P/b là gì? Thông tin mới nhất về p/b có bạn không nên bỏ qua!
Tác giả: Trần Mai Phương 16-04-2024
P/b là gì có lẽ là câu hỏi đang nhận được rất nhiều sự quan tâm hiện nay, nhất là những người hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán thì chắc chắn cần phải biết về chỉ số này. Và toàn bộ những thông tin mới nhất về chỉ số p/b sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây của work247.vn, hãy cùng theo dõi để nắm bắt được những điều thú vị nhất nhé!
1. Tìm hiểu khái niệm p/b là gì?
P/b là viết tắt của cụm từ “Price to Book Value Radio” và hiện nay hầu hết mọi người đều gọi là chỉ số p/b hay hệ số p/b. Đây là một loại công cụ sử dụng để phân tích và định giá về cổ phiếu. P/b chính là tỷ lệ cho thất được của giá cổ phiếu ở thời điểm hiện tai cao hơn so với tài sản được ghi trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp là bao nhiêu lần. P/b cũng có thể hiểu là số tiền mà nhà đầu tư sẽ phải trả cho 1 đồng vốn nhất định nào đó.
Tóm lại, chỉ số p/b sẽ thể hiện rằng một nhà đầu tư sẽ sẵn sàng chi ra cho mỗi đồng USD của tài sản doanh nghiệp. Và tỷ lệ đó sẽ được tính bằng phương pháp áp dụng các công thức để lấy giá đóng cửa ở thời điểm hiện tại của cổ phiếu sau đó chia cho giá trị của sổ sách báo cáo hàng quý của doanh nghiệp so với loại cổ phiếu này.
Và việc bỏ qua tài sản vô hình của doanh nghiệp chính là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với tỷ lệ của giá trị sổ sách. Điều này có thể hiểu là tỷ lệ p/b sẽ chỉ ra toàn bộ những gì mà các nhà đầu tư sẽ trả cho các tài sản hữu hình trên thực tế chứ không phải là các loại tài sản vô hình. Chính vì vậy mà chỉ số p/b sẽ được xem như là một biện pháp khá bảo thủ. Theo đó, chỉ số p/b có thể sẽ chính là một trở ngại vô cùng lớn trong việc đánh giá về hiệu quả các doanh nghiệp có giá trị chủ yếu là dựa trên những tài sản vô hình. Mặc dù vậy thì đối với hầu hết những loại cổ phiếu, việc chỉ số p/b = 1,5 trở xuống cũng chính là một tiền đề khá tốt cho việc thể hiện các giá trị bền vững của cổ phiếu trong doanh nghiệp đó.
2. Công thức tính tỷ lệ p/b, bạn đã biết chưa?
2.1. Công thức để tính tỷ lệ p/b
Hiện nay, việc tính tỷ lệ p/b sẽ được áp dụng theo công thức sau:
- p/b = giá của thị trường hoặc là giá trị của sổ sách cho 1 cổ phiếu.
- Cũng có thể pb = vốn hóa của doanh nghiệp hoặc là vốn của chủ sở hữu.
Trong đó thì:
+ P = giá = giá của thị trường ngay tại thời điểm giao dịch.
+ B = giá trị của số sách là giá trị sổ sách dành cho 1 cổ phiếu.
Để có thể hiểu hơn về công thức này, có thể theo dõi về ví dụ sau đây:
Nếu như TH true milk có giá là P = 200.000 VND và giá trị của sổ sách cho 1 cổ phiếu là 20.000 VND thì khi đó, tỷ lệ p/b của TH sẽ là 10. Có nghĩa là nhà đầu tư sẽ sẵn sàng trả gấp 10 lần so với số tiền của chính họ tại thời điểm đó. Điều này cũng đồng nghĩa với việc là các nhà đầu tư đã hoàn toàn tin tưởng tuyệt đối với triển vọng dài hạn cũng như đầy hứa hẹn của TH true milk.
