Dịch vụ ngân hàng là gì? Đặc điểm và các loại dịch vụ ngân hàng
Tác giả: Bảo Vy
Nền kinh tế thị trường đang trong đà phát triển đi lên do vậy ngân hàng thương mại lại càng ngày có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người cũng như nền kinh tế xã hội. Là cầu nối trong các chủ thể kinh tế. Sản phẩm dịch vụ ngân hàng là tập hợp những đặc điểm, các tính năng hay công dụng do ngân hàng tạo ra nhằm với mục đích thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng trên thị trường tài chính. Bài viết hôm nay sẽ đi tìm hiểu chi tiết về dịch vụ tài chính là gì? Tham khảo ngay bài viết để biết được nhiều thông tin hữu ích mà chúng tôi đề cập đến nhé!
1. Dịch vụ ngân hàng là gì?
Trước tiên để đi vào tìm hiểu dịch vụ ngân hàng là gì thì hãy cũng đi tìm hiểu khái niệm về dịch vụ để từ đó hiểu rõ hơn về bản chất cũng như ngữ nghĩa của dịch vụ ngân hàng nhé.
Dịch vụ là những hoạt động mang tính chất lao động xã hội nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hóa không tồn tại dưới hình thức vật, không có sự chuyển nhượng quyền sở hữu khi tổ chức cung cấp các dịch vụ cho khách hàng với mục đích nhằm thỏa mãn kịp thời, thuận lợi và hiệu quả nhu cầu của sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người. Trong tình hình thực tế, nhu cầu đòi hỏi của con người đang ngày càng trở nên phức tạp cao, kéo theo đó là sự ra đời của rất nhiều loại hình dịch vụ khác nhau chỉ nhằm đáp ứng các nhu đời sống.
Dịch vụ ngân hàng cũng không nằm trong số những trường hợp ngoại lệ, là một trong những bộ phận cấu thành của dịch vụ tài chính. Cho đến thời điểm này, vẫn chưa có một khái niệm nào nhất quán cho cụm từ dịch vụ ngân hàng mà chỉ được coi như là một loại dịch vụ tài chính.
Dịch vụ tài chính có thể được hiểu là bất kỳ những dịch vụ nào có liên quan đến tính chất tài chính. Có thể kể đến như các dịch vụ về bảo hiểm, dịch vụ về ngân hàng và rất nhiều các dịch vụ tài chính khác.
Trước những tình hình tham gia xu thế hội nhập quốc tế ngày càng nhiều và sâu rộng như hiện nay thì cũng có những quan niệm được cải tiến để phù hợp với quốc tế. Dịch vụ ngân hàng có thể hiểu được bao quát gồm tất cả các hoạt động về tiền tệ, thanh toán, tín dụng,... mà các ngân hàng thương mại cung cấp cho nền kinh tế nhằm đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng và đem lại được nguồn thu phí cho ngân hàng thương mại cung ứng.
Xem thêm: Vị trí CSR trong ngân hàng là gì? Một số thông tin bạn nên biết
2. Đặc điểm nhận biết của dịch vụ ngân hàng
2.1. Mang tính vô hình
Đặc điểm dễ nhận biết nhất chính là đặc điểm mang tính vô hình. Dịch vụ ngân hàng không tồn tại dưới dạng vật chất có thể cầm nắm được. Để tăng độ tín nhiệm, sự tin tưởng thì ngân hàng cần thực hiện nhiều các biện pháp khác nhau để tác động đến với khách hàng. Để làm tốt được điều này thì hoạt động marketing vô cùng quan trọng, là hoạt động chính để đi sâu được vào tâm trí và đánh thẳng vào tâm lý của khách hàng.
2.2. Dịch vụ ngân hàng không thể tách rời
Thực tế thì quá trình cung ứng dịch vụ ngân hàng luôn đi đôi và diễn ra song song với quá trình tiêu dùng của khách hàng. Nó cũng góp mặt khi thực hiện sự tác động qua lại giữa người cung ứng dịch vụ và với khách hàng mang tính chất đặc biệt của marketing dịch vụ.
Với dịch vụ này thì cả nhân viên ngân hàng và khách hàng đều tác động và ảnh hưởng đến kết quả của dịch vụ. Vì thế, cần có các giải pháp marketing không chỉ hướng vào nhân viên ngân hàng mà còn phải hướng đến khách hàng sao cho thật nhanh gọn, chính xác với thái độ thiện cảm, thân thiện và cùng với đó là phối hợp chặt chẽ với khách hàng để hoàn tất quá trình cung ứng dịch vụ.
2.3. Dịch vụ ngân hàng không lưu trữ được
Chúng ta có thể thấy rằng dịch vụ ngân hàng không thể sản xuất rồi lưu kho như các sản phẩm thông thường khác được, nên ngân hàng cần phải hướng vào việc điều chỉnh nhịp độ cung ứng theo nhịp độ mua bán của khách hàng, và cần phải rút ngắn quá trình xử lý nghiệp vụ và tăng cường thêm nhân viên cung ứng tại giờ cao điểm.
