Kiểm tra nội nghiệp là gì? Lưu ý với đất chưa duyệt nội nghiệp
Tác giả: Mỹ Lộc 04-07-2024
Có thể “Kiểm tra nội nghiệp” là thuật ngữ mới mẻ đối với bạn nhưng nó lại rất quen thuộc đối với những người làm việc liên quan tới nhà đất. Mọi giao dịch liên quan tới bất động sản nếu không có sự tham gia của kiểm tra nội nghiệp thì đều là vô nghĩa. Vậy kiểm tra nội nghiệp là gì? Chúng ta hãy cùng nhau làm rõ những thông tin xoay quanh về vấn đề này với bài viết bên dưới bạn nhé!
1. Làm rõ khái niệm kiểm tra nội nghiệp là gì?
Kiểm tra nội nghiệp chính là thuật ngữ rất phức tạp, để hiểu được nó thì buộc người quan tâm phải nắm rõ các khác niệm như là nội nghiệp là gì hay bản đồ nội nghiệp là gì.
“Nội nghiệp” hay “bản đồ nội nghiệp” chính là những thuật ngữ chuyên ngành chuyên chỉ thủ tục liên quan tới đất đai. Bạn cũng biết, để sở hữu một nhóm đất nào đó thì chủ đầu tư cần phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm nhiều giấy tờ liên quan hợp pháp nhằm chứng minh quyền sử dụng đất của mình. Trong mớ hồ sơ ấy có xuất hiện một bản vẽ thể hiện chi tiết diện tích đất và đó chính là bản đồ nội nghiệp.
Hiểu một cách đơn giản hơn thì “bản đồ nội nghiệp” chính là một bản vẽ chi tiết về nhà cửa, đất đai đã được kiểm tra bởi cơ quan có thẩm quyền, trong đó nó thể hiện các đặc điểm như là hiện trạng của đất, nhà, hay đường xá,...
Kiểm tra nội nghiệp sẽ được quy định như thế nào? Chắc có lẽ bạn đang tò mò về thông tin này đúng không? Ngay sau đây hãy theo chân work247.vn để tìm hiểu về nội dung này với phần tiếp theo nhé.
2. Quy định đối với kiểm tra nội nghiệp bạn đã nắm rõ?
Hiểu rõ quy định về kiểm tra nội nghiệp, các thành phần tham gia sẽ nhanh chóng thực hiện đúng trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Vừa không làm mất thời gian của nhau đồng thời đem lại hiệu quả cao trong công tác thực hiện.
Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường chính là người ban hàng bản đồ sử dụng đất đai và quản lý việc sử dụng nó của người dân trên địa bàn được phân công. Khi thực hiện kiểm tra nội vụ, mọi người dân và các chủ đầu tư cần đảm bảo tuân thủ một số yêu cầu sau đây:
Thứ nhất, bản đồ nội nghiệp sẽ là kết quả của công tác điều tra giám sát chất lượng của đất, nhà hay đường xá theo từng khu vực. Cơ quan Nhà nước sẽ đưa ra thông số cụ thể về tình trạng của đất để chủ sở hữu có thể nắm bắt và biết cách sử dụng sao cho đúng mục đích.
Thứ hai, kiểm tra nội nghiệp với những lô đất cấp huyện phải đảm bảo yêu cầu đạt diện tích >= 3.000 - 12.000 ha, con số này tương ứng trên bản đồ là 1/10.000. Nếu diện tích này > 12.000 ha thì tính tỷ lệ trên bản đồ tương ứng là 1/25.000.
Thứ ba, kiểm tra nội nghiệp với những lô đất thuộc cấp tỉnh cần đáp ứng yêu cầu sau đây: Diện tích < 100.000 ha thì tỉ lệ bản đồ tương ứng là 1/25.000. Trường hợp lô đất có diện tích >= 100.000 - 350.000 ha thì tỉ lệ tương ứng trên bản đồ sẽ là 1/50.000. Trường hợp còn lại, diện tích đất > 350.000 ha thì tương ứng tỉ lệ trên bản đồ là 1/100.000.
