Truy nã là gì và những vấn đề liên quan đến quyết định truy nã

Theo dõi work247 tại
Hằng Lê tác giả work247.vn Tác giả: Hằng Lê

Ngày đăng: 23-03-2024

Chúng ta vẫn thường nghe đến cụm từ truy nã trên các báo, đài, ti vi.. khi nghe đến cụm từ này ta thường nghĩ ngay tới các tội phạm nguy hiểm? Nhưng để hiểu rõ và đầy đủ về nghĩa của truy nã là gì? Thì không phải ai cũng nắm được. Mời bạn đọc hãy cùng tìm hiểu với Work247.vn sau bài viết dưới đây nhé.

 

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Truy nã là gì?

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, truy nã là một lệnh trong hệ thống của cơ quan công an điều tra nhằm mục đích truy tìm để xác định các đối tượng, bị can hiện đang ở vị trí nào, hoặc trong quá trình phạm tội bị bắt giữ đã có hành vi lẩn trổn, việc phát lệnh truy nã sẽ giúp phục vụ cho công việc điều tra, xử lý các bị can phạm tội.

Căn cứ để ra các quyết định truy nã tội phạm

Chúng ta vẫn thường thắc mắc rằng truy nã là gì? một người phạm tội như thế nào thì sẽ bị phát lệnh truy nã, căn cứ vào đâu để đưa ra quyết định này?? Theo luật pháp các cơ quan điều tra, lực lượng chức năng có thẩm quyền chỉ được phép ra quyết định phát lệnh truy nã khi có đầy đủ các yếu tố sau:

+ Những đối tượng bị phát lệnh truy nã: Truy nã sẽ áp dụng với một trong những trường hợp sau: Các bị can, bị cáo đã bị xét xử, những người đã thi hành án và bị trục xuất, người bị tuyên phạt tù giam, người đang được hoãn án, người đang quá trình hoãn tù có hành vi lẩn trốn hoặc rời khỏi nơi cư trú không xác định được ở đâu.

+ Có đầy đủ các yếu tố và chứng cứ xác định các bị can đã lẩn trốn và đã tiến hành bắt giam nhưng chống đối

+ Đã có các hình ảnh chứng cứ xác định nân thân, đặc điểm khuôn mặt để nhận bắt các đối tượng có hành vi bỏ trốn.

tội phạm truy nã

 

Các cơ quan chức năng có thẩm quyền phát lệnh truy nã

Trong các trường hợp xảy ra, chỉ cơ quan điều tra mới được phép có thẩm quyền đưa ra các quyết định đặc biệt này. Tùy vào từng giai đoạn của bán án và tùy từng trường hợp bị truy nã khác nhau, mà cơ quan có các quyết định riêng. Được chia ra như sau:

- Quá trình điều tra tội phạm

Trong quá trình điều tra đầu bản án, xác định các đối tượng liên quan có hành vi bỏ trốn hoặc cơ quan không nắm bắt rõ được đối tượng đang ở đâu, thì cơ quan nhận thụ lý hồ sơ phải thống nhất đưa ra lệnh truy nã. Phối hợp cùng với lực lượng chức năng để truy bắt tội phạm.

+ Trong trường hợp những bị can đang bị tạm giữ hoặc tạm giam có hành vi bỏ trốn thì người có trách nhiệm giam giữ phải báo ngay với Cơ quan công an, cảnh sát nơi bị can bỏ trốn. Với hành vi này, theo quy định tại Bộ luật hình sự điều 311 cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định tố tụng, khởi tố đối tượng về tội “ trốn khỏi nơi, giam giữ” cùng với các tội danh mà trước đó bị can đã vi phạm

- Quá trình truy tố

+ Trong quá trình truy tố này, nếu các bị can, bị cáo có hành vi bỏ trốn, không chấp hành thì VKS đang chịu trách nhiệm thụ lý hồ sơ, có các văn bản yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định phát lệnh truy nã.

- Quá trình tố tụng

Trong trường hợp này, nếu bị cáo có hành vi bỏ trốn sau khi đã gửi cáo trạng, không phân biệt hồ sơ, cũng như trong quá trình chuẩn bị cho phiên tòa, Tòa án sẽ quyết định yêu cầu cơ quan chức năng phát lệnh truy nã bị can.

