5PL là gì? Vai trò của 5PL khi thương mại điện tử bùng nổ
Theo dõi work247 tại5PL là giải phải pháp nhằm cắt giảm chi phí được xây dựng trên cơ sở của mô hình 4PL trước đó. Nó được áp dụng mạnh mẽ trên các sàn giao dịch điện tử và các doanh nghiệp kinh doanh quy mô vừa và nhỏ. Vậy nó có ý nghĩa như thế nào? Cùng tôi khám phá về mô hình 5PL ngay nhé.
1. Khái niệm 5PL
5PL (Fifth Party Logistics) được hiểu là cung cấp dịch vụ cho bên thứ năm. Các doanh nghiệp khi kinh doanh, để có thể điều phối được hoạt động trong 3PL, 4PL; các doanh nghiệp sẽ sử dụng giải pháp 5PL thông qua các thông tin về cung và cầu trên thị trường về dịch vụ giao hàng trên các trang thương mại điện tử.
Để quản lý tốt và tiết kiệm chi phí, không những thương mại điện tử mà còn có các cá nhân kinh doanh vừa và nhỏ cũng sử dụng 5PL như một giải pháp logistics hữu hiệu.
Đặc điểm 5PL có tính hệ thống, bao gồm: OMS - Hệ thống quản lý đơn hàng, WMS - Hệ thống quản lý kho hàng, TMS - Hệ thống quản lý vận tải. Trong quá trình vận hành logistics các hệ thống này sẽ mối liên hệ chặt chẽ thống nhất với nhau.
Tin tuyển dụng: Tìm việc làm nhân viên chuỗi cung ứng
2. Chi tiết về hình thức logistics 5PL
Trước đây, khi thương mại điện tử chưa phát triển, bản thân các doanh nghiệp không có nhu cầu khai thác thương mại điện tử, người tiêu dùng cũng không dám “liều” để thực hiện mua bán trực tuyến. Trong những năm gần đây, thương mại điện tử ngày càng phát triển, đặc biệt dưới sự tác động của dịch Covid, hình thức mua bán này ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn, nhất là chi phí cho logistics khá cao. 5PL xuất hiện như một giải pháp mới được học hỏi từ các nước phát triển như Mỹ, Trung và các nước trong Châu Âu. Nó đã giúp cho các doanh nghiệp giảm tải áp lực về cho phí trong một thời gian ngắn và đã có tầm ảnh hưởng lớn, tác động tích cực tới các doanh nghiệp đang kinh doanh thương mại điện tử, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ngoài việc tăng cường hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng, các công ty chuyên cung cấp dịch vụ 5PL còn mang đến những giá trị gia tăng như cuộc gọi và thanh toán trực tuyến cho người tiêu dùng.
Ví dụ: Một doanh nghiệp A chuyên sản xuất mặt hàng mỹ phẩm sẽ liên kết với một công ty B chuyên cung cấp dịch vụ 5PL. Tại đó, doanh nghiệp mỹ phẩm sẽ được trở thành thành viên trong mạng lưới hàng hóa của doanh nghiệp B và bán mỹ phẩm của mình trên các trang thương mại điện tử. Những người bán hàng sẽ được hưởng quyền lợi như các thông tin mà khách hàng tìm kiếm, dự đoán được những xu hướng trong tương lai và đưa ra các chính sách phù hợp để đạt được hiệu quả kinh doanh cao.
5PL là mô hình hoàn chỉnh hơn các hình thức còn lại 1PL - tự cung tự cấp dịch vụ logistics; 2PL - một phần là tự cung tự cấp, một phần đi thuê; 3PL - thuê hoàn toàn bên ngoài nhưng hoạt động đơn lẻ; 4PL - thuê hoàn toàn bên ngoài và hoạt động chuyên nghiệp theo một chuỗi. Không những là giải pháp quản lý hiệu quả cho hoạt động trên nền tảng thương mại điện tử mà còn giúp cho các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh vừa và nhỏ hoạt động chuyên nghiệp hơn.
Xem thêm: [Update] Bản mô tả công việc nhân viên cung ứng mới nhất cho bạn
3. Vai trò của hình thức 5PL
Trước nhu cầu của thương mại điện tử trong thời kỳ 4.0, nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày càng phát triển; 5PL sẽ giúp các doanh nghiệp:
+ Tối ưu thời gian: Khi các doanh nghiệp chỉ cần tập trung cho việc vận hành bán hàng, các khâu liên quan đến logistics sẽ được các doanh nghiệp dịch vụ 5PL đáp ứng. Từ đó, tối ưu được thời gian sản phẩm tới tay khách hàng.