Ngoài ra, những khu đất đã kiểm định và phát hiện thấy tình trạng ô nhiễm thì sẽ được thể hiện trên bản đồ thuộc cấp xã hoặc cấp huyện. Nhìn vào tỉ lệ mà ta có thể luận ra mức độ ô nhiễm của nó đang ở mức nào. Thường thì tỉ lệ ô nhiễm này sẽ được thể hiện từ 1/5.000 đến 1/25.000. Với những mảnh đất như vậy thì các chuyên gia sẽ có những đánh giá cụ thể và có phương án xử lý tốt nhất sau khi có kết quả.
Xem thêm: Đất sổ hồng là gì? Một số điều người dân cần biết khi đề nghị cấp đất sổ hồng
3. Kiểm tra nội nghiệp được thực hiện theo quy trình nào?
Kiểm tra nội nghiệp cần thực hiện theo quy trình nào? Thắc mắc này sẽ được làm rõ với những thông tin bên dưới, mời bạn cùng tham khảo nhé:
3.1. Chuẩn bị hồ sơ - Bước đầu tiên trong quy trình kiểm tra nội nghiệp
Để mảnh đất của bạn được kiểm tra nội nghiệp thành công và nhanh chóng, chủ sở hữu đất cần nắm rõ thông tin về các giấy tờ trong hồ sơ, chúng bao gồm những gì?
- Đừng quên đơn xin trích, đo địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và trích lục bản đồ địa chính
- Sổ đỏ hay giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản liên quan tới đất
- Chuẩn bị sổ hộ khẩu cùng các giấy tờ tùy thân của chủ sở hữu như chứng minh nhân dân, thẻ căn cước.
- Bản vẽ sơ đồ nhà đất với số lượng 4 bản chính kèm theo file bản vẽ
- Hợp đồng đo đạc, sản phẩm giao nộp và phiếu thống kê tài liệu liên quan
- Nếu tài sản là của tổ chức thì người đại diện cần có phiếu chuyển yêu cầu đo đạc do cơ quan chức năng cấp
- Bản đồ trích đo địa chính cùng với số đo sổ lược đồ bảng tính toán
- Hồ sơ kỹ thuật của thửa đất và các thửa đất liền kề đó
- Bản báo cáo công tác đo vẽ, hãy nhớ cần ghi đầy đủ, rõ ràng và cụ thể từng chi tiết, thông số xuất hiện
- Bản đồ ranh giới có chữ ký của chủ sở hữu đất và các chủ sở hữu lô đất liền kề. Trong trường hợp ranh giới sử dụng đất có sự thay đổi thì phải kèm theo bản mô tả chi tiết, rõ ràng
Xem thêm: Việc làm kinh doanh bất động sản
3.2. Khâu nộp và giải giải quyết hồ sơ nội nghiệp
Chủ sở hữu đất khi thực hiện quy trình kiểm tra nội nghiệp cần tiến hành nộp hồ sơ ở đâu?
Bạn hãy đến ngay Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc cấp quận/huyện nơi có đất để được xử lý nhanh chóng nhé.
Trường hợp hồ sơ bạn chuẩn bị đầy đủ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ đưa ra lịch hẹn về ngày trả kết quả. Thông thường thời gian này sẽ dao động từ 5 - 6 ngày, vậy nên hãy chú ý nhé.
Nếu chủ sở hữu đất chưa đủ giấy tờ cần thiết hoặc các giấy tờ trong hồ sơ này không hợp lệ vậy thì cán bộ tiếp nhận sẽ hướng dẫn lại để bạn chuẩn bị đầy đủ hơn.
