển chọn học sinh, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc và có đáp ứng các tiêu chuẩn bên trên để đào tạo, bổ sung vào lực lượng cơ yếu. Do vậy, cơ hội được rộng mở ngay cả khi bạn chưa tốt nghiệp là một yếu tố hấp dẫn và đáng mong đợi của ngành nghề này.
Việc làm ngành luật
2. Cơ cấu tổ chức và cách thức hoạt động
Tổ chức của lực lượng cơ yếu bao gồm:
- Ban Cơ yếu Chính phủ
- Cơ yếu các bộ, ngành
- Tổ chức cơ yếu thuộc cơ yếu các bộ, ngành
- Chính phủ quy định việc thành lập, giải thể các tổ chức cơ yếu và cơ cấu tổ chức của Ban Cơ yếu Chính phủ.
Cách thức hoạt động
Lực lượng cơ yếu hoạt động dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự quản lý của Nhà nước. Lực lượng này được tổ chức một cách thống nhất và chặt chẽ, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo của Đảng, dưới sự quản lý của Nhà nước. Ngoài ra, lực lượng cơ yếu cũng chịu sự chỉ huy của lực lượng vũ trang nhân dân nhằm thực hiện các yêu cầu về bảo vệ thông tin cơ mật của Nhà nước. Đặc biệt, lực lượng hoạt động dưới chế độ công tác nghiêm ngặt, chế độ quản lý chuyên ngành đặc thù; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất và những công nghệ tiên tiến và hiện đại.
Việc làm ngành Luật tại Hà Nội
3. Mức lương của Ngành Cơ yếu
Mức lương của người làm cơ yếu được phân cấp theo 10 bậc dựa trên cấp hàm cơ yếu theo hệ số như sau:
STT | Cấp hàm cơ yếu | Hệ số lương |
1 | Bậc 1 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Thiếu úy | 4,20 |
2 | Bậc 2 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Trung úy | 4,60 |
3 | Bậc 3 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Thượng úy | 5,00 |
4 | Bậc 4 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Đại úy | 5,40 |
5 | Bậc 5 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Thiếu tá | 6,00 |
6 | Bậc 6 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Trung tá | 6,60 |
7 | Bậc 7 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Thượng tá | 7,30 |
8 | Bậc 8 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Đại tá | 8,00 |
9 | Bậc 9 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Thiếu tướng | 8,60 |
10 | Bậc 10 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Trung tướng | 9,20 |
Với bậc cao nhất thì mức lương bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Trung tướng với hệ số 9.2 tương đương trên 12 triệu đồng. Ngoài việc hưởng mức lương cơ bản như trên, nếu người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, công an nhân dân thực hiện phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp quốc phòng, an ninh, phụ cấp thâm niên vượt khung và một số phụ cấp khác.
Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã có phần nào câu trả lời cho câu hỏi "Cơ yếu là gì?", "Lực lượng cơ yếu là gì?" và mức lương hấp dẫn của Ngành Cơ yếu. Hy vọng những thông tin bổ ích trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và hiểu một cách đầy đủ hơn về cơ yếu.
19141 0