+ Giảm áp lực chi phí: Hoạt động logistics được diễn ra theo một chuỗi liên hoàn, các hoạt động theo dây chuyền nên sẽ giảm được các chi phí đầu vào, giúp cho hoạt động logistics có mức giá tốt hơn cho các doanh nghiệp kinh doanh.
+ Giảm mức độ cạnh tranh: Khi các doanh nghiệp kinh doanh tự cung tự cấp theo mô hình 1PL, 2PL, 3PL hay 4PL, họ sẽ cần phải chịu áp lực cạnh tranh với các thương hiệu khác về chi phí thu phí giao hàng, thời gian giao hàng. Do đó, việc sử dụng 5PL cũng sẽ giúp các doanh nghiệp giảm mức độ cạnh tranh.
Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chỉ dừng lại hình thức hoạt động ở mức 2PL, một số ít hoạt động tốt hơn đã áp dụng tới mô hình 3PL. Kể cả các doanh nghiệp có nguồn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam cũng đều chưa áp dụng được hoàn toàn 5PL vào hoạt động kinh doanh. Trước nhu cầu của thị trường, các doanh nghiệp ngày càng phải vận mình mạnh mẽ hơn, áp dụng các công nghệ, phương pháp tiên tiến của các nước trên thế giới để phát triển hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.
Bạn có bị bất ngờ khi mua những mặt hàng đến từ Trung Quốc trên sàn giao dịch điện tử Shopee chỉ mất có 10 nghìn đồng phí vận chuyển? Đã thế, các sản phẩm còn thường được áp dụng miễn phí ship còn 0 đồng. Trong khi đó, các dịch vụ vận chuyển tại Việt Nam lại có chi phí đắt hơn nhiều: Với những đơn hàng cùng thành phố thường ở khoảng 20 nghìn đồng, đơn hàng khác tỉnh ở khoảng 30 nghìn, với những đơn hàng liên tỉnh xa có thể lên tới 60 nghìn. Đơn giá này còn tùy theo quy định cân nặng của sản phẩm.
Tại sao lại có mức giá rẻ như vậy trong khi quãng đường từ Trung Quốc sang Việt Nam dài tới hàng chục nghìn kilomet? Chính bởi vì họ đã áp dụng mô hình 5PL từ rất lâu; tới thời điểm hiện tại, đã có nhiều sàn thương mại áp dụng linh hoạt hình thức này, giúp cho hàng hóa mua từ Trung Quốc có mức phí vận chuyển vô cùng cạnh tranh.
Người Việt Nam đã giải quyết khó khăn trước mắt về chi phí logistics như thế nào? Người bán sẽ phải đầu tư nhiều chi phí đầu vào cho việc nhập khẩu hơn, họ nhập hàng hóa với số lượng lớn để tiết kiệm. Tuy nhiên, điều này cũng vô cùng rủi ro khi các sản phẩm của người bán không phù hợp với thị hiếu người mua, các sản phẩm có chất lượng không được đảm bảo, mất nhiều chi phí cho việc tồn kho,... Ngoài ra, một số cá nhân khác thường “lách luật” bằng cách nhập khẩu những hàng hóa không chính ngạch. Hoạt động này lại dẫn tới các rủi ro lớn hơn, nếu bị phát hiện sẽ bị hải quan giam giữ hàng hóa hoặc thu giữ để tiêu hủy do không có giấy tờ nhập khẩu. Họ có thể mất hoàn toàn nguồn vốn đầu tư vì hoạt động nhập khẩu như thế.
Chính vì thế mà các doanh nghiệp tại Việt Nam cần áp dụng tốt hơn mô hình 5PL vào hoạt động kinh doanh, sản xuất và tiêu thụ để có thể giảm được áp lực về thời gian, chi phí và cạnh tranh, tạo đà phát triển lâu dài cho Việt Nam với các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Rất vui khi đã cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích về 5PL là gì. Mong rằng trong tương lai, sẽ có nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam áp dụng mô hình 5PL để tăng hiệu quả hơn trong hoạt động kinh doanh.
1514 0