 - Quá trình chấp hành bản án

+ Khi bị kết án vì một số lý do bị can đang được tại ngoại, khi quay trở lại chấp hành án phạt nhưng không tuân theo, tìm cách bỏ trốn thì Tòa án có nhiệm vụ gửi văn bản yêu cầu Cơ quan chức năng và các đơn vị Công an đang có trách nhiệm thụ lý vụ án ra lệnh truy nã

+ Bị can đang trong quá trình thi hành án tại các trại giam có hành vi bỏ trốn. Sau 24h khi phát hiện bị can bỏ trốn tiến hành truy bắt nhưng không có kết quả, thì phát lệnh truy nã và phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành truy bắt.

+ Trong trường hợp những đối tượng bị trục xuất, không chấp hành án và bỏ trốn thì sau khi nắm bắt được sực việc thì các Cơ quan tổ chức vây bắt nếu không có kết quả thì trong vòng một tuần sẽ phát lệnh truy nã

Các giấy tờ, thủ tục trong việc tiến hành truy nã

Trong điều 231 thuộc Bộ luật tố tụng hình sự 2024, sau khi căn cứ đầy đủ các chứng cứ, Cơ quan sẽ tiến hành các thủ tục ra lệnh truy nã như sau:

+ Ngày, tháng, năm, địa điểm ra lệnh truy nã

+ Tên của cơ quan, họ tên người ra lệnh truy nã

+ Họ và tên (hoặc những tên gọi khác nếu có) năm sinh, địa chỉ của bị can bị truy nã

+ Hình ảnh chân dung để nhận dạng đối tượng

+ Tội danh của đội tượng, cáo trạng và bản án cuối cùng của Tòa án đã tuyên phạt

+ Số điện thoại, địa chỉ của cơ quan khởi tố

+ Phát thông báo lệnh truy nã

Quyết định có hiệu lực sẽ được thông báo tới mọi cơ quan, tổ chức, trên các phương tiện thông tin báo đài...

Quyết định truy nã sẽ hết hiệu lực khi đối tượng bị bắt hoặc tự giác ra đầu thú.

lệnh truy nã đặc biệt

2. Các​ vấn đề liên quan đến đối tượng truy nã

+ Các đối tượng khi bị phát lệnh truy nã trên các phương tiện thông tin đại chúng, nếu các công dân phát hiện và nhận dạng được bị can thì bất kỳ ai cũng có quyền bắt giữ và báo với lực lượng chức năng theo quy định của pháp luật.

+ Đối với những đối tượng phạm tội, thông thường lệnh truy nã không chỉ áp dụng ở một địa phượng hay một địa điểm cụ thể mà nó có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Trong trường hợp người này có động cơ trốn ra nước ngoài. Lực lượng chức năng sẽ phối hợp với các Tổ chức quốc tế hoặc các quốc gia thuộc kí kết Hiệp định tương trợ tự pháp để phối hợp truy bắt tội phạm đưa về nước để xét xử theo quy định của pháp luật.

+ Trong trường hợp đối tượng bị phát lệnh truy nã, sau quá trình bỏ trốn tự thấy hối hận và có quyết định tự ra đầu thú sẽ nhận được sự khoan hồng của pháp luật theo quy định trong điều 46 Bộ luật hình sự

Mặc dù chính sách pháp luật tuyên truyền phổ biến, nhưng ngoài xã hội còn rất nhiều trường hợp phạm tội với nhiều hình thức phức tạp khác nhau. Mặc dù các lực lượng chức năng đã kết hợp, cố gắng tiến hành truy bắt những kẻ tội phạm nhưng nhiều trường hợp vẫn ngoan cố và tìm cách bỏ trốn. Không ít người nghĩ rằng thời gian qua lâu, thì tội danh của mình sẽ được xóa bỏ, nhưng lưới trời lồng lộng kẻ phạm tội rồi sẽ phải bị trừng trị đúng với bản án của chính mình.

Bên cạnh đó cũng rất hoan nghênh nhiều đối tượng biết nhận ra cái sai và tự giác ra đầu thú. Hi vọng sau khi ra tù, họ sẽ trở về làm lại cuộc đời trở thành một công dân tốt và nhận được sự chào đón của mọi người.Trên đây là bài viết và những chia sẻ của Work247.vn về đầy đủ khái niệm và định nghĩa  của truy nã là gì? Và những vấn đề liên quan đến lệnh đặc biệt này. Hi vọng bạn đọc sẽ được cung cấp thêm kiến thức về pháp luật và chuyên mục rất vui khi nhận được nhiều phản hồi, đóng góp ý kiến của các bạn.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem5344 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT