Hội sở ngân hàng là gì? Chi tiết những chia sẻ về hội sở ngân hàng
Tác giả: Hoàng Thanh Vân 26-07-2024
Hội sở ngân hàng là gì chính là thắc mắc của nhiều người. Tìm hiểu hội sở ngân hàng sẽ giúp cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch có thể có được thông tin chi tiết về hội sở ngân hàng để phục vụ cho những giao dịch có liên quan tới ngân hàng.
1. Khái quát về hội sở ngân hàng
Hội sở ngân hàng là gì? Hiểu sâu sắc về hội sở ngân hàng để phục vụ cho quá trình giao dịch được diễn ra thuận lợi nhất. Vậy thì, hội sở là gì? Những thông tin phân tích bên dưới sẽ giúp bạn rất nhiều.
1.1. Hội sở ngân hàng là gì?
Hội sở ngân hàng trong tiếng Anh được viết là Bank Headquarters, đó chính là trụ sở chính của ngân hàng, là trung tâm đầu não. Xét về cơ cấu tổ chức thi hội sở chính là cơ quan cao nhất trong hệ thống tổ chức.
Hội sở chính là địa điểm mà các khách hàng thực hiện các giao dịch, toàn bộ những giao dịch được thực hiện ở hội sở bao gồm những cả những vấn đề mà các cơ sở khác không thể giải quyết được.
Hội sở là cơ quan hội tụ toàn bộ quyền hạn của ngân hàng, tất cả những quyết định đều được ban hành, được quyết định tại hội sở. Hội sở sẽ chi phối và điều hành các hoạt động trong ngân hàng.
Xem thêm: Việc làm ngân hàng chứng khoán đầu tư
1.2. Ngân hàng có bao nhiêu hội sở?
Hội sở hay chính là trụ sở chính thức của ngân hàng thông thường chỉ có duy nhất một địa điểm chính, đó là nơi mà tập trung rất nhiều những phòng ban, những bộ phận chính của mỗi ngân hàng.
Tuy nhiên, cũng có những ngân hàng có tới 2 khu vực hội sở. Các hội sở thường được đặt ở các thành phố lớn với mục đích là để thu hút được nhiều sự chú ý của khách hàng. Đồng thời cũng sẽ giúp cho khách hàng dễ tìm thấy địa điểm trụ sở chính.
Xem thêm: Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay – Bí quyết tài chính an toàn
2. Những vai trò của hội sở ngân hàng
Hội sở được đặt ở vị trí đắc địa tại những thành phố lớn, những khu vực phát triển, hội tụ rất nhiều ông sếp cấp cao và tập trung rất nhiều ngành ngân hàng tại đây.
Đồng thời, hội sở cũng chính là cơ quan cao nhất trong lĩnh vực ngân hàng, nơi đây tập trung mọi quyền lực, mọi quyết định, mọi ban hành... đưa ra những chính sách, những chiến lược hoạt động của ngân hàng và có tính quyết định sự phát triển của ngân hàng đó.
Như thế, hội sở chính là một cơ quan có tầm quan trọng nhất mà không thể thiếu, có vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện đối với hệ thống điều hành và phát triển của ngân hàng đó. Vai trò ý nghĩa của hội sở rất quan trọng, có tính định hướng và hoạch định lối đi cho ngân hàng.
3. Cơ cấu tổ chức trong phân cấp của ngân hàng
Hiện nay vẫn có nhiều người không hiểu rõ hội sở ngân hàng và còn nhầm lẫn giữa hội sở và các cấp khác trong ngân hàng. Vậy thì các bạn cần tìm hiểu về cơ cấu trong ngân hàng để nắm rõ hơn về vấn đề cơ cấu tổ chức này.
Theo đó, thứ tự chính trong phân cấp đối với lĩnh vực ngân hàng như sau: Cơ quan cao nhất là “Hội sở”, sau đó tới “các chi nhánh ngân hàng”, tiếp đến là “sở giao dịch của ngân hàng”, cuối cùng là “phòng giao dịch của ngân hàng”.
Đối với mỗi cấp bậc thì sẽ đảm nhận những chức năng khác nhau, cấp nào càng lớn thì chức năng và vai trò càng nhiều. Trong đó phân cấp của Hội sở ngân hàng là cơ quan lớn nhất hội tụ toàn bộ quyền hạn.
