Các chức danh trong phòng nhân sự - Bạn biết được bao nhiêu?
Theo dõi work247 tạiNgoài những tài sản quý giá về vật chất thì con người cũng là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn đối với mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào càng có sự sắp xếp về cơ cấu chặt chẽ và quản lý hiệu quả thì càng phát triển tốt.
Trong số các phòng ban, nhân sự chính là một phòng gánh vác nhiều nhiệm vụ quan trọng, vậy những bộ phận nào được xuất hiện để họ có một sự hoạt động luôn ổn định? Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu về các chức danh trong phòng nhân sự ở bài viết dưới đây nhé.
1. Trưởng phòng nhân sự
Để có một phòng ban luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao thì cần đến 1 thủ lĩnh thực sự tài ba. Và trưởng phòng nhân sự chính là người gánh vác mọi mũi giáo, là người tiên phong cho tất cả các phong trào mà công ty đề ra.
Đây là vị trí được đánh giá cao và có tầm ảnh hưởng lớn trong mỗi một doanh nghiệp, các chủ đầu tư thường nói rằng các bộ phận khác có thể khuyết thế nhưng trưởng phòng nhân sự là chức danh không thể không có dù chỉ 1 ngày nếu không doanh nghiệp sẽ bị mất đi sự ổn định vốn có của nó.
Trưởng phòng nhân sự là người lên kế hoạch, triển khai và giám sát các bộ phận khác trong phòng, luôn theo sát và đôn đốc nhân viên để tất cả đạt được mục tiêu như kế hoạch đề ra.
Xem ngay: Việc làm Trưởng phòng nhân sự
2. Bộ phận phụ trách tiền lương và phúc lợi
Có được sự phát triển lớn mạnh thì doanh nghiệp sẽ cần phải quan tâm nhiều hơn tới đời sống cũng như các chế độ dành cho người lao động, đặc biệt là chính sách tiền lương. Bởi vậy, bộ phận phụ trách về tiền lương và các chế độ phúc lợi của doanh nghiệp có phần được ưu ái hơn các bộ phận khác.
Làm việc ở bộ phận này chắc chắn bạn sẽ phải thật cẩn thận nếu không sẽ thường xuyên gặp rắc rối hoặc tai hoạ vạ vào thân bởi lẽ những vấn đề liên quan tới lợi ích thì hầu như tất cả mọi người đều quan tâm.
Người lao động cần làm việc trong một môi trường được đảm bảo sự công bằng về quyền lợi, như vậy họ mới yên tâm để cống hiến hết mình vì sự nghiệp phát triển chung của cả công ty.
Khi làm việc ở chức danh này, bạn đang được coi là người nắm giữ cán cân thu nhập của tất cả mọi người, vậy nên cần phải thận trọng và biết cách xử lý ổn thoả những rắc rối phát sinh trong quá trình làm việc.
Ngoài tiền lương, bộ phận này còn phải đảm bảo về các chính sách phúc lợi một cách rõ ràng và công minh đối với toàn thể cán bộ, công nhân viên làm việc tại doanh nghiệp.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ thì người đảm nhận nhiệm vụ sẽ phải am hiểu về luật pháp một cách thành thạo.
Khám phá: Mô tả công việc nhân viên nhân sự - Thông tin đầy đủ từ A - Z
3. Bộ phận tuyển dụng
Công ty có sở hữu được nhiều nhân tài hay không chính là nhờ vào bộ phận tuyển dụng của phòng nhân sự. Họ sẽ phải tiếp cận ứng viên sau đó đưa ra các bản tin tuyển dụng cùng với chế độ vô cùng hấp dẫn, bằng nghiệp vụ của mình họ sẽ đánh giá và nhận xét từng ứng viên xem ai là người có năng lực phù hợp nhất với vị trí tuyển dụng.
Để làm tốt nhiệm vụ tất nhiên các nhân viên tuyển dụng sẽ không tự làm một mình, họ cần có sự kết hợp ăn ý với các phòng ban khác để hiểu rõ hơn về từng vị trí đồng thời tiếp nhận những yêu cầu được gửi tới từ các phòng ban để lên danh sách các vị trí cần tuyển dụng.
Không phải lúc nào bộ phận tuyển dụng cũng tiến hành đăng tin thông báo tuyển dụng mà chỉ khi các bộ phận khác có nhu cầu cần tuyển thêm nhân sự. Bạn thường thấy ở các doanh nghiệp lớn, hoạt động tuyển dụng là diễn ra thường xuyên đúng không? Tuy nhiên đó là do số lượng người lao động nghỉ nhiều và diễn ra liên tục, trong khi đó hoạt động sản xuất lại rất quan trọng nên họ cần phải tuyển dụng với tần suất lớn.
