SQA là gì? Công việc của người “săm soi” phần mềm chuyên nghiệp

Tác giả: Phùng Hà 22-05-2024

Quản lý chất lượng các bạn đã không còn xa lạ nữa, tuy nhiên khi nói đến SQA chắc chắn vẫn là một câu hỏi với nhiều người. Vậy SQA là gì nhỉ? Những thông tin hữu ích liên quan đến SQA bạn nên bỏ túi cho mình có những gì? Cùng đọc ngay bài viết dưới đây chia sẻ về SQA, cùng nhiều thông tin hấp dẫn khác nhé!

1. Giải nghĩa: SQA là gì?

Chúng ta hay nghe nhiều đến QA hoặc QC chứ khi nói đến SQA, chắc chắn sẽ có rất nhiều người chưa hiểu rõ hoặc chưa từng nghe đến vị trí công việc này. Vậy SQA là gì nhỉ?

Giải nghĩa: SQA là gì?

SQA là một thuật ngữ được viết tắt bởi cụm từ tiếng Anh đầy đủ là Software Quality Assurance để chỉ đến một bộ phận chuyên quản lý, giám sát và đảm bảo chất lượng phần mềm trong các công ty, doanh nghiệp hiện nay. Đây chính là bộ phận cực kỳ quan trọng trong công ty, nó là những người có trách nhiệm và quyền quy định cho về việc đặt ra các khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp theo phương pháp như thế nào, sử dụng phương án kiểm tra chất lượng ra sao để đạt kết quả tốt nhất, tiêu chuẩn kiểm tra như thế nào và đúng với yêu cầu theo quy định.

Hiện nay, tại Việt Nam có một số doanh nghiệp, công ty coi SQA là một bộ phận quan trọng trong việc “kiếm lỗi” của các sản phẩm khi chúng đã được định hình. Một số doanh nghiệp khác lại coi bộ phận SQA chính là đơn vị kiểm tra trực tiếp đầu ra trung gian của sản phẩm để luôn đảm bảo về sự nhất quán trong quá trình sản xuất được thực hiện một cách nghiêm ngặt và đúng tiêu chuẩn đặt ra.

SQA chỉ là một khái niệm cực nhỏ trong cả một khái niệm lớn QA mà nó bao gồm cả PQA – đảm bảo chất lượng của quy trình và SQA là đảm bảo chất lượng của phần mềm. Trong quá trình này, SQA đóng vai trò quan trọng như một QC thực thụ với công việc và trách nhiệm chính trong việc đảm nhận việc kiểm thử sản phẩm đang phát triển.

SQA là bộ phận kiểm trả và đảm bảo chất lượng phần mềm

Như vậy, các bạn đã có câu trả lời cho SQA là gì rồi đúng không nào? Nó chính là chỉ đến đội ngũ, hay bộ phận thực hiện công việc và chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo chất lượng phần mềm trong nhiều doanh nghiệp sản xuất hiên nay. Vậy theo bạn tại sao trong quá trình tiến hành kiểm thử, các doanh nghiệp luôn cần đến sự có mặt của các chuyên gia “săm soi” phần mềm – SQA này?

2. Trong quá trình quản lý kiểm thử tại sao cần đến SQA?

Để giải quyết được câu hỏi trong quá trình kiểm thử của các doanh nghiệp, công ty hiện nay luôn cần sự có mặt của đội ngũ SQA, các bạn cùng xem xét và tìm hiểu kỹ hơn qua kịch bạn dưới đây.

Trong một dự án tại một doanh nghiệp thực hiện các giai đoạn kiểm thử sản phẩm như sau:

Trong quá trình quản lý kiểm thử tại sao cần đến SQA?

Dưới vai trò và trách nhiệm của một người quản lý kiểm thử, bạn sẽ là người đứng ra phụ trách các hoạt động kiểm thử này tại doanh nghiệp và bạn chính là người có vị trí cao nhất trong nhóm dự án này. Vậy ai sẽ là người đứng ra xem xét nhiệm vụ của bạn và kiểm tra đối với các hoạt động về quản lý dự án được thực hiện theo một tiêu chuẩn cao nhất được đặt ra trước đó?