Và ngược lại, nếu như taxi Hoa sen xét ở hiện tại chỉ có giá P = 4.500 VND và giá trị của sổ sách là B = 11.500 VND thì tỷ lệ p/b khi đó sẽ chỉ có 0,4. Như vậy nhà đầu tư chỉ có thể trả 40% giá trị của tài sản tập đoàn Hoa sen bởi họ sẽ cho rằng tài sản thực tế của Hoa sen thấp hơn rất nhiều so với những giá trị đã ghi trên sổ sách hoặc có thể là tương lai của tập đoàn này không tốt.
2.2. Ý nghĩa của của các tỷ lệ p/b
Chỉ số p/b có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình đầu tư cổ phiếu. Cụ thể tùy vào từng thời điểm, chỉ số p/b cao hay thấp sẽ mang ý nghĩa khác nhau.
- Đối với tỷ lệ p/b thấp thì thể hiện là:
+ Cổ phiếu của một doanh nghiệp có thể sẽ được định giá quá cao so với những giá trị thực của tài sản doanh nghiệp đó.
+ Những tài sản của doanh nghiệp có thể rất ít về số lượng nhưng đôi khi lại có thể mang đến rất nhiều lợi ích nhờ vào lợi thế cạnh tranh bền vững trên thị trường.
+ Những tài sản hữu hình hiện có của một doanh nghiệp có thể được định giá với một chi phí quá thấp so với giá của thị trường cổ phiếu hiện tại.
+ Giá trị của một thương hiệu nhất định nào đó hay là một tài sản vô hình của doanh nghiệp tới thời điểm đó là rất lớn.
+ Các hoạt động của doanh nghiệp không đòi hỏi quá nhiều về các tài sản hữu hình.
- Còn đối với tỷ lệ p/b thấp thì mang ý nghĩa như sau:
+ Giá cổ phiếu hiện tại của doanh nghiệp đang được định giá thấp.
+ Tài sản của doanh nghiệp thực tế là không có và có thể đó chỉ là tài sản xấu, đồng thời có nguy cơ mất số tài sản đó.
+ Tài sản của doanh nghiệp có kỳ vọng khá thấp trong tương lai xét về lợi nhuận cũng như các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó cũng đang trong tình trạng rất cạnh tranh.
+ Các ngành công nghiệp hiện đang hoạt động và cần có một lượng rất lớn về các tài sản cố định như là dây chuyền sản xuất thép, sợi, xây dựng các công trình,...
Như vậy, tỷ lệ p/b của một doanh nghiệp sẽ phụ thuộc rất lớn vào mức thu nhập, tốc độ phát triển cũng như lợi thế cạnh tranh, đồng thời cả những rủi ro của doanh nghiệp đó. Nếu như các yếu tố của tổ chức đó có sự giống nhau thì tỷ lệ p/b thấp sẽ mang đến nhiều lợi ích hơn cho doanh nghiệp. Và nếu xem xét tổng thể thì việc tỷ lệ p/b càng cao sẽ có sự rủi ro càng lớn, ngược lại p/b càng thấp thì mức độ rủi ro cũng sẽ thấp hơn. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp không hiểu rõ được về vấn đề này thì sẽ vẫn có thể gặp vấn đề bình thường. Theo đó, p/b cao sẽ thường liên kết với những doanh nghiệp đang trên đà phát triển tốt, còn những doanh nghiệp hoạt động bình thường và có giá ngang với thị trường sẽ thường gắn với tỷ lệ p/b thấp hơn.
Việc làm chứng khoán tại Hà Nội
3. Ưu điểm và hạn chế của chỉ số p/b
3.1. Ưu điểm của chỉ số p/b
- Do B sẽ thường là số dương, do đó việc sử dụng chỉ số p/b sẽ giúp cho việc đánh giá một cách chính xác nhất về cổ phiếu doanh nghiệp dù cho các doanh nghiệp đó đang thua lỗ.
- B sẽ thường ổn định hơn rất nhiều so với EPS, do đó tỷ lệ p/b được coi là chỉ số tốt nhất khi mà EPS có sự biến động nhiều hơn so với P/E, EV/EBIT, PEG,...
- Chỉ số p/b được đánh giá là rất phù hợp để có thể định giá giúp các doanh nghiệp có tải sản để thanh toán ở mức cao nhất như là ngân hàng, doanh nghiệp tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm,...