Nói chung, bộ phận tuyển dụng luôn phải đảm bảo đáp ứng kịp thời nguồn nhân lực đang thiếu để các phòng ban hoàn thành đúng tiến độ được giao.
Đọc ngay: Việc làm Nhân viên tuyển dụng
4. Bộ phận phụ trách đào tạo
Trong doanh nghiệp, các hoạt động đào tạo là không thể thiếu. Nhân sự phụ trách công tác đào tạo sẽ tiến hành lập kế hoạch đào tạo chi tiết và cụ thể để hướng dẫn người mới, bên cạnh đó các nhân viên ưu tú làm việc lâu năm tại công ty cũng cần được bồi dưỡng để nâng cao trình độ, vì vậy đội ngũ phụ trách đào tạo cần phải đưa ra đúng nội dung và áp dụng với đúng đối tượng để họ đạt được mục đích cuối cùng của mình.
Trong số các chức năng của phòng nhân sự, có lẽ chức năng đào tạo và bồi dưỡng nhân lực là có vai trò quan trọng nhất bởi nó còn ảnh hưởng tới “chất lượng” của đội ngũ nhân viên có tại doanh nghiệp. Một doanh nghiệp tốt chắc chắn các lãnh đạo phải tốt trước.
Đào tạo là nhằm cải thiện hoặc phát triển năng lực, giúp nhân viên trong công ty ngày càng phát triển hơn, có thể tiến xa hơn trong công việc và gặt hái được nhiều thành tích xuất sắc. Chính bởi vậy bộ phận đào tạo không chỉ có vai trò đối với doanh nghiệp mà còn có tầm ảnh hưởng vô cùng lớn tới các nhân viên.
Việc học không bao giờ là thừa thãi, dù bạn có ở độ tuổi nào thì vấn đề về đào tạo và phát triển cũng sẽ là cần thiết. Các nhà đầu tư kinh doanh, các ông chủ lớn mặc dù họ đã có tài sản kếch xù tuy nhiên họ vẫn đều đặn tham gia vào các khoá học đào tạo để nâng cao năng lực bản thân, phát triển và hoàn thiện mình hơn nữa. Cho nên bộ phận đào tạo xuất hiện ở phòng nhân sự là một sự sắp xếp cực kỳ đúng đắn.
Tìm hiểu thêm: Việc làm Trưởng phòng đào tạo
5. Bộ phận phụ trách mảng bảo hiểm
Bên cạnh những bộ phận vừa rồi thì phòng nhân sự vẫn còn 1 bộ phận có tầm ảnh hưởng lớn mà bất kể nhân viên nào cũng quan tâm đó là bộ phận phụ trách mảng bảo hiểm.
Ngoài tiền lương, chế độ bảo hiểm chính là mối quan tâm hàng đầu của mỗi người lao động, chính bởi vậy trước khi nhận việc thì họ cần biết rõ về cách các chính sách bảo hiểm của doanh nghiệp với nhân viên như thế nào.
Họ muốn tìm hiểu xem doanh nghiệp có mua bảo hiểm cho họ không? Nếu đóng thì có áp dụng đúng quy định mà Nhà nước đề ra hay không? Nộp có đúng kỳ hạn hay không?... Với mỗi một ý kiến thắc mắc thì bộ phận chuyên trách bảo hiểm sẽ phải giải thích rõ ràng, tường tận và chính xác để đáp ứng nhu cầu của họ.
Tiền lương chính là thứ mà họ có thể lĩnh về hàng tháng thế nhưng bảo hiểm thì sẽ có lợi ích về lâu về dài. Bạn càng đóng nhiều thì đồng nghĩa với việc bạn sẽ có khoản tiết kiệm cho tương lai sau này.
Vấn đề này luôn được người lao động quan tâm nên nhân sự phụ trách cũng cần hết sức cẩn trọng để không mắc phải các sai sót không đáng có.
Như vậy, work247.vn vừa cung cấp đến bạn các thông tin về chức danh trong phòng nhân sự một cách rõ ràng nhất. Hy vọng sau khi tham khảo bạn đọc có thể hiểu biết hơn về các chức danh ấy và nếu như bạn có ý định ứng tuyển vào bất kỳ vị trí nào trong phòng nhân sự thì sẽ không bị bỡ ngỡ.
2310 0