Góc tư vấn hay: Ngành Quản lý hoạt động bay ra làm gì?
Tác giả: Lê Minh Phượng
Nhắc đến ngành Quản lý hoạt động bay, những người trong ngành hoặc đã tìm hiểu về ngành hàng không đều biết rằng đây là một vị trí công việc khá vất vả. Nhưng có lẽ, đối với người yêu thích vị trí công việc này sẽ có cách nghĩ khác. Để biết được mình có niềm đam mê đó hay không, hãy tìm hiểu Ngành Quản lý hoạt động bay ra làm gì?
1. Tìm hiểu những thông tin cơ bản của ngành Quản lý hoạt động bay
Ngành Quản lý hoạt động bay là một ngành học có nhiệm vụ chuyên đào tạo sinh viên để họ trở thành những người kỹ sư quản lý các hoạt động bay, điều hành những hoạt động bay trong lĩnh vực dân dụng để điều hòa và đảm bảo sự cất cánh và hạ cánh của các chuyến bay. Đồng thời, một nhiệm vụ quan trọng của ngành là đào tạo một người kỹ sư có khả năng giám sát tốt trung tâm điều khiển bay theo chính sách, phương pháp đã được ban hành và quy định, sát sao hành trình bay để có thể đưa ra được những chỉ dẫn cần thiết nhất đảm bảo sự an toàn tuyệt đối khi máy bay cất cánh và khi hạ cánh.
Mục tiêu lớn mà ngành Quản lý hoạt động bay đang đảm đương chính là hình thành cho người học khả năng nghiên cứu các ứng dụng khoa học kỹ thuật để phục vụ cho ngành Hàng không ngày càng phát triển, đồng thời giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm đương tốt công việc điều hành tất cả các chuyến bay diễn ra và tự tin với trình độ, kỹ năng của bản thân để đảm đương các vị trí như nhân viên phòng kế hoạch bay, nhân viên phòng thủ tục vay, nhân viên kiểm soát không lưu, nhân viên tại phòng thông báo hành trình bay ở các phòng Quản lý chuyến bay trong tất cả các hãng hàng không, cảng hàng không hay trong các cơ quan quản lý thuộc Nhà nước phụ trách quản lý ngành Hàng không.
Theo đuổi ngành học này, sinh viên sẽ được đào tạo, rèn luyện để có đủ phẩm chất, kỹ năng và kiến thức chuyên môn, đặc biệt là kỹ năng điều hành để có thể phục vụ tốt nhất cho công việc quản lý hoạt động bay, luôn đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho các chuyến bay. Mảng kiến thức chuyên ngành Quản lý hoạt động bay sẽ cung cấp kiến thức chung trong việc quản lý việc khai thác chuyến bay.
Việc làm hàng không tại Hà Nội
2. Những khối thi của ngành Quản lý hoạt động bay
Ngành Quản lý hoạt động bay có mã ngành là 7840102, được tổ chức thi xét tuyển ở các khối thi sau:
Khối thi A00: Xét thi tổ hợp bộ môn Toán – Lý – Hóa học
Khối thi A01: Xét thi tổ hợp bộ môn Toán – Lý – Tiếng Anh
Khối thi D00: Xét thi tổ hợp bộ môn Toán – Văn – Tiếng Anh
Khối thi D01:Xét thi tổ hợp bộ môn Toán – Văn - Anh
Khối thi D96: Xét thi tổ hợp bộ môn Toán – Khoa học Tự nhiên – Tiếng Anh
3. Ngành Quản lý hoạt động bay được đào tạo ở những cơ sở giáo dục nào?
Vốn mang tính chất đặc thù nghề nghiệp cao khi là một ngành học chỉ phục vụ duy nhất một ngành kinh tế - vận tải hàng không cho nên Bộ giáo dục chỉ quy định giới hạn số trường được cấp phép tuyển sinh sinh viên. Cụ thể hơn, hiện nay trong toàn cả nước chỉ có 1 đơn vị giáo dục được Bộ giáo dục giao trọng trách đào tạo ngành hàng không nói chung và ngành học Quản lý hoạt động hàng không nói riêng. Đó là Học viện Hàng không Việt Nam với ba cơ sở đào tạo ở Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa.
