Bạn có biết tư vấn là gì? Một tư vấn viên sẽ làm công việc gì?
Tác giả: Hằng Lê 30-03-2024
Không ai có thể khẳng định rằng mình biết hết mọi thứ xung quanh cuộc sống này. Kiến thức là vô tận vì thế còn rất nhiều điều chúng ta chưa biết mà khi gặp phải sẽ khiến ta bị mơ hồ không biết cách giải quyết, phương thức vận hành,... Lúc này sự tư vấn từ một người có kinh nghiệm chuyên môn sẽ rất cần thiết. Vậy tư vấn là gì? Vai trò của tư vấn trong đời sống hiện này có quan trọng? Hãy cùng work247.vn đi tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây nhé!
1. Khái quát chung về tư vấn
1.1. Tư vấn là gì?
Cụm từ này sẽ không còn mới lạ với cuộc sống hiện tại. Bất cứ ai dù ít hay nhiều thì phải một lần cần đến sự tư vấn. Những vấn đề cần đến sự tư vấn không ở đâu xa mà nó có thể xuất phát từ xung quanh cuộc sống như học hành, tình cảm, công việc,... Người tư vấn có thể là bạn bè, cô giáo, đồng nghiệp hay thấm chí là sếp của chúng ta hoặc khi bản thân có nhu cầu sử dụng một hoạt động dịch vụ, triển khai một kế hoạch dự án hoạt động tư vấn sẽ khiến bạn phải tiêu tốn một chút tài chính để có được cách xử lý hợp thời nhất. Vậy các bạn đã biết tư vấn là gì chưa?
“Tư vấn” là một từ hán việt mang nghĩa là giảng giải, đưa ra lời khuyên, có tính chất quan hệ từ một chiều như: Tư vấn luật pháp, tư vấn sức khỏe, tư vấn xây dựng,...mục đích giúp người hỏi giải đáp được thắc mắc, nhìn nhận đúng vấn đề.
Xem thêm: Mức lương nhân viên tư vấn bảo hiểm cao hay thấp nhờ đâu?
1.2. Các hoạt động tư vấn
1.2.1. Tư vấn cá nhân
Đây là hoạt động tư vấn giữa một người (người có nhu cầu tư vấn) với người tư vấn (người có chuyên môn). Hoạt động này thường rất phổ biến trong lĩnh vực Tư vấn tâm lý, sức khỏe, hay các hoạt động liên quan đến nhu cầu của một cá nhân mà tìm đến sự tư vấn của người có năng lực, có hiểu biết về vấn đề của người cần tư vấn. Các hình thức tư vấn trong hoạt động này bao gồm:
- Tư vấn trực tiếp (Mặt đối mặt)
Hình thức này cần được áp dụng để tăng hiệu quả trong quá trình tư vấn. Làm việc gì cũng vậy, khi làm việc trực tiếp sẽ luôn đem lại hiệu quả cao hơn giảm thiểu các vấn đề phát sinh sau quá trình tư vấn.
Đây là hình thức có tính truyền thống luôn được các nhà tư vấn khuyến khích áp dụng vì qua việc tư vấn trực tiếp, tư vấn viên tiếp nhận thông tin từ lời nói sẽ dễ hiểu vấn đề của người hỏi từ đó giúp câu trả lời của nhà tư vấn đúng và sát với nội dung câu hỏi hơn. Bên cạnh đó nếu có thể làm việc mặt đối mặt sẽ khiến đối phương hiểu nhau hơn thông qua nét mặt, cử chỉ, các thắc mắc được trao đổi lại ngay tức thì giúp quá trình tư vấn diễn ra nhanh chóng.
- Tư vấn qua thư, email
Hình thức này được áp dụng với những người gặp phải trường hợp khó diễn giải bằng lời nói hay những vấn đề cần trao đổi bí mất,...Thay vì viết trên giấy rồi mất thời gian chờ đợi gửi và nhận thư nhất là trường hợp người tư vấn và người cần tư vấn có giới hạn về địa lý thì giờ đây đã được thay thế bằng thư điện tử (Email).