Với những phân cấp nhỏ hơn thì chức năng và quyền hạn của nó sẽ càng bị giới hạn lại, chính vì thế mà có nhiều khách hàng tới các cơ quan giao dịch có phân cấp nhỏ không thể giải quyết được vấn đề của mình mà phải tới các phân cấp lớn hơn.
Về cơ bản thì chúng ta có thể kết luận rằng, trong cơ cấu phân chia các cấp trong ngân hàng thì toàn bộ quyền quyết định đều nằm trong hội sở ngân hàng.
4. Những hoạt động chính được diễn ra trong hội sở ngân hàng
Hội sở ngân hàng cũng chính là ngân hàng, tuy nhiên có mức độ cao hơn so với các ngân hàng thông thường. Những hoạt động giao dịch tại Hội sở ngân hàng có phần khác biệt hơn một chút so với những giao dịch ở ngân hàng bình thường.
Hội sở ngân hàng cũng sẽ diễn ra nhiều cuộc họp của hội đồng, các cuộc họp của giám đốc. Đồng thời những người điều hành ở các cơ sở, các địa điểm ngân hàng khác cũng sẽ tụ họp về hội sở để có thể báo cáo tình hình hoạt động của ngân hàng mà họ đang phụ trách quản lý.
Tại hội sở, các cuộc họp định kỳ bàn về tình hình phát triển, định hướng phát triển của ngân hàng sẽ được diễn ra, các chính sách, các cuộc họp bàn về chiến lược trong công cuộc phát triển của hệ thống các ngân hàng, ... từ đó có thể tìm ra con đường phát triển tốt nhất.
Bên cạnh đó, tại hội sở ngân hàng cũng sẽ tiến hành bàn bạc, nghiên cứu và ban hành những quyết định, đưa ra các chính sách, đưa ra những quy định về tiền vốn và cho vay vốn... tất cả những quy định này được ban hành và sau đó sẽ được ban bố một cách rộng rãi tới những chi nhánh, những phòng giao dịch của ngân hàng đó.
Xem thêm: Cv ngân hàng tài chính
5. Phân biệt rõ Hội sở, Chi nhánh, Phòng giao dịch của ngân hàng
Nhiều người chỉ biết tới ngân hàng chung chung và không nắm được từng chức năng nhiệm vụ của mỗi phân cấp. Bằng mắt thường họ chỉ thấy đó là một trụ sở ngân hàng, biết về chi nhánh, biết về phòng giao dịch nhưng lại không hề có khái niệm nào giữa chúng và thường đánh đồng những cấp này là một.
Vậy thì, giữa Hội sở ngân hàng, chi nhánh và phòng giao dịch có điểm gì khác biệt để giúp các khách hàng phân biệt được từng cơ sở một cách rõ ràng? Những gì chuẩn bị được chia sẻ ở bên dưới đây sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn.
+ Hội sở:
- Cơ quan có quyền hành cao nhất trong tổ chức ngân hàng.
- Địa điểm: các thành phố lớn, các khu vực phát triển, đông dân cư.
- Quy mô: chỉ có 1 đến 2.
+ Chi nhánh:
- Quyền dưới Hội sở.
- Địa điểm: tỉnh thành lớn.
- Quy mô: có rất nhiều trong các chi nhánh cấp 1, cấp 2
+ Sở giao dịch:
- Quyền hạn dưới Hội sở, dưới chi nhánh.
- Trụ sở: đặt tại địa phương, quận, huyện.
- Số lượng khách hàng giao dịch khá đông.
- Chức năng hạn chế, chủ yếu là huy động nguồn vốn, tín dụng.
+ Phòng giao dịch:
- Có quyền hạn nhỏ nhất.
- Có nhiều phòng ban bên trong: kế toán, tư vấn, khách hàng...
Phân biệt được những cấp cụ thể của hội sở thì chúng ta sẽ dễ dàng biết được mình cần giải quyết vấn đề của mình ở cấp nào phù hợp? Điều đó rất có ích phải không nào?Với mỗi cấp trong lĩnh vực ngân hàng thì đều có những đặc điểm riêng, từ cấp cao đến cấp thấp sẽ trong mối quan hệ bao hàm nhau. Tuy nhiên cấp càng thấp thì quyền hạn càng bị hạn chế rất nhiều.
Như thế, đối với những gì mà work247.vn đã chia sẻ ở trên thì chúng ta đã hiểu rõ hơn hội sở ngân hàng là gì rồi. Mong rằng các bạn nắm rõ về hội sở ngân hàng để có thể thực hiện các giao dịch một cách thuận lợi.