Trường Học viện Hàng không Việt Nam đào tạo đa hệ, bao gồm hệ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, sau Đại học và đào tạo Tại chức. Ngành Quản lý hoạt động bay thuộc hệ đào tạo Đại học của trường.
Vốn chỉ có 1 trường đào tạo nên không tránh khỏi tình trạng có nhiều người muốn đăng ký ứng thi vào ngành này nhưng chỉ tiêu tuyển sinh của ngành lại không nhiều nếu không muốn nói là có giới hạn. Một thực trạng hiển nhiên diễn ra đó chính là sự cạnh tranh gay gắt của lượng thí sinh tham gia thi tuyển vào ngành Quản lý hoạt động bay. Và để chọn ra được đủ chỉ tiêu tuyển sinh, nhà trường sẽ phải nâng cao mức điểm chuẩn.
Đây cũng là điều dễ hiểu bởi cái gì càng khó lại càng có nhiều người theo đuổi thì lẽ dĩ nhiên tiêu chuẩn đáp ứng lại càng phải cao. Vậy bạn có biết thực sự mức điểm chuẩn tuyển sinh vào Ngành Quản lý hoạt động bay hay không?
Thí sinh tham gia thi tuyển ngành học này sẽ phải đạt được một mức điểm dao động trong khoảng từ 18 đến 23 điểm mới có cơ hội được xét trúng tuyển. Mức điểm cụ thể sẽ được xét duyệt và công bố theo từng năm. Nhưng hãy cứ nắm bắt thật kỹ thông tin này để có được một sự chuẩn bị tốt nhất, phấn đấu đạt mức điểm tối thiểu của từng bộ môn trong khối thi bạn tham gia thi tuyển ngành Quản lý hoạt động bay.
Ngành Khai thác vận tải ra làm gì?
4. Bạn có biết Quản lý hoạt động bay sẽ được đào tạo những luồng kiến thức nào?
Người học ngành Quản lý hoạt động bay sẽ được cung cấp các mảng kiến thức giúp họ có đủ khả năng điều hòa, chỉ dẫn hoạt động cất cánh và hạ cánh của máy bay; giám sát việc vận chuyển của các máy bay để đưa ra chỉ dẫn ở trên mặt đất hoặc thông qua những tín hiệu không gian. Qua đó làm giảm thiểu mọi sự chậm trễ và đảm bảo được độ an toàn cho các chuyến bay.
Sinh viên học ngành này còn được đào tạo nghiệp vụ giám sát các hoạt động bay thông qua hệ thống ra đa và các thiết bị máy tính. Kịp thời thông báo cho phi công của các chuyến bay về điều kiện thời tiết xấu, hướng gió, tốc độ không ổn định và tất cả mọi yếu tố có ảnh hưởng đến các chuyến bay trong quá trình vận chuyện hành khách trên không.
Nếu như có trường hợp khẩn cấp xảy ra như thời tiết quá xấu có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chuyến bay thì người kỹ sư quản lý hoạt động bay sẽ phải cung cấp đến phi công một đường bay tốt nhất để tránh rủi ro.
Đây là những kiến thức mà ngành Quản lý hoạt động bay sẽ đào tạo để tạo nguồn lực cho ngành hàng không thực hiện những công việc thuộc hoạt động bay. Vậy thì sau khi tốt nghiệp ngành đào tạo này, các bạn có thể làm việc ở đâu?