Tuy nhiên, khi áp dụng hình thức này bạn sẽ phải chấp nhận phải chờ đợi cách giải quyết trong khoảng thời gian nhất định.
- Tư vấn qua điện thoại
Nếu không thể gặp mặt trực tiếp và cũng không muốn chờ đợi câu trả lời quá lâu thì đây là hình thức giúp bạn giải quyết được 2 vấn đề này. Tư vấn qua điện thoại sẽ giúp được bạn tiết kiệm thời gian, công sức đi lại nhưng vẫn có được câu trả lời và cách giải quyết cho vấn đề của mình.
1.2.2. Tư vấn pháp luật
Khi những vấn đề bạn gặp phải chẳng may liên quan đến pháp luật, liệu bạn có đủ kiến thức, hiểu biết nhận định về pháp luật để giải quyết sự việc hợp pháp và đảm bảo được quyền lợi cho bản thân mình hay không? Khi chưa chắc chắn điều gì, bạn không nên thực hiện nó để tránh những sai lầm về sau. Biết đâu khi tự mình giải quyết thì nguyên nhân của vấn đề lại chính là bạn, vì vậy đừng chủ quan mà “chữa lợn lành thành lợn què” nhé!
Lời khuyên dành cho bạn khi gặp phải những tranh chấp, khiếu nại,... liên quan đến luật pháp hãy nhờ đến sự tư vấn của các luật sư, chuyên gia tư vấn luật – người có kiến thức chuyên môn về pháp luật với nhiều năm kinh nghiệm để có được cách giải quyết vấn đề tốt nhất. Các hình thức tư vấn pháp luật hiện nay bạn có thể áp dụng gồm:
- Tư vấn trực tiếp
Hình thức này sẽ đem lại cho bạn hiệu quả tốt nhất và phổ biến nhất hiện nay. Bạn có thể trực tiếp đến gặp người tư vấn tại văn phòng hoặc có thể đề nghị họ đến tận nơi để tư vấn cho bạn để đem lại những thông tin pháp luật đúng đắn và hữu ích nhất.
- Tư vấn qua điện thoại
Khi có nhu cầu cần tư vấn nhưng vì một số lý do khách quan nào đó mà bạn không thể gặp mặt để nhận được sự tư vấn trực tiếp được thì đây là một hình thức thực sự hữu hiệu. Không cần phải gặp mặt trực tiếp những bạn cũng sẽ nhận được câu trả lời và cách giải quyết cho vấn đề của bạn một cách thỏa đáng nhất.
- Tư vấn qua mạng Internet
Với hình thức này thì du bạn có ở bất cứ nới đâu cũng có thể tiếp cận được với người tư vấn dù trong hay ngoài nước. Khách hàng nên gửi email đến văn phòng người tư vấn vào thời gian hành chính để nhận được câu trả lời nhanh nhất.
Qua đó có thể thấy, dù hoạt động của bạn là gì? Hình thức bạn lựa chọn tư vấn ra sao? Thì nhà tư vấn cũng sẽ có trách nhiệm cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhất nhằm giúp bạn hiểu rõ vấn đề, vướng mắc, khó khăn đang gặp phải
Xem thêm: [Góc nghề] Nhân viên tư vấn tài chính là gì? Cần kỹ năng gì?
1.3. Những lý do dẫn đến tư vấn là gì?
Có hai nguyên nhân dẫn đến những vướng mắc trong hoạt động xung quanh ta đó là những nguyên nhân khách khách quan và nguyên nhân chủ quan
- Về mặt khách quan những nguyên nhân thường là:
+ Những vấn đề trong cuộc số bị xáo trộn không theo một trình tự cũ
+ Các vấn đề trong từng gian đoạn, lứa tuổi
+ Nhu cầu của bản thân không được thỏa mãn bao gồm cả nhu cầu về vật chất, tinh thần gây ảnh hưởng đến tâm lý
+ Vấn đề kinh tế
+ Những thất bại gặp phải trong công việc, học tập, tình yêu,...
+ Các áp lực từ bên ngoài xã hội
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Do tính cách bản thân thụ động không có trách nhiệm trong mọi hoạt động, cẩu thả, lừa biếng,...