3.3. Nhận kết quả kiểm tra nội nghiệp
Cuối cùng, khi đến ngày được hẹn, chủ sở hữu đất sẽ nhanh chóng đến Phòng Tài Nguyên và môi trường nơi nộp hồ sơ để nhận lại bản đồ đất đã được cơ quan Nhà nước kiểm tra nội nghiệp.
Để đảm bảo an toàn thì khi nhận sơ đồ nội nghiệp, người dân cần kiểm tra lại xem bản vẽ này đã thể hiện đúng các thông số kỹ thuật theo quy định hay chưa.
Xem thêm: Tìm hiểu thông tin về sàn giao dịch bất động sản là gì?
4. Một vài lưu ý liên quan đến kiểm tra nội nghiệp
Khi sử dụng đất, ngoài giấy chứng nhận quyền sở hữu đất thì bạn còn phải quan tâm tới bản đồ nội nghiệp. Lô đất không được kiểm tra nội nghiệp có nên sử dụng hay không? Hãy cùng tôi tìm hiểu để hiểu rõ vấn đề này nhé.
4.1. Thận trọng với nhà đất chưa được duyệt nội nghiệp
Mua đất là chuyện lớn của đời người, vì là chuyện lớn cho nên mọi thứ liên quan tới nó cũng chẳng dễ dàng gì. Ngay cả khi bạn là chủ đầu tư có rất nhiều tiền thì quy trình từ khi xem đến khi sở hữu cũng không hề đơn giản.
Nhiều nhà thầu hoặc chủ đầu tư thường gặp khó khăn trong quá trình mua nhà, mua đất bởi lẽ bất động sản này chưa được phê duyệt nội nghiệp. Vậy hãy lưu ý về vấn đề này nếu không bạn sẽ gặp rắc rối lớn trong quá trình sử dụng đấy nhé.
Khi phát hiện đất chưa được duyệt nội nghiệp thì việc đầu tiên bạn nên làm dó là tiến hành kiểm tra lại nhóm đất nằm trong dự định mua của bạn để tìm hiểu nguyên nhân xem vì sao nó lại chưa được phê duyệt nội nghiệp. Nếu như mảnh đất này đang được sử dụng trái phép hoặc thuộc diện quy hoạch của Nhà nước vậy thì đừng tiếc rẻ mà rời xa nó ngay lập tức.
Trường hợp đất bình thường nhưng lại chưa có đợt kiểm tra nội nghiệp thì bạn có thể yên tâm và mua nó bởi vì nếu như đáp ứng đầy đủ yêu cầu thì sớm muộn gì mảnh đất này cũng được kiểm tra và phê duyệt.
Nếu mảnh đất của bạn định mua đang có ranh giới khác so với bản đồ địa chính được lập vào năm 2001 thì hãy tiến hành việc trích đo thửa đất để kiểm tra lại. nếu nhà ở có nằm trên diện tích đất của chủ sở hữu khác vậy thì trên bản vẽ cần phải có chữ ký xác nhận của chủ sở hữu đó.
4.2. Sử dụng đất chính chủ vẫn hơn
Luật đất đai của Việt Nam ngày càng khắt khe và thắt chặt hơn, mục đích là để rút ngắn bớt công tác quản lý rườm rà kém hiệu quả ở những giai đoạn trước đó. Chính bởi vậy để an toàn và yên tâm sử dụng trên mảnh đất mà mình phải bỏ ra rất nhiều tiền để mua thì hãy thiết lập cho mình thói quen chỉ sử dụng đất chính chủ. Điều này có thể giảm thiểu được tình trạng sử dụng đất trái phép ngoài cộng đồng, bên cạnh đó cơ quan quản lý Nhà nước cũng phần nào đỡ được gánh nặng trong công tác quản lý.
Bài viết vừa rồi đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất về kiểm tra nội nghiệp, qua đó bạn có thể hiểu khái niệm kiểm tra nội nghiệp là gì và những lưu ý khi sử dụng đất chưa được duyệt nội nghiệp.