Việc làm hàng không tại Hồ Chí Minh
5. Cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn đến từ ngành Quản lý hoạt động bay
Sự giao thương quốc tế cũng như hoạt động giao lưu kinh tế trong nước đã thúc đẩy mạnh cho ngành hàng không phát triển. Đó là một lý do quan trọng để ngành Quản lý hoạt động bay nói riêng và ngành Hàng không nói chung gia tăng nhu cầu nhân lực. Sau khi tốt nhiệp, cử nhân ngành Quản lý hoạt động bay có thể đảm nhận rất nhiều vị trí việc làm trong ngành Hàng không. Nếu chưa biết mình sẽ làm gì, hãy ghi chú lại vào sổ tay nghề nghiệp của bản thân những công việc, vị trí việc làm hấp dẫn dưới đây. Đó chính là cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn của bạn khi theo đuổi ngành Quản lý hoạt động bay:
Thứ nhất, bạn có thể làm trong Trung tâm quản lý bay với những bộ phận như kiểm soát không lưu, xây dựng kế hoạch bay, làm thủ tục bay, thông báo chuyến bay,…
Thứ hai, trở thành nhân viên kiểm soát mặt đất ở khu vực sân bay
Thứ ba làm nhân viên tại trạm không lưu, kiểm soát viên không lưu tiếp cận không ra đa và ra đa, đường dài ra đa và không ra đa
Thứ tư, bạn còn có thể đảm nhận vị trí Nhân viên làm thủ tục bay cho hành khách, làm hợp đồng hoặc nhân viên thông báo các chuyến bay
Chưa dừng lại ở đó, cơ hội việc làm của bạn còn được mở rộng với vị trí kíp trưởng không lưu hay người huấn luyện viên không lưu. Cũng có thể lui về hậu trường để tham gia đào tạo các thế hệ mới tiếp sức cho hoạt động của hàng không tại các ngôi trường có ngành đào tạo liên quan đến hàng không.
Nhìn từ phương diện tổng quát, nhiều người phấn đầu để có thể bước vào ngành hàng không bởi vì ngành này có thể mang đến một mức lương vô cùng hấp dẫn, tất nhiên ngành Quản lý hoạt động bay cũng không phải là ngoại lệ. Nhiều người trong ngành hàng không chia sẻ rằng, làm nhân viên của ngành Quản lý hoạt động bay sẽ nhận được một mức lương khủng, vậy thực hư của điều này ra sao?
Dường như đối với nhiều ngành, mức lương khởi điểm khi mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ khá thấp, phải trải qua thời gian làm việc lâu dài mới có thể nâng mức lương lên đến con số 9 – 10 triệu. Thế nhưng con số lâu dài ấy lại là sự bắt đầu của những nhân viên ngành Quản lý hoạt động bay, ngay cả khi họ chưa có nhiều kinh nghiệm. Thậm chí, còn có thể đạt được mức lương trong khoảng 10 đến 15 triệu. Sau khi làm việc lâu dài và tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong ngành thì bạn còn có thể nhận được một mức lương vô cùng hấp dẫn dao động từ khoảng 30 cho đến 50 triệu đồng.
Quả thực, với sức hấp dẫn đó, nhiều người đã nỗ lực rất nhiều để có thể trở thành một thành viên làm việc trong ngành này. Để thành công, ngoài việc chuẩn bị khối lượng kiến thức chuyên ngành tốt thì bạn đừng quên trau dồi, tích lũy thêm cho bản thân mình những yếu tố sau đây:
- Luôn năng động, tích cực và không ngừng sáng tạo
- Nâng cao tính chính xác tuyệt đối khi làm việc
- Có khả năng làm việc về lĩnh vực không gian như định hình không gian hiệu quả, có một trí nhớ tốt, khả năng tư duy nhanh nhạy
- Luôn thể hiện thái độ tập trung cao độ
- Có khả năng thích nghi và làm việc trong môi trường nhiều áp lực
- Có khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo
- Luôn giữ gìn sức khỏe tốt, dẻo dai để phục vụ hoạt động quản lý hàng không hiệu quả.
Có rất nhiều cơ hội đến từ ngành học Quản lý hoạt động bay. Thông qua những chia sẻ vừa rồi, bạn sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề ngành Quản lý hoạt động bay ra làm gì. Chúc bạn sẽ nhanh chóng đạt được mong muốn tham gia làm việc trong ngành này.