Bạn có biết custom clearance là gì? Khó khăn gì khi thực hiện?
Theo dõi work247 tạiVận chuyển hàng hóa bằng đường biển là một trong những hình thức phổ biến, thông dụng trong giao thương kinh tế giữa các quốc gia. Hình thức này thường được sử dụng do hàng hóa có số lượng và khối lượng lớn, thời gian nhận hàng lâu và giá cả khá phải chăng. Bạn có biết, đề hàng hóa có thể mang vào nước ta, nó phải được bên hải quan thông qua? Hôm nay tôi muốn giới thiệu đến bạn một thuật ngữ trong lĩnh vực hải quan qua bài viết “Bạn có biết custom clearance là gì? Khó khăn gì khi thực hiện?”.
1. Khái niệm về custom clearance – thông quan hải quan
Custom clearance là một thuật ngữ được sử dụng trong ngành hải quan, hầu hết mọi người làm việc trong lĩnh vực Logistic, đều phải nắm được thuật ngữ này. Thông quan hải quan, hay còn gọi là custom clearance, là quá trình hoàn tất các thủ tục hải quan, trong đó hàng hóa được kiểm tra kỹ về nguồn gốc và xuất xứ thông qua các quy trình cụ thể tại cửa khẩu. Điều này được định nghĩa trong Luật Hải quan năm 2024.
Hàng hóa được vận chuyển đến hải quan, cả xuất khẩu và nhập khẩu; sau khi tiến hành kiểm tra đánh giá, bên hải quan sẽ cấp giấy chứng nhận thông quan; các doanh nghiệp sẽ được di chuyển hàng hóa ra hoặc vào lãnh thổ Việt Nam.
Để có thể thực hiện đầy đủ các thủ tục và yêu cầu tại bộ phận hải quan, các doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như: hóa đơn mua bán hàng hóa; danh sách số lượng hàng hóa; hóa đơn bán hàng hóa; đơn vị và chi phí vận chuyển.
Tùy vào từng quốc gia cụ thể, thủ tục thông quan và các giấy tờ yêu cầu sẽ có sự thay đổi đôi chút, phù hợp với quy định tại mỗi quốc gia; doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ càng và đầy đủ các giấy tờ theo yêu cầu của pháp luật mỗi nước.
Xem thêm: Tìm hiểu thủ tục Hải quan bán hàng vào khu chế xuất
2. Cơ sở và điều kiện để cơ quan cấp phép thông quan
Cơ sở để cấp phép thông quan chính là chứng từ pháp lý (các hóa đơn về giá trị hàng hóa, nguồn gốc, đặc điểm hàng hóa,…); dành cho các đối tượng muốn xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa thông qua cửa khẩu Việt Nam.
Cơ sở phải dựa trên các yếu tố như: bộ hồ sơ hải quan; giấy xác nhận đã kiểm tra về chất lượng sản phẩm hay miễn kiểm tra do các cơ quan chức năng nhà nước có thẩm quyền cấp; chứng từ nộp thuế; kết quả giám định hàng hóa đối các hàng hóa có yêu cầu; chứng từ bảo lãnh.
Đối với từng cơ sở, đã có các quy định và hướng dẫn cụ thể về cách chuẩn bị giấy tờ hồ sơ, các yêu cầu đi kèm; với từng phương tiện cụ thể như: tàu vận tải quốc tế; phương tiện vận tải của doanh nghiệp; phương tiện vận tải cá nhân; tổ chức tạm nhập tái xuất; tổ chức tạm xuất tái nhập; hoạt động không vì mục đích thương mại;…
Để có thể thông quan, doanh nghiệp cần đảm bảo hai yếu tố chính: hàng hóa nằm trong danh sách các loại hàng hóa được xuất, nhập khẩu; hoàn tất các thủ tục hành chính của bên hải quan yêu cầu.
Sau khi hoàn tất các thủ tục, doanh nghiệp phải được cấp giấy chứng nhận, giấy chứng nhận đó được thể hiện bằng dấu mộc đỏ “đã hoàn tất thủ tục hải quan” vào tờ khai hải quan.
Xem thêm: Hướng dẫn cách tạo và in mã vạch hải quan chi tiết nhất cho bạn
3. Công việc thông quan hải quan có những gì?
Các công việc về thông quan hải quan do bộ phận đơn vị hải quan có thẩm quyền được nhà nước quy định phải thực hiện trong quá trình thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, các phương tiện vận tải bao gồm như:
Kiểm tra tính xác thực của các thông tin được doanh nghiệp hay cá nhân kê khai trên tờ khai hải quan; đánh giá tính phù hợp của từng loại hàng hóa; mức độ phù hợp và chính xác; sau khi hoàn tất giai đoạn kiểm tra, đóng dấu “hoàn thành thủ tục thông quan”; cần nhanh chóng chuyển giao lại cho doanh nghiệp theo đúng thời gian hẹn; giúp họ vận chuyển hàng hóa trong thời gian dự tính.