3.2. Hạn chế của chỉ số p/b
Bên cạnh những ưu điểm trên thì chỉ số p/b cũng vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau:
- Chỉ số p/b không phù hợp để các doanh nghiệp định giá cổ phiếu về các công ty liên quan đến dịch vụ, những nơi mà có tài sản vô hình như là con người hay sự tin tưởng, lòng trung thành của đối tượng khách hàng,...
- Chỉ số p/b thực tế không phải là một loại chỉ số tốt nhất để có thể thực hiện các phép so sánh với các doanh nghiệp khác trong cùng một lĩnh vực bởi sự khác biệt về quy mô, chiến lược hoạt động cũng như phân khúc thị trường.
- Chỉ số p/b sẽ không hiệu quả khi áp dụng đối với các doanh nghiệp có sự tăng trưởng nhanh.
- Chỉ số p/b có thể sẽ là ảo bởi nguyên tắc về kế toán, về các tài sản ảo, tài sản ngầm,... là rất lớn hiện nay.
Việc làm chứng khoán tại Hồ Chí Minh
4. Ví dụ về tỷ lệ p/b qua một số doanh nghiệp cụ thể
Để có thể hiểu rõ hơn về chỉ số hay tỷ lệ p/b thì bạn có thể theo dõi các phân tích, ví dụ cụ thể ở một số doanh nghiệp sau đây:
- Tỷ lệ p/b của tập đoàn Vinamilk:
Đối với tập đoàn này thì xét thấy vào tháng 1/2018, B của Vinamilk là 16,54 còn P là 211,8 thì tỷ lệ p/b của tập đoàn tính ra sẽ là 12,8.
Tuy vậy, trên thực tế thì đến thời điểm hiện tại, mặc dù tỷ lệ p/b của tập đoàn này luôn ở mức khá cao nhưng lại có xu hướng liên tục tăng giá lên kể từ khi niêm yết. Bởi đây là một tập đoàn rất lớn, hoạt động tốt với sự tăng trưởng khá bền vững. Do đó mà rất nhiều nhà đầu tư sẵn sàng đáp ứng và trả đến 12,8 đồng dành cho 1 đồng vốn của Vinamilk.
- Tỷ lệ p/b của doanh nghiệp ROS:
Với doanh nghiệp ROS này thì cũng vào tháng 1/2018, tỷ lệ p/b của doanh nghiệp là khá cao và bằng 15,3. Tuy vậy, ROS thực chất chỉ là một doanh nghiệp hoạt động thương mại tạm thời và rất nhiều báo cáo tài chính đã xem xét cũng như có sự nghi ngờ về doanh nghiệp này. ROS hiện tại đang nắm giữ mức giá rất cao trên thị trường cổ phiếu và cũng là một côt phiếu khá tốt nhưng nhiều nhà đầu tư lại không có ý muốn trả giá, thậm chí một lời khuyên cho các doanh nghiệp khác là nên tránh xa.
- Tỷ lệ p/b của doanh nghiệp VNS:
Tính đến thời điểm tháng 1/2018 thì tỷ lệ p/b của doanh nghiệp này là 0,61. Như vậy xét thực tế thì khả năng cạnh tranh của VNS với Grab là không cao. Do đó, nhiều nhà đầu tư đã xem xét và đánh giá về tương lai của VNS là không khả quan nên tỷ lệ p/b rất thấp. Và các nhà đầu tư nếu cảm thấy doanh nghiệp này không có tương lai thì chắc chắn sẽ không chịu rót vốn để đầu tư. Còn nếu họ thấy được VNS có khả năng chuyển biến theo chiều hướng tích cực thì có thể mạnh dạn đầu tư và có thể sẽ thu được nguồn lợi rất lớn từ doanh nghiệp này.
Hy vọng những thông tin trên đây của work247.vn sẽ mang đến những kiến thức hữu ích nhất, giúp các bạn hiểu được về p/b là gì cùng với những vấn đề quan trọng liên quan đến p/b của các doanh nghiệp. Từ đó có thể đánh giá và xem xét về việc đầu tư cổ phiếu cho các doanh nghiệp sao cho phù hợp và mang lại lợi nhuận cao nhất.