Construction là gì? Làm nghề Construction là làm nghề gì?

Tác giả: Quỳnh Trang

Theo dõi bài viết dưới đây để đi tìm giải đáp cho câu trả lời construction là gì và những vấn đề xung quanh construction. Thực chất nếu dịch ra tiếng Việt thì construction nghĩa là xây dựng, nó dễ hiểu và đơn giản cho bạn hình dung hơn. Cùng work247.vn tìm hiểu kỹ hơn ở phần dưới đây nhé.

Tuyển dụng

1. Construction là gì?

Construction là danh từ mang ý nghĩa xây dựng mô tả quá trình từ thiết kế cho đến thi công một công trình nào đó như nhà ở, cầu, đường, … Hoạt động gần giống với ngành sản xuất, nhưng đặc biệt hơn nên được xét thành ngành riêng biệt.

Mang lại nhiều lợi ích và đóng góp lớn vào GDP nền kinh tế chung, ngành xây dựng trở thành ngành quan trọng với các nước đang phát triển. Sản phẩm của ngành tạo ra là nền móng, là phương tiện để phá triển các ngành khác.

Construction là xây dựng

Sản phẩm đường xá, cầu cống đặc trưng của ngành giúp ích cho con người về cả mặt tinh thần cải thiện cuộc sống của nhân loại. Còn có rất nhiều công trình không chỉ mang tính kinh tế mà còn mang tính giá trị cho địa phương, là bộ mặt, điểm du lịch của khu vực đó.

Quá trình xây dựng được tính từ lúc lập kế hoạch cho 1 công trình, đi đến thiết kế, lập dự toán và bắt đầu đi vào thi công. Xây dựng bao hàm tất cả các công việc xung quanh đến công trình, từ lúc lập dự cho đến khi hoàn thành xong công trình.

Những người liên quan đến xây dựng bao gồm quản lý dự án, kĩ sư xây dựng, chủ thầu xây dựng, kiến trúc sư, … mỗi người có vai trò khác nhau trong công việc cụ thể. Một công trình hay một sản phẩm của ngành construction cần phải thực hiện trong thời gian dài, đây là đặc thù riền của ngành.

Dự án lớn có thể thực hiện trong vòng 3 – 4 năm cho một công trình. Để hoàn thiện được một sản phẩm từ ngành xây dựng đầu tiên phải lập dự án, có những dự án lớn hoặc các dự án công cộng, sẽ được đưa ra đấu thầu.

Dự án lớn trong ngành xây dựng

Chủ đầu tư khi đã chọn được nhà thầu có năng lực phù hợp, sẽ tiến hành các bước chuẩn bị tiếp theo khảo sát công trình, thực hiện quy hoạch đất đai và bắt đầu cho thi công cho đến lúc kết thúc dự án.

Xem thêm: Việc làm xây dựng

2. Người làm nghề construction

Ngành nghề construction hay ngành nghề xây dựng có đặc điểm tính chất công việc riêng, bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn lại yêu cầu người có năng lực chuyên môn khác nhau.

2.1. Kiến trúc sư trong xây dựng

Kiến trúc sư là người vẽ ra các thiết kế về công trình dựa trên chuẩn mựa có sẵn, phù hợp với diện tích, quy mô, nhu cầu của chủ đầu tư khu vực đó. Kiến trúc sư thiết kế những công trình mang nhiều tính chất đa dạng của ngành xây dựng.

Người làm nghề thiết kế trong xây dựng này đòi hỏi phải có tính thẩm mỹ, tính kỹ thuật để công trình mang đến vẻ đẹp và tính năng có ích của công trình đó. Kiến trúc sư phải có được những kinh nghiệm chắc chắn cũng như nhiều tính sáng tạo trong công việc thiết kế của mình.

Nghề kiến trúc sư xây dựng

Thực hiện quá trình vẽ thiết kế là bước đầu tiên để bắt đầu hình thành một công trình. Kiến trúc sư là người khởi xướng, là người đưa ra những ý tưởng táo bạo, mang vẻ đẹp của nghệ thuật vào trong công trình thực tế.

Nghề kiến trúc sư đòi hỏi tính chính xác, sáng tạo, vừa phải đưa vào các ý tưởng hay vào xây dựng vừa phải đảm bảo chất lượng, tính thực tế của công trình. Phải thể hiện bản vẽ, ý tưởng đó để người khác hiểu được, đánh giá cao và khả năng thực thi của sản phẩm.

Xem thêm: Mô tả công việc kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp hoàn chỉnh

2.2. Kỹ sư xây dựng

Công việc dành cho người kỹ sư xây dựng đóng góp vai trò quan trọng trong một công trình. Là một trung gian để đưa các ý tưởng trên dự án đi làm từng bước cụ thể nhất.