Lưu ý, tờ kê khai hải quan cần ghi rõ ngày tháng năm cụ thể; về đối tượng hay hàng hóa cụ thể; doanh nghiệp chỉ được sử dụng tờ khai hải quan trong thời gian quy định.
4. Khó khăn cho cá nhân hay doanh nghiệp khi thực hiện custom clearance – thông quan hải quan
Trước khi muốn vận chuyển hàng hóa qua biên giới, doanh nghiệp cần phải thực hiện các thủ tục hành chính về thông quan; đảm bảo nhà nước có thể kiểm soát số lượng hàng hóa mang ra hoặc mang vào lãnh thổ; đảm bảo sự ổn định cho việc buôn bán các loại hàng hóa trong nước.
Để có thể thông quan, doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ các tài liệu giấy tờ được quy định trong thủ tục hải quan như: hóa đơn hàng; vận đơn; hóa đơn vận chuyển; danh sách về số lượng, mẫu mã, chủng loại hàng hóa; hóa đơn bán hàng; giấy chứng nhận về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm và một số các giấy tờ khác theo quy định của từng quốc gia.
Do mỗi quốc gia có một chế độ hoạt động, luật pháp và quy tắc khác nhau; vì vậy, khi muốn vận chuyển hàng hóa ra vào mỗi quốc gia, bạn cần tìm hiểu kỹ về các yêu cầu cụ thể như: thời gian hay đổi lô hàng đến; giấy phép xuất nhập khẩu hàng hóa; giấy tờ chứng minh nguồn gốc hàng hóa; các mặt hàng đặc thù bị cấm đem vào quốc gia; quá trình thuê và vận chuyển bằng container cần có sự đăng ký;…
Nếu không tìm hiểu kỹ càng và chuẩn bị các giấy tờ cần thiết cho việc thông quan; thời gian thông quan sẽ mất thời gian, gây ảnh hưởng đến việc giao hàng hóa, làm giảm chất lượng hàng hóa do thời gian vận chuyển lâu, gia tăng các chi phí dịch vụ; đặc biệt, vướng vào vấn đề pháp lý của mỗi quốc gia.
5. Kinh nghiệm để khắc phục các vấn đề khó khăn
Những khó khăn trên là những vấn đề cơ bản, mỗi doanh nghiệp trước khi tiến hành kinh doanh xuất nhập khẩu cần chuẩn bị rõ ràng về mặt kiến thức, cũng như chuẩn bị sẵn tinh thần. Nếu có kiến thức chắc chắn; bạn sẽ rất dễ dàng trong việc xử lý các vấn đề khó khăn đó; dưới đây là một số kinh nghiệm doanh nghiệp có thể tham khảo như:
Sử dụng bên môi giới hải quan để giải quyết các vấn đề về thủ tục, pháp lý; giúp quá trình xử lý các thủ tục hành chính diễn ra nhanh chóng, dễ dàng; không ảnh hưởng đến thời gian giao hàng cũng như chất lượng hàng hóa bị ảnh hưởng do chờ đợi lâu (các hàng hóa như: hoa quả, thực phẩm tươi sống, đông lạnh,…).
Luôn kiểm tra trước các giấy tờ do bên hải quan quy định, có sự chuẩn bị đầy đủ; hàng hóa nên được đánh dấu cụ thể vào từng chi tiết gói hàng; thuận lợi cho việc tìm kiếm và nhận biết nếu được yêu cầu kiểm tra.
Các yêu cầu về hành chính như: ghi nhãn hóa đơn, nhãn bao bì theo từng danh mục loại sản phẩm cần phải tuân thủ chính xác; có giấy phép chứng minh xuất xứ; không sử dụng sai mẫu dán nhãn cho các sản phẩm không nằm trong danh mục chủng loại yêu cầu.
Trên đây là bài chia sẻ về “Bạn có biết custom clearance là gì? Khó khăn gì khi thực hiện?” mà mình muốn giới thiệu đến các bạn, hy vọng bài viết của work247 mang đến bạn thông tin hữu ích trong qua trình bạn tìm hiểu về hải quan hay thực hiện các thủ tục pháp lý cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa. Hãy đọc cẩn thận các yêu cầu cụ thể của hải quan, đảm bảo việc thông quan diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, không ảnh hưởng đến quá trình giao nhận hàng hóa.
1525 0