Xem thêm: Vị trí RM trong ngân hàng là gì? Tìm hiểu về vị trí RM trong ngân hàng
3. Các nhóm dịch vụ ngân hàng
Nền kinh tế đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, đời sống và nhu cầu của con người cũng đòi hỏi cao hơn và đa dạng phong phú hơn. Vì thế để đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì dịch vụ ngân hàng cũng phải ngày càng phát triển không ngừng nghỉ, đổi mới liên tục để đáp ứng nhu cầu của xã hội và con người. Cụ thể là dịch vụ ngân hàng có thể chia ra thành các nhóm dịch vụ như sau:
3.1. Nhóm dịch vụ huy động vốn
Dịch vụ huy động vốn hay dịch vụ nhận tiền gửi. Đây là một hoạt động truyền thống và cũng quan trọng nhất đối với mọi ngân hàng thương mại. Và nó được thể hiện như sau, tiền gửi không chỉ mang lại nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn mà nó còn là tiền nhàn rỗi của xã hội được các ngân hàng huy động và tập trung nhằm mục đích để sử dụng cho các yêu cầu của nền kinh tế - xã hội có hiệu quả nhất. Bên cạnh đó thì nguồn vốn huy động còn là cơ sở cho các hoạt động khác như cung cấp tín dụng hay cung cấp dịch vụ ngân hàng khác tới khách hàng.
3.1.1. Tiền gửi thanh toán
Đây là tài khoản tiền gửi thanh toán và thường là tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn. Khoản tiền gửi này do người sử dụng dịch vụ thanh toán mở tại ngân hàng với mục đích là thực hiện các giao dịch thanh toán qua Ngân hàng bằng các phương tiện thanh toán kể đến như: ủy nhiệm thu - chi, séc lĩnh tiền mặt... Và tùy vào mục đích của từng đối tượng khách hàng, thì tài khoản tiền gửi thanh toán có thể được mở theo các hình thức như: tài khoản tiền gửi của cá nhân, tài khoản tiền gửi của tổ chức hoặc là tài khoản tiền gửi của các đồng chủ tài khoản.
3.1.2. Tiền gửi tiết kiệm
Là khoản tiền nhàn rỗi của cá nhàn rỗi của cá nhân sẽ được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm để nhằm mục đích là hưởng lãi suất tiết kiệm. Và tiền gửi tiết kiệm sẽ được xác nhận trên sổ tiết kiệm và sẽ được hưởng lãi theo quy định của ngân hàng thương mại và sẽ được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.
Tiền gửi tiết kiệm sẽ được chia thành 2 loại đó là: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn ( người gửi có thể gửi và rút tiền trong tài khoản bất cứ khi nào), và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ( người gửi sẽ chỉ được phép rút tiền sau một kỳ hạn nhất định đã được thỏa thuận).
3.1.3. Phát hành giấy tờ có giá trị
Giấy tờ có giá trị ở đây là chứng nhận của ngân hàng thương mại phát hành với mục đích là huy động vốn, xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời gian nhất định, và điều kiện trả lãi, các điều kiện cam kết khác giữa ngân hàng thương mại và người mua. Giấy tờ đó như sau: trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu,...
3.2. Nhóm dịch vụ tín dụng
Nhóm dịch vụ huy động có chức năng là huy động số tiền gửi cho các dịch vụ ngân hàng, và trong số các hoạt động đó thì không thể nào bỏ qua dịch vụ tín dụng.
Dịch vụ tín dụng được phân ra thành nhiều loại và được dựa trên các tiêu chí phân loại như:
+ Dựa vào thời hạn tín dụng: Là cho vay ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn
+ Dựa vào mục đích của tín dụng: Là cho vay tiêu dùng, phục vụ sản xuất kinh doanh, bất động sản hay là để cho vay sản xuất nông nghiệp.
+ Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng: Là cho vay có bảo đảm và cho vay không có đảm bảo
+ Dựa vào các phương thức cho vay: Là cho vay theo món, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo hạn mức thấu chi
+ Dựa vào việc phân loại nhóm khách hàng như: Cho vay cá nhân, cho vay hộ gia đình, tổ hợp tác hay cho vay tập đoàn doanh nghiệp
Bên cạnh đó còn một số tín dụng khác như: tín dụng liên kết, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng…
3.3. Nhóm dịch vụ thanh toán
Đây là dịch vụ thông qua hệ thống ngân hàng, khách hàng thực hiện việc chi trả các khoản tiền hàng hóa, dịch vụ và các khoản thanh toán khác nhau giữa các tác nhân trong nước và quốc tế. Là một trong những nhóm dịch vụ quan trọng của ngân hàng thương mại vì nó giúp cho các ngân hàng tiếp cận được khách hàng, đặc biệt là hiện nay, việc thanh toán không dùng tới tiền mặt đang được xã hội tin dùng.
Theo như đối tượng thanh toán, ta có thể chia nhóm dịch vụ thanh toán thành 2 loại là: dịch vụ thanh toán trong nước và dịch vụ thanh toán quốc tế.
3.3.1. Dịch vụ thanh toán trong nước
Đây là các dịch vụ thanh toán qua hệ thống ngân hàng và được thực hiện, tiến hành thông qua phương thức trích chuyển từ tài khoản của đơn vị này sang tài khoản của đơn vị khác hoặc bù trừ cho nhau giữa các đơn vị khi tham gia thanh toán. Ở đây ngân hàng đóng vai trò là người cung ứng dịch vụ thanh toán. Một số phương thức thanh toán trong nước phổ biến là: Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc, thanh toán bằng thẻ ngân hàng, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, chuyển khoản thanh toán tự động định kỳ, thanh toán lương qua tài khoản…
3.3.2. Dịch vụ thanh toán quốc tế
Trong dịch vụ này bên mua và bên bán không sử dụng tiền mặt để thanh toán trực tiếp mà họ nhờ đến các NHTM làm trung gian thanh toán cho họ.
Trên đây là những kiến thức đề cập đến thông tin dịch vụ là gì để từ đó có cái nhìn bao quát tổng quan hơn về nó. Để đọc thêm nhiều bài viết bổ ích khác đừng quên truy cập work247 hằng ngày nhé.