Phân biệt bằng lái xe B1, B2, B11 là gì? Kinh nghiệm trước khi thi

Theo dõi work247 tại
Trương Ngọc Lâm tác giả work247.vn Tác giả: Trương Ngọc Lâm

Nếu bạn đang tìm hiểu và dự định thi bằng lái xe ô tô thì chắc chắn phải không thể bỏ qua nội dung bằng lái xe B1, B2, B11 là gì. Nhưng liệu rằng bạn đã hiểu đúng và đủ các loại bằng này. Bài viết sau sẽ cung cấp đến cho các bạn những thông tin về chủ đề bằng lái xe B1, B2 và B11:

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Bằng lái xe B1, B2 và B11 là gì?

Hiện nay khi nhu cầu đi lại của người dân càng tăng cao thì các loại bằng lái xe cũng được ban hành nhiều, phổ biến và rộng rãi hơn, trong đó phải kể đến bằng lái xe ô tô. 

Bằng lái xe hạng B là bằng lái sử dụng cho xe ô tô, phổ biến nhất là hai bằng B1 và B2. Hai hạng bằng lái xe này được cấp cho xe dưới 9 ghế ngồi và có trọng tải dưới 3,5 tấn. 

Học bằng lái xe ô tô
Học bằng lái xe ô tô

Đối với bằng B1, đây là loại bằng được cấp cho người điều khiển xe dưới 9 chỗ, máy kéo, xe ô tô tải có tải trọng dưới 3,5 tấn. Gần như tương đồng với bằng lái xe B1, bằng lái xe B2 cũng được cấp cho người điều khiển xe từ 4 - 9 chỗ ngồi, xe máy kéo, xe rơ mooc dưới 3,5 tấn.

Tuy nhiên có một điểm khác biệt đó là trong khi bằng lái xe B1 chỉ được phép lái xe số tự động, không được điều khiển xe tải thì bằng lái xe B2 lại cho phép người điều khiển được lái xe tải và xe rơ mooc dưới 3,5 tấn.

Từ năm 2016, bộ GTVT đã chính thức thêm vào bằng lái xe B11 để phân biệt với bằng lái xe tự động B1 cũ. Lý do đưa ra là có ngày càng nhiều người sử dụng xe số tự động, khi thi dễ nhầm lẫn với bằng B1 cũ - loại này cho phép người điều khiển sử dụng xe số sàn. 

Xe dưới 9 chỗ ngồi
Xe dưới 9 chỗ ngồi

Cụ thể, bằng B11 sẽ được cấp cho những người không lái xe, được điều khiển xe ô tô tự động chở dưới 9 chỗ ngồi, các ô tô tải chuyên dùng số tự động và có thiết kế tải trọng dưới 3,5 tấn.

Còn bằng B1 sẽ được cấp cho những người không lái xe, được điều khiển xe ô tô tải, ô tô chuyên dùng, ô tô dưới 9 ghế ngồi có tải trọng dưới 3,5 tấn. Nghĩa là bằng B1 sẽ bao gồm thêm cả được điều khiển xe ô tô số sàn.

2. Yêu cầu để được cấp bằng lái xe B1, B2, B11

Để có thể đủ điều được được cấp bằng lái xe B1, B2, B11 bạn phải đảm bảo đạt những yêu cầu sau:

- Độ tuổi: Bạn phải đảm bảo đủ 18 tuổi trở lên theo giấy tờ khai sinh. Không riêng gì bằng lái xe B1, B2, B11 mà hầu hết các bằng lái xe như A1, A2, C,.. thì yêu cầu này là bắt buộc.

- Sức khỏe: Để đảm bảo tiêu chuẩn khi lái xe thì bạn cần phải có sức khỏe tốt, không đau ốm bệnh tật và mắc các bệnh nguy hiểm. Cơ thể bình thường, không dị tật như thừa thiếu các chi, xương khớp. Có tiền sử mắc các bệnh động kinh, tâm thần phân liệt, các bệnh lây truyền nguy hiểm đến xã hội. Những người mắc bệnh này đều không được phép tham gia đăng ký GPLX.

- Giấy khám sức khỏe có kèm ảnh từ bệnh viện, cơ sở y tế có xác nhận dấu giáp lai, có chữ ký và đóng dấu của bác sĩ chuyên khoa trực tiếp khám sàng lọc.

Yêu cầu đầy đủ giấy khám sức khỏe
Yêu cầu đầy đủ giấy khám sức khỏe

Bên cạnh đó người có thị lực dưới 5/10 kể cả khi đeo kính cũng không đủ tiêu chuẩn để được cấp phép bằng lái xe ô tô B1, B2, B11.