Kỹ sư cần phải quản lý được dự án sẽ thực hiện, trực tiếp chỉ đạo công nhân thi công. Chịu trách nhiệm về các vấn đề có thể xảy ra trong quá trình thi công. Kỹ sư cần phải đảm báo tính an toàn và bền vững của công trình.

Kỹ sư xây dựng công trình

Đặc biệt các yếu tố mà công trình gây ra ảnh hưởng đến môi trường sống cần phải được kỹ sư giải quyết triệt để, thực hiện đúng các quy định của ngành.

Kỹ sư phải giám sát thường xuyên, hướng dẫn và cung cấp các thông tin cần thiết cho công nhân để hoàn thành dự án theo ngân sách phù hợp với chỉ đạp của cấp trên. Kỹ sư cũng phải chịu và giải quyết được tất cả các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.

Xem thêm: Việc làm kỹ sư xây dựng

2.3. Công nhân lao động ngành xây dựng

Các công nhân lao độgn xây dựng là những người thợ làm nghề, sử dụng sức lao động bằng chân tay, trực tiếp tiến hành thi công dưới sự chỉ đạo và giám sát của kỹ sư.

Những người làm công nhân xây dựng vất vả hơn rất nhiều công nhân ngành khác. Phải làm việc trong điều kiện thời tiết ngoài trời, chịu nhiều rủi ro về mặt sức khỏe.

Công nhân xây dựng không đòi hỏi học thức cao nhưng cần có tay nghề kinh nghiệm nhiều năm chuyên môn để tham gia vào các công trình lớn, các công trình phức tạp.

2.4. Những ngành nghề liên quan khác

Làm nghề phổ biến trong ngành xây dựng ngoài các nghề nêu trên còn có nhiều nghề liên quan khác như: quản lý dự án, quản lý đấu thầu, kỹ sư nhiều phân đoạn khác, …

Các công việc quản lý dự án hay đấu thầu cũng nằm trong ngành xây dựng. Cần có hiểu biết về kiến thức xây dựng, thực hiện các nhiệm vụ chuyên ngành.

Để hình thành được một dự án có tính thực thi cần phải trải qua nhiều đóng góp ý kiến xây dựng của nhiều người có chuyên môn. Quá trình hoàn thiện được dự án cần có người quản lý nắm bắt từ đầu bổ sung, giải quyết các vấn đề của dự án khi đi vào thực tế.

Quản lý dự án xây dựng công trình

Tranh chấp nhà thầu trong xây dựng mang tính quyết định cho công ty. Giống với các ngành khác, nhận được dự án là nhận được cơ hội kinh doanh, kiến tiền về cho công ty. Cần rất nhiều thứ để cạnh tranh được gói thầu, nên cần người quản lý để trực tiếp thực hiện công việc này.

Kỹ sư về ngành xây dựng có nhiều chuyên môn và cần thực hiện ở nhiều vị trí khác nhau. Trong một công trình cần đến rất nhiều kỹ sư chuyên về các phần khác nhau.

Cv xin việc đơn giản

3. Giá trị mà Construction Industry mang lại

Ngành công nghiệp xây dựng gọi theo tiếng Anh là Construction Industry là ngành đang tăng trưởng tốt, đóng góp vào nền GDP của nước 0,5 điểm tính theo phần trăm.

Rõ ràng, ngành xây dựng giúp nước ta tăng trưởng kinh tế tốt, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị, mang đến cơ hội việc làm cho nhiều người.

Các sản phẩm từ ngành xây dựng có thể sử đụng trong hàng chục năm, là yếu tố thay đổi cho toàn nền kinh tế nước ta. Ngành công nghiệp xây dựng là nền tảng cho các ngành khác phát triển.

Dấu hiệu tăng trưởng trong ngành xây dựng là niềm vui cho các ngành khác, tuy nhiên nếu không có phương án sử dụng hết tài nguyên ngành xây dựng tạo ra sẽ dẫn đến hậu quá rất phức tạp.

Mang lại nhiều cơ hội việc làm cho người có chuyên môn cũng như không có chuyên môn. Đối với những người có bằng cấp, học thức về xây dựng có nhiều cơ hội được làm việc đúng chuyên ngành hơn. Những người lao động phổ thông không có nhiều học thức cũng có môi trường làm việc tốt đem lại thu nhập cao.

Giá trị ngành xây dựng đem lại

Hơn thế nữa, ngành xây dựng còn cống hiến, để lại nhiều công trình kiến trúc đẹp mắt mang tính thẩm mỹ đem lại sự thư giãn cho loài người.

Như vậy, construction là gì – là xây dựng. Construction bao gồm tất cả công việc, quá trình xây dựng hình thành nên một công trình nào đó. Construction được hiểu theo nghĩa rộng hơn, bao quát hơn từ xây dựng mà chúng ta biết đến từ trước đến nay.