Tổ chức tài chính vi mô là gì? Sứ mệnh tốt đẹp của một tổ chức
Tác giả: Trương Thanh Thanh 16-04-2024
Tổ chức tài chính vi mô là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người đặt ra nhưng chưa tìm được câu trả lời hoàn chỉnh. Tại bài viết này tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về tổ chức tài chính vi mô. Bắt đầu thôi.!
1. Những điều biết khi nhắc đến tổ chức tài chính vi mô
1.1. Tổ chức tài chính vi mô là gì?
Tại các nước đang phát triển thì vấn đề nghèo đói là mối quan tâm hàng đầu ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia. Chính từ việc muốn giảm đi mối quan tâm này, các tổ chức tài chính vi mô ra đời. Tổ chức vi mô hay được gọi với tên tiếng anh là Microfinance institutions (MFI) là một tổ chức nhằm cung cấp dịch vụ tài chính cho những người dân có thu nhập thấp và gần như không có thu nhập. Giống như một phần dịch vụ của ngân hàng, hầu như tất cả các khách hàng của tổ chức vi mô thường đến để vay tiền và một số người đến để cung cấp bảo hiểm, gửi tiền và sử dụng các dịch vụ khác như ngân hàng với quy mô nhỏ hơn.
Một quy mô lớn của các tổ chức vi mô thường được gọi là viện tài chính vi mô. Họ là những người cung cấp tín dụng và các dịch vụ tài chính các cho các đại diện tầng lớp dân cưc nghèo (ngoại trừ tầng lớp cực nghèo)
Ngày nay, Tổ chức tài chính vi mô đang ngày càng được coi là một tổ chức hiệu quả nhất phục vụ nhu cầu giảm nghèo bằng cách cho phép hỗ trợ tín dụng vi mô cho người có khi nhập khó khăn về mặt tài chính. Điều này giúp họ có thể mở một doanh nghiệp siêu nhỏ để nhằm nâng cao cải thiện thu nhập của chính mình.
Tài chính vi mô được xem là một công đóng một vai trò rất lớn trong việc thu hẹp khoảng cách giữa các tổ chức tài chính chính thức với người nghèo, những người có thu nhập khó khăn ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Các tổ chức tài chính vi mô (MFI) tiếp cận các nguồn tài chính từ Ngân hàng và các tổ chức tài chính chính thống khác với mục đích cung cấp các dịch vụ tài chính và hỗ trợ tài chính cho người nghèo.
Lĩnh vực tài chính vi mô luôn tập trung vào việc tìm hiểu nhu cầu của người nghèo và đề ra những giải pháp tốt nhất để cung cấp dịch vụ phù hợp thỏa mãn yêu cầu của họ, và phát huy cũng như phát triển đến mức hiệu quả để cung cấp tài chính cho người nghèo. Những nỗ lực liên tục không ngừng nghỉ đấy hướng tới việc tự động hóa các hoạt động để cải thiện hiệu quả và ổn định.
Mục tiêu của MFI phải làm là:
-
Cải thiện chất lượng cuộc sống của người nghèo bằng cách cung cấp quyền tham gia vào các dịch vụ tài chính và hỗ trợ cho những người có thu nhập thấp.
-
Huy động các nguồn lực để cung cấp các dịch vụ tài chính và hỗ trợ cho người nghèo, đặc biệt là những người phụ nữ trong nền kinh tế khó khăn này, đồng thời là cho các doanh nghiệp siêu nhỏ nhằm giảm thiểu vấn đề thu nhập thấp.
-
Tìm hiểu và đánh giá các dịch vụ mà họ cung cấp đến người nghèo một cách nhanh nhất, thuận tiện nhất.
-
Đào tạo người nghèo ở các khu vực có những kỹ năng cơ bản, cho phép họ sử dụng các nguồn lực có sẵn hoặc không có vào việc đóng góp một phần sức lực để giảm thiểu việc thiếu thu nhập ở khu vực nông thôn.
Có nhiều loại tổ chức cung cấp tài chính vi mô có thể kể đến như: Công đoàn tín dụng, tổ chức phi chính phủ, hợp tác xã và các lĩnh vực của ngân hàng chính phủ. Ví dụ như ở Ấn Độ - Hiện tại đang làm nước có thu nhập thấp, mức độ phân chia giàu nghèo được thể hiện rõ, các tổ chức tài chính vi mô xuất hiện được gọi là các công ty tài chính phi ngân hàng (NBFC) đã giúp những người có thu nhập thấp có thể sử dụng công cụ vay tiền để nâng cao thu nhập của chính họ nhờ cách buôn bán, mở một doanh nghiệp siêu nhỏ cho chính mình.
