Data Processing là gì? Vai trò của Data Processing với DN hiện nay
Tác giả: Bùi Nguyệt 04-07-2024
Xu hướng số hóa ra đời là căn nguyên của sự trình làng của nhiều khái niệm về công nghệ. Cùng với Big data, Blockchain, Data Processing cũng là một trong những những thuật ngữ “vừa quen vừa lạ” xuất hiện trong vài năm trở thành đây, nhưng đã trở thành từ khóa của hàng loạt những doanh nghiệp kinh doanh trên nền tảng công nghệ quan tâm bởi tính ứng dụng cao của nó. Vậy thực chất thì Data Processing là gì? Chức năng của Data Processing gồm những gì? Và có các hình thức Data Processing nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ càng trong bài viết dưới đây của work247.vn các bạn nhé.
1. Bạn đã hiểu Data Processing là gì chưa?
Trong thời buổi bành trường của công nghệ trên tất cả các lĩnh vực, Data đóng vai trò là chiếc sổ cái thần kỳ tác động và chi phối đến sự thành bại của tất cả các doanh nghiệp hoạt động trên nền tảng số. Dĩ nhiên, nguồn tài nguyên vô giá này được nhắc đến không phải là những dữ liệu thô mà đã trải qua quá trình sàng lọc.
Quá trình sáng lọc này trong tiếng Anh gọi là Data Processing - một trong những bước quan trọng nhất để có được những thông tin hữu ích về khách hàng, đối thủ cạnh tranh...và tất cả mọi thứ phục vụ cho doanh nghiệp phát triển tiền đồ của mình.
Cụ thể hơn để giải thích về khái niệm trung tâm mà chúng ta đang giải mã, Data Processing trong tiếng Việt có thể dịch ra là quá trình xử lý dữ liệu. Về căn bản, Data Processing hay xử lý dữ liệu có thể hiểu là quá trình đồng hóa các thông tin thô trước đó được các doanh nghiệp, cá nhân nhập vào phần mềm để sàng lọc và tìm ra những thông tin hữu ích. Đây là nhiệm vụ bắt buộc và có vai trò quan trọng trong tất cả các công hoạt động trên nền tảng công nghệ bởi lẽ Data Processing cho phép trích xuất phần lớn các nội dung thông tin có tính ứng dụng sau này.
Không chỉ dừng lại ở những công ty lớn, khi số hóa đã chi phối hầu hết các lĩnh vực của đời sống con người, Data Processing được ứng dụng tại các phòng quản lý thông tin của các cơ sở giáo dục, các ngân hàng đến đơn vị kinh doanh nhỏ bắt đầu gia nhập thị trường.
Data Processing cũng có thể được xem là một khía cạnh của hơn của quá trình xử lý thông tin mà các bạn vẫn hay nghe đến trên đài báo. Trong đó,được chi phối bởi hai khía cạnh cơ bản là thu thập những dữ liệu thông tin hữu ích và xử lý các mục thông tin lớn theo đúng yêu cầu của doanh nghiệp, tổ chức để tạo ra những luồng thông tin có tính ứng dụng cao trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hay vận hành doanh nghiệp thời điểm sau này và tương lai.
Mục đích lớn nhất của Data Processing được hầu hết các doanh nghiệp hướng đến chính là khai thác, phân loại thông tin và lưu trữ chúng để có thể sử dụng được trong bất kỳ một trường hợp nào của doanh nghiệp, đặc biệt phục vụ cho quá trình nắm bắt tâm lý, yêu cầu của khách hàng,...Khi đã xử lý dữ liệu tốt, chắc chắn việc vận hành, phát triển doanh nghiệp sẽ thu về hiệu quả, đặc biệt là cắt giảm chi phí cho việc thuê nhân lực. Đó chính Data Processing. Đến đây, tất cả các bạn đã tìm cho mình định nghĩa cụ thể cũng như mục đích cuối cùng của Data Processing rồi đúng không nào? Thế nhưng vẫn còn nhiều thông tin khác thú vị hơn. Chúng ta hãy cùng khám phá cụ thể hơn trong nội dung tiếp theo nhé.
Xem thêm: Database là gì? Những điều cần cụ thể, chi tiết nhất
2. Vì sao phải có quá trình Data Processing?
Dễ thấy, sử dụng Data để thấu hiểu thị trường, khách hàng và bản thân doanh nghiệp, đóng một vai trò quan trọng nhất là với hoạt động quản trị doanh nghiệp, dự báo và lên kế hoạch kinh doanh. Thế nhưng cũng phải nhấn mạnh lại một lần nữa rằng, những dữ liệu này đã “lột xác” qua Data Processing chứ không phải là những thông tin thô lấy về thực tế, những chia sẻ trên mạng xã hội hay yêu cầu tìm kiếm của khách hàng trên Google nữa.
Trong năm 2021, theo tờ báo phố Wall - Wall Street Journal đã xác nhận rằng, các tập đoàn công nghệ đình đám thế giới như Microsoft, Alphabet hay Amazon...đã chi đến 32 tỷ đô la Mỹ để đầu tư cho những nhà máy lọc dữ liệu nhằm đáp ứng được nhu cầu sử dụng của mình trong tương lai gần.