+ Rối loạn về tâm lý, tình cảm và hành động
Việc làm tư vấn tại Hồ Chí Minh
1.4. Mục đích của tư vấn là gì?
- Tư vấn để ý thức về mình, ý thức về thực tại, đặc biệt để biết cách phòng vệ, phản ứng lại với những tác động xung quanh
- Tư vấn đề thích nghi với môi trường, với công việc
- Tư vấn để bản thân sống hòa nhập bản thân với lối sống
- Tư vấn để có thể đa ra quyết định vững vàng
- Tư vấn để giải tỏa con người, xác định đúng vấn đề đang gây ra khó khăn
- Tư vấn để có cách giải quyết, giảm thiểu hậu quả cảu những sai lầm hay những biến động tiêu cực
- Tư vấn để giúp con người biết rõ vấn dề, giúp phòng và tránh được hậu quả
2. Tư vấn viên là gì?
Khi tiến hành một hoạt động phỏng vấn sẽ sự tương tác của hai bên là người tư vấn (tư vấn viên) và người có nhu cầu tư vấn. Tư vấn viên là những người thực hiện nghề tư vấn. Tư vấn viên sẽ tiến hành thu thập, xử lý thông tin, vận dụng kiến thức chuyên môn, phát hiện vấn đề, và bằng kiến thức chuyên môn của mình để đề suất giải pháp, phương án, để giải quyết vấn đề cho người cần phỏng vấn.
Là một tư vấn viên bạn phải đảm bảo, thực hiện các nguyên tắc sau đây:
- Giữ bí mật: Khi người cần tư vấn tìm đến tư vấn viên thì chắc chắn vấn đề của họ đang rất bế tắc hoặc không hỏi được ai. Những vấn đề mà họ nói ra cần được tư vấn viên giữ bí mật tuyệt đối với người khác khi không được sự cho phép. Nếu vấn đề của người cần tư vấn gặp phải liên quan đến pháp luật có khả năng đe dọa đến tính mạng mà bị tiết lộ ra ngoài thì người tư vấn sẽ bị gọi ra tòa chất vấn đồng thời cũng sẽ làm giảm uy tín của tư vấn viên đó
- Tôn trọng người có nhu cầu tư vấn vô điều kiện: Trong trường hợp này họ là khách hàng đang sử dụng dịch vụ tư vấn của nhà tư vấn vì thế nhà tư vấn phải coi “khách hàng là thượng đế”. Có một thái độ nhiệt tình, ân cần, có trách nhiệm tư vấn trong khả năng vốn có của nhà tư vấn.
Để trở thành một tư vấn viên, yêu cầu đối với bạn là không hề ít. Ngoài kiến thức chuyên môn về lĩnh vực tham gia phỏng vấn phải rộng và đúng đắn bạn còn phải có thái độ, phong thái làm việc và cách truyền đạt dễ hiểu. Bạn phải luôn mở rộng, trau đồi thêm vốn kiến thức cho bản thân thường xuyên.
Tính cách năng động hòa đồng với mọi người xung quanh đồng thời tài ăn nói là một yếu tố không thể thiếu. Tiếp thu thông tin từ khách hàng để phân tích nhanh chóng để trả lời câu hỏi của khách hàng. Tạo dựng lòng tin bằng việc có trách nhiệm với những lời tư vấn của mình nhất là trong vấn đề về pháp luật. Điều tạo nên thành công khi bạn là một tư vấn viên chính là ở sự tin tưởng của khách hàng dành cho bạn.
Bạn đã hiểu tư vấn là gì qua bài viết trên chưa? Hi vọng bài viết trên sẽ giúp bạn giải đáp được hết những thắc mắc cảu bản thân về tư vấn cũng như là cái nghề tư vấn viên. Còn điều gì mà bạn đang thắc mắc cần tìm câu trả lời không? Hãy thường xuyên truy cập vào website Work247.vn theo dõi các bài viết với những chủ đề để cập nhật cho bản thân thêm nhiều kiến thức nhé!