Việc làm ngân hàng - chứng khoán - đầu tư
1.2. Sự khác biệt giữa Tổ chức tài chính vi mô và Ngân hàng thương mại mà ai cũng nhầm lẫn
Nhiều tổ chức tài chính vi mô (MFI) hoạt động rất giống với các ngân hàng thương mại. Họ cũng được bắt đầu với vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên không phải tất cả các tổ chức tài chính vi mô đều có giống với ngân hàng thương mại, và đôi khi các tổ chức tài chính vi mô thuận lợi hơn các ngân hàng truyền thống.
1.2.1. Những điểm phân biệt cơ bản dưới hai loại hình tổ chức
- Dịch vụ:
Ngân hàng thương mại truyền thống là một ngân hàng bao gồm các dịch vụ tài chính từ tiết kiệm đến các khoản vay, bảo hiểm và lương hưu.
Các tổ chức tài chính vi mô thường là các tổ chức tài chính chỉ được phép vay, các tổ chức tài chính lớn hơn sẽ có thêm dịch vụ gửi tiền hàng tháng và có lãi suất cao.
- Nhà tài trợ:
Các tài trợ cho ngân hàng thương mại thường diễn ra thông qua chào bán công khai trên thị trường chứng khoán dưới dạng vốn chủ sở hữu.
Còn các tổ chức tài chính vi mô thường nhận được tài trợ từ các cá nhân, chủ sở hữu cổ phần tư nhân dưới dạng nợ.
- Rủi ro:
Thêm vào đó các ngân hàng thương mại có nguồn vốn tương đối dễ dàng và tham gia vào các dịch vụ tài chính với các hộ gia đình có thu nhập tương đối tốt, cho phép họ tính lãi suất thấp hơn (10% đến 15%) cho các khoản vay của học vì rủi ro thấp.
Mặt khách, các tổ chức tài chính siêu nhỏ thường tính lãi suất cao từ 18% đến 26% vì việc tài trợ của họ không dễ dàng và việc họ có thể lấy lại được tiền từ những người vay tương đối khó khăn và các tương đối rủi ro với các khoản vay miễn phí thế chấp.
1.2.2. MFI thuận lợi hơn các ngân hàng truyền thống
Dưới đây là các yếu tố phân biệt giữa MFI với các ngân hàng thương mại truyền thống, chỉ ra được các MFI thuận lợi hơn các ngân hàng truyền thống:
- Thị trường:
Các MFI siêu nhỏ tập trung vào việc cho vay đối với các gia đình có thu nhập thấp, giúp họ có thể kiếm được 30.000.000 VND đến 40.000.000 VND mỗi năm. Tuy nhiên giống với các ngân hàng khác thì người vay cũng sẽ bị gán với những mức lại suất khác nhau và hàng tháng họ sẽ phải chi trả cả lãi và gốc. Nhưng thông thường, các khoản vay cũng làm tăng thu nhập gia đình ví dụ như việc mua hàng tồn kho của một cửa hàng hay thu mua hạt giống để học có thể tham gia vào vụ thu hoạch tiếp theo. Những người vay MFI là những người lao động siêng năng, họ có thể mở các doanh nghiệp siêu nhỏ như nhà hàng ven đường, các quầy hàng nhỏ, tự mở một shop quần áo, một cửa hàng sửa chữa nhỏ.v.v…). Thậm chí nếu như họ mất việc học cũng vẫn có thể nỗ lực để tìm một công việc mới để cải thiện cơ hội cho gia đình, từ đấy suy trì danh tiếng cũng như những người có thu nhập cao, ổn định.
- Đòn bẩy lớn hơn các ngân hàng truyền thống:
Các ngân hàng trung ương tại các quốc gia, nơi mà các tổ chức tài chính vi mô phát triển thường tạo lợi thế cho học hơn so với các ngân hàng khác. Ví dụ như về yêu cầu vốn lỏng lẻo, nhằm cải thiện khả năng tiếp cận vốn cho những người có thu nhập thấp hơn và giúp giảm thiểu mối lo ngại của một quốc gia. Tuy nhiên đây cũng là một điều không tốt, việc điều lệ vốn lỏng lẻo có thể sinh ra việc tham nhũng của các cơ quan chính phủ có nhiều mối quan hệ hoặc có quyền sở hữu các tổ chức MFI hơn các ngân hàng.
- Chi phí vốn thấp hơn so với rủi ro:
Nhiều nhà đầu tư vốn vào MFI điều bắt nguồn từ động lực xã hội và có tỷ lệ hoàn vốn thấp hơn, miễn là trong trường hợp có thể đáp ứng các tiêu chí xã hội nhất định. Đồng thời các yêu cầu về lãi suất cũng có thể thấp hơn lãi suất thị trường, tuy nhiên vẫn có trường hợp khoản vay sẽ tăng cao theo quy định đi kèm của họ. Khi một MFI lớn mạnh họ sẽ mở thêm dịch vụ gửi tiền cho khách hàng của mình, khuyến khích chọn gửi tiền với lãi suất cao cho các tài khoản tiết kiệm, một số các tổ chức có thể lên tới 10% hàng năm.