Nói cách khác, chỉ những dữ liệu đã được thu thập, phân tích, sàng lọc kỹ càng qua các phần mềm rồi mới có giá trị sử dụng. Vì vậy, có thể khẳng định Data Processing chính là cầu nối quan trọng để doanh nghiệp có thể nắm trong tay những cơ hội bùng nổ và phát triển. Bạn cũng có thể thấu hiểu vai trò của quá trình này quan trọng như thế nào khi nhìn vào nhu cầu tuyển dụng lực lượng chuyên gia đảm nhiệm khâu Data Processing như Data Analyst hay Data Scientist hiện nay.
Trong đó, Data Scientist được nhiều chuyên trang kinh doanh nổi tiếng thế giới đánh giá là lựa chọn nghề nghiệp quyến rũ nhất thế kỷ XXI khi sở hữu mức lương khủng trên Web thống kê lương hàng đầu nước Mỹ - The Glassdoor với mức thù lao đạt trên 162.000 USD/năm. Trong đó, các chuyên gia chuyên phân tích dữ liệu có mức lương thấp hơn một chút là khoảng 80.000 - 90.000 USD/năm. Với sự hỗ trợ đắc lực của Data Processing nhất là phân tích dữ liệu đã trở thành xu hướng hàng đầu được các doanh nghiệp lớn nhỏ quan tâm. Bởi lẽ, những dữ liệu đã trải qua Data Processing giúp cho các nhà quản trị có thể quản lý doanh nghiệp một cách hiệu quả, giảm chi phí, rủi ro.
Xem thêm: Việc làm data analyst
Xem thêm: Giải mã DFD là gì? Quy trình hoạt động của Data Flow Diagram
Đây cũng chính là chìa khóa để doanh nghiệp vươn đến những thành công mới, nhất là khi Data Processing giúp họ đến gần hơn những khách hàng tiềm năng - vị thượng đế muôn đời mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Theo khảo sát về lãnh đạo toàn cầu của PwC - công ty kiểm toán đến từ xứ sở sương mù, có đến 64% các CEO tin rằng việc quản trị những dữ liệu hữu ích đã qua sàng lọc (Data Processing) sẽ tạo ra những điểm khác biệt cùng với những lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong tương lai. Bên cạnh tính ứng dụng cao trong lĩnh vực kinh doanh, có thể khẳng định rằng, từ hàng chục năm trước những dữ liệu đã qua sàng lọc, phân tích đã được sử dụng để giải quyết những vấn đề bức thiết của xã hội.
Tiêu biểu nhất có thể kể đến trường hợp bác sĩ John Snow - người đi đầu trong lĩnh vực gây tê và y tế dịch tễ nước Anh sử dụng dữ liệu hữu ích thông qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm là những tấm bản đồ đánh dấu số người tử vong trên các thành phố lớn để xác định nguyên nhân và hướng xử lý cho nỗi ám ảnh dịch tả hoành hành tại Anh vào năm 1854 khi thời điểm khoa học còn hạn chế. Vậy có những cách xử lý dữ liệu nào? Khám phá tiếp trong nội dung cuối nhé.
Xem thêm: Việc làm data scientist
3. Các phương pháp Data Processing
Trên thực tế, không phải tại thời điểm công nghệ bành trướng như hiện nay, xử lý dữ liệu mới ra đời và phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, có lẽ là do hiệu quả của xử lý dữ liệu phục vụ các tổ chức, công ty công nghệ hiện nay là quá lớn và kết hợp với độ phủ sóng dày đặc các bài viết về Data Processing trong bối cảnh công nghệ số dâng cao là nguyên nhân làm tất cả chúng ta khi nhắc đến Data Processing, chỉ nghĩ ngay đến quá trình phân tích sàng lọc nhờ vận dụng máy móc, phần mềm. Thực ra, có nhiều phương pháp để xử lý dữ liệu, theo cục điều tra dân số Mỹ, từ thuở sơ khai đến thời điểm hiện đại, có 4 phương pháp trong quá trình Data Processing bao gồm:
- Xử lý dữ liệu thủ công: Mặc dù rằng, khái niệm Data Processing cũng mới trình làng thế giới phổ biến vào những năm 90, nhưng trên thực tế, việc thu thập và lưu trữ các dữ liệu hữu ích đã đời từ nhiều thiên niên kỷ. Tiêu biểu cho hình thức này có thể kể đến như tạo các bảng cân đối kế toán, báo cáo chuyển lưu tiền tệ nhờ hệ thống máy tính cơ học hay quá trình điều tra, thu thập dân số chính xác qua hệ thống biểu mẫu…
- Xử lý tự động: Khi nhiều người nhận ra việc xử lý thủ công quá mất thời gian, họ đã nghĩ ngay đến việc đưa máy móc vào ứng dụng. Nổi bật nhất trong quá trình xử lý dữ liệu tự động này có thể đến như thiết bị ghi đơn vị như thẻ đục lỗ của Herman Hollerith ứng dụng trong việc điều tra dân số Hoa Kỳ vào năm 1890.
- Xử lý dữ liệu điện tử: Đây là hình thức Data Processing được loài người ứng dụng trong thời hiện đại và phổ biến trong thời điểm hiện tại. Đây là hình thức gọi chung của phương pháp xử lý tất cả những dữ liệu lớn nhỏ trên máy vi tính.
Xem thêm: [Thông tin] Mô tả công việc Data Scientist – Thu nhập khủng cho bạn
Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích nhất đi giải thích giúp bạn đầy đủ về Data Processing là gì, vai trò của Data Processing trong cuộc sống và những phương pháp thông dụng nhất trong quá trình xử lý dữ liệu. Mong rằng, những thông tin này sẽ thực sự hữu ích với tất cả các bạn.