Câu trả lời cho bạn đó chính là SQA, người đảm nhận SQA chính là nhân tố có quyền đánh giá và kiểm tra về các hoạt động quản lý dự án được thực thi theo tiêu chuẩn cao nhất cho thể đã được đặt ra trước đó. Thông qua các chỉ số được đưa ra từ kết quả của tổng quan mang về, ban quản lý có thể đưa ra được những đánh giá chất lượng của việc xử lý dự án của bạn như thế nào, có hiệu quả và đảm bảo hay không.

Như vậy, bạn cũng thấy được lý do tại sao chúng ta cần đến đội ngũ SQA trong quá trình quản lý kiểm thử rồi đúng không nào? SQA sẽ tiến hành phỏng vấn một người quản lý kiểm thử theo sự phân công để đưa ra những đánh giá về dự án từ các tiêu chuẩn đã được đặt ra và cho một kết quả đánh giá chính xác, khách quan nhất.

Qua ví dụ về kịch bạn như trên đã nói, chúng ta có thể thấy được lợi ích của SQA hiện nay như sau:

SQA là bộ phận rất quan trọng trong quản lý kiểm thử hiện nay

+ Thứ nhất, tiến hành giám sát và cải thiện cho quy trình trong dự án của công ty, doanh nghiệp.

+ Thứ hai, đảm bảo dự án luôn tuân thủ theo các quy tắc, các tiêu chuẩn được đưa ra.

+ Thứ ba, ngăn ngừa, ngăn chặn với các việc có thể xảy ra làm ảnh hưởng hoặc các vấn đề về chất lượng của sản phẩm.

Tin tuyển dụng: Việc làm Quản lý chất lượng

3. Phát triển kế hoạch SQA và những thông tin hữu ích

Để tiến hành hoạt động kiểm thử thì cần phải xây dựng một kế hoạch kiểm thử cụ thể và chi tiết. Cũng tương tự như vậy, khi tiến hành hoạt động SQA trong doanh nghiệp thì cần xây dựng một kế hoạch SQA đúng chuẩn. Kế hoạch SQA được xây dựng với mục tiêu để hỗ trợ việc lập kế hoạch cho thủ tục và quy trình, thông qua đó đảm bảo các sản phẩm được sản xuất tốt nhất, doanh nghiệp hoặc công ty mang đến các sản phẩm chất lượng vượt trội trên thị trường. Các nhà quản lý kiểm thử sẽ thực hiện kế hoạch SQA trong đó đánh giá sẽ được lên lịch thực hiện một cách định kỳ và có kế hoạch cụ thể. Trong kế hoạch SQA được lập ra, Test Manager cần thực hiện công công việc như sau:

3.1. Xác định được trách nhiệm và vai trò của nhóm SQA là gì?

Trong một nhóm dự án khi triển khai thực hiện, với vai trò là thành viên của nhóm, mỗi người cần tự có trách nhiệm về chất lượng công việc mà mình thực hiện, và đảm bảo công việc của mình luôn đáp ứng các tiêu chí về QA theo quy định.

Xác định được trách nhiệm và vai trò của nhóm SQA là gì?

Nhóm SQA chính là những người có vai trò chính trong dự án. Người quản lý kiểm thử cần phải chỉ rõ ràng, chi tiết trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhóm SQA khi thực hiện kế hoạch SQA, cụ thể như sau:

+ Phải thực hiện việc rà soát và đánh giá về chất lượng đối với các hoạt động của dự án, thông qua đó nó phải đáp ứng được các tiêu chí QA theo quy định đặt ra.

+ Phối hợp công tác cùng với ban quản lý và các nhóm dự án của công ty để đánh giá các yêu cầu và góp mặt vào các cuộc hợp để đánh giá về tình trạng của dự án một cách khách quan và chi tiết nhất.

+ Thiết kế và lên kế hoạch cho việc theo dõi, thu thập các số liệu cần thiết để đảm bảo chất lượng dự án.

+ Tiến hành việc đo lường về chất lượng của sản phẩm, luôn luôn đảm bảo sản phẩm phải đáp ứng được đầy đủ các kỳ vọng của khách hàng trên thị trường hiện nay.