- Không yêu cầu tài sản thế chấp:
Trong khi các ngân hàng truyền thống thường phải được đảm bảo bằng tài sản như xe máy, ô tô, nhà.v.v.. thì các tổ chức tài chính vi mô thường có xu hướng không cần tài sản thế chấp. MFI không lấy tài sản của người vay nếu họ không trả lại khoản vay nhưng thay vào đó, MFI sẽ ghi nợ và có thể không bao giờ cho người vay vay nữa. MFI cũng có thể khiến những người vay không trả được nợ nhưng người khác. Ví dụ như việc nói với trưởng làng, trưởng xã… Chính vì vậy mà các MFI thường lựa chọn người cho vay và sẽ cho họ vay với những mức và dịch vụ cụ thể phù hợp với yêu cầu họ đưa ra. Lý do mà MFI cho vay không cần thế chấp là vì, nhưng người vay thường có xu hướng nghèo hoặc không có tài sản nên MFI không thể giải thích việc phải đưa nhà của họ tới để gắn giấy ghi nợ.
3. Những cách để phát triển một tổ chức tài chính vi mô trong thời đại kỹ thuật số
Các tổ chức tài chính sinh ra để phục vụ người nghèo, đóng vai trò trong thời gian dài, bạn cần bước vào thời đại kỹ thuật số bằng cách nắm lấy những công nghệ và suy nghĩ lại về mô hình kinh doanh của bạn. Một tổ chức MFI phải trải qua rất nhiều những thách thức và sẽ nhận được những bài học đau đớn rút ra trên con đường thành công. Dưới đây tôi sẽ chỉ cho nhận những bước để có thể tồn tại là một tổ chức tài chính vi mô thành công.
3.1. Bắt đầu với một kế hoạch hiệu quả
Nếu bạn dự định tạo ra mô hình kinh doanh tài chính vi mô cho riêng mình, bạn cần phải có một ý tưởng rõ ràng về những gì bạn đang cố gắng đạt được với một giải pháp kỹ thuật số. Có nhiều MFI ngày nay đầu tư vào các mạng lưới công nghệ mà không có ý tưởng rõ ràng là tại sao học lại thực hiện nó hoặc có những kế hoạch kinh doanh để hướng tổ chức doanh nghiệp của mình đến mục đích đặt ra.
Việc bạn lập cho mình một kế hoạch cụ thể có thể giảm chi phí vận hành, giúp thu hút khách hàng và cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Đừng để đến lúc nhận ra rằng thật dễ dàng để nhảy vào một giải pháp công nghệ nào đó nhưng chỉ để phát hiện ra rằng chi phí vận hành quá cao khiến bạn mất quá nhiều tiền.
3.2. Lấy khách hàng làm trung tâm
Việc thực sự hiểu nhu cầu của khách hàng là việc giúp bạn có thể xây dựng các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật tốt nhất. Một MFI biết cách gần gũi với khachs hàng của học và biết nhu cầu của họ sẽ mang lại nhiều lợi thế lâu dài hơn các đối thủ kỹ thuật số mới.
Hãy lấy một ví dụ về việc này như sau một nghiên cứu của CGAP cho thấy tín dụng kỹ thuật số ở Tanzania, ba phần tư những người vay tín dụng kỹ thuật số đã không giảm sử dụng các khoản vay, 65% người vay tín dụng kỹ thuật số được khảo sát là đã sử dụng các khoản vay cho mục đích kinh doanh như đầu tư hoặc trả nợ.
3.3. Không để tổ chức của bạn trở nên lạc hậu
Nhiều tổ chức tài chính vi mô vẫn sử dụng hồ sơ, họ có một lượng dữ liệu đáng kinh ngạc được thu thập trên các kệ để đồ của họ. Trong khi đó, việc số hóa các dữ liệu thì dường như có ích hơn và sẽ không bị quả tải trong trường hợp có quá nhiều giấy tờ. Các tổ chức tài chính vĩ mô nên ưu tiên đầu tư vào các hệ thống quản lý dữ liệu cho phép họ thu thập dữ liệu trong tương lai để tránh trường hợp sinh ra quá nhiều giấy tờ.
Các dữ liệu riêng của MFI sẽ trở nên chất lượng hơn cũng như trong việc hiểu rõ về khách hàng hơn. Dữ liệu sẽ là động lực mạnh mẽ trong việc cung cấp dịch vụ tài chính trong tương lai, các tổ chức tài chính vi mô càng sớm nắm bắt thì vị thế của họ càng ngày càng được nâng tầm.
Bài viết là những thông tin về loại hình kinh doanh Tổ chức tài chính vi mô là gì đồng thời cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để thích ứng với thời kỳ kỹ thuật số. Nếu bạn còn nhiều thắc mắc cần được giải giải đáp thì Work247.vn bao gồm một đội ngũ chuyên viên tư vấn có thể giúp bạn giải đáp những thắc mắc này trong thời gian sớm nhất. Chúc bạn có một ngày làm việc vui vẻ.