Đừng bỏ qua: Việc làm Trưởng phòng qunả lý chất lượng

3.2. Đưa ra danh sách sản phẩm để SQA xem xét và kiểm tra

Bước tiếp theo trong công việc mà một nhà quản lý kiểm thử cần thực hiện đó chính là lập danh sách các sản phẩm công việc hay hiểu đơn giản hơn là phân công công việc thực hiện với người kiểm tra SQA sẽ tiến hành xem xét và kiểm tra, cụ thể như sau:

Đưa ra danh sách sản phẩm để SQA xem xét và kiểm tra

+ Tiến hành liệt kê tất cả các sản phẩm công việc được tạo ra của từng quy trình trong quản lý thử nghiệm ra.

+ Xác định cơ sở hoặc thiết bị nào mà nhân viên SQA có thể truy cập vào để thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra chất lượng phần mềm quả mình, thông qua đó để đánh giá về quá trình hoặc thực hiện việc kiểm tra chất lượng một cách hiệu quả và chuẩn xác nhất.

+ Đưa ra các mô tả chi tiết về các nhiệm vụ sẽ được thực hiện với những người làm kiểm tra SQA. Thông qua đó mỗi thành viên có thể nắm và hiểu rõ về công việc của mình. Cũng như nắm được rõ nhất về các hoạt động SQA cho từng sản phẩm công việc của công việc mà mình đang thực hiện.

Có thể bạn muốn biết: IQC là gì?

3.3. Thực hiện các tác vụ SQA thông qua lịch biểu

Sau khi thực hiện được bước trên, các Test Manager sẽ tiến hành tạo ra bản lịch trình cho các tác vụ SQA đó. Trên thực tế thì lịch trình SQA thường được thúc đẩy bởi lịch trình phát triển của dự án nào đó mà họ thực hiện. Do đó, một tác vụ SQA sẽ được thực hiện trong mối quan hệ với những hoạt động đang diễn ra khác về phát triển phần mềm trong công ty, doanh nghiệp.

Thực hiện các tác vụ SQA thông qua lịch biểu

Ví dụ đơn giản như sau:

Ngày 26/10/2021, nhiệm vụ của SQA là tiến hành đánh giá quá trình lập kế hoạch, thực hiện việc theo dõi và giám sát dự án. Người chịu trách nhiệm là Hà, đưa ra mô tả chi tiết về nhiệm vụ mà bản thân đã thực hiện, sau đó tiến hành đưa ra kết quả đánh giá. Lịch trình này sẽ tiến hành theo thời gian.

4. Trở thành chuyên gia “săm soi” phần mềm cần đáp ứng những gì?

Để bạn có thể trở thành một chuyên gia “săm soi” phần mềm – SQA trong các công ty, doanh nghiệp hiện nay thì bạn cần phải đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu và tố chất như sau:

+ Nếu bạn làm về tự động hóa thì cần có kỹ năng code.

+ Có kiến thức, kỹ năng và hiểu biết về mọi chức năng, khía cạnh khác nhau của sản phẩm để đưa ra được các đánh giá yêu cầu cụ thể nào đó của doanh nghiệp.

+ Có các kiến thức về tên miền đặc thù như banking, healthcare, tài chính,….

Trở thành chuyên gia “săm soi” phần mềm cần đáp ứng những gì?

+ Có kiến thức về chuyên ngành QA và hệ thống phần mềm hiện nay.

Ngoài những kỹ năng công nghệ hay chuyên môn liên quan đến SQA như trên đã nói, để trở thành người “săm soi” phần mềm, các bạn còn cần một số kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, tư duy sáng tạo, trong công việc là người có tính cẩn thận và luôn suy nghĩ thấu đáo mọi việc,.. những kỹ năng mềm này sẽ trợ giúp rất nhiều cho công việc của bạn đó nhé!

Như vậy, với chia sẻ trong bài viết này các bạn đã hiểu SQA là gì rồi đúng không nào? Đây chính là bộ phần rất quan trọng trong việc kiểm tra chất lượng phần mềm trong nhiều công ty, doanh nghiệp hiện nay. Hy vọng với những thông tin hữu ích này, các bạn sẽ không chỉ hiểu về SQA mà còn có thể tìm được một công việc SQA hấp dẫn cho bản thân, phát triển với công việc này nữa nhé!

Mẫu CV xin việc