3. Thời hạn sử dụng của bằng B1, B2 và B11

Khi đăng ký và tìm hiểu thi bằng lái xe thì thời hạn sử dụng bằng cũng là yếu tố mà bạn nên quan tâm để quyết định thi loại bằng nào. 

Trước đây, bằng lái xe B1 sẽ có thời hạn là 10 năm kể từ ngày cấp. Sau 10 năm, người điều khiển phương tiện ô tô phải thi lại để gia hạn bằng lái xe ô tô của mình. Tuy nhiên kể hiện nay thì bằng lái xe B1 được cấp đến tuổi nghỉ hưu của người điều khiển phương tiện.

Thời hạn lái xe đối với các bằng
Thời hạn lái xe đối với các bằng

Có nghĩa là thời hạn sử dụng bằng lái xe hạng B1 đối với nam là đến 60 tuổi và nữ là đến 55 tuổi. Khi đến thời điểm hạn giấy phép hết hiệu lực thì tài xế nam sẽ được cấp bằng lái xe mới đến 70 tuổi và tài xế nữ là đến 65 tuổi.

Còn đối với giấy phép lái xe hạng B2 và bằng B11, đều có thời hạn sử dụng sẽ là 10 năm từ ngày cấp bằng. Nếu muốn tiếp tục sử dụng thì bạn phải gia hạn thêm 10 năm nữa.

4. Chia sẻ kinh nghiệm thi bằng lái xe B1, B2, B11 thành công

Thi sát hạch bằng lái B1, B2 và B11 sẽ gồm có 2 phần lý thuyết và thực hành. Với tổng 30 câu hỏi trong thời gian là 20 phút ở phần thi lý thuyết thì bạn phải đạt từ 26 câu hỏi trở lên mới đủ điểm vượt qua phần thi này.

Đối với phần thi thực thành sẽ gồm phần lái xe trong sa hình và phần lái xe trên đường. Bạn phải hoàn thành phần thi lái xe trong sa hình trước khi bước đến phần lái xe trên đường. Trong phần thi lái xe trên sa hình, bạn sẽ trải qua tất thảy 11 bài thi. 

Bạn phải thực hiện đúng yêu cầu trình tự đi và chấp hành đầy đủ luật giao thông đường bộ. Động cơ của xe phải hoạt động liên tục, đồng thời tốc độ của động cơ không được vượt quá 400 vòng/phút và di chuyển với tốc độ không quá 24km/h.

Phần thi thực hành lái xe
Phần thi thực hành lái xe

Sau đây sẽ là một số mẹo và hướng dẫn quy trình thi bằng lái xe B1, B2, B11 thành công.

Ở phần thi lý thuyết, sẽ có 12 câu lý thuyết chung được chọn ngẫu nhiên, có 10 câu hỏi về các loại biển báo giao thông, 8 câu hỏi về phần sa hình.

Để hoàn thành tốt phần thi này thì đầu tiên bạn phải luyện đề, hiện nay có rất nhiều ứng dụng phục vụ luyện đề thi bằng lái xe B1, B2 và B11, rất nhiều câu trúng tủ. Bên cạnh đó bạn hãy lưu lại cho mình mẹo sau: Nhất chớm - Nhì ưu - Tam đường - Tứ hướng.

- Nhất chớm: Xe nào đã vào ngã tư trước thì xe đó có được quyền ưu tiên đi trước sớm nhất.

- Nhì ưu: Sau đó là đến các xe ưu tiên được xếp thứ tự lần lượt là xe quân sự, xe công an, xe cứu thương,...

- Tam đường: Xe nào nằm trên đường ưu tiên thì xe đó có quyền được đi trước.

- Tứ hướng: Đây là thứ tự ưu tiên khi tham gia giao thông gồm rẽ phải, đi thẳng và cuối cùng là rẽ trái.

Và đối với phần thi thực hành, bạn nên dồn học tập trung vào tháng cuối cùng trước khi thi. Khi bắt đầu bạn sẽ được dạy xoay lái, vào số, vào côn phanh. Buổi học này tưởng chừng nhàm chán nhưng hãy tập trung và nhớ kỹ đến từng chi tiết vì nó sẽ hình thành nên thói quen, phản xạ lái xe của bạn sau này.

Tiếp theo khi tập dượt thử vài vòng đầu, bạn sẽ thường xuyên trong trường hợp xe bị chết máy do chưa ra vào côn, ga, số hợp lý. Tuy nhiên thì hãy bình tĩnh vì điều gì cũng cần có thời gian.

Học thực hành lái xe
Học thực hành lái xe

Khi đã khá quen với xe rồi thì bạn sẽ bắt đầu luyện các bài thi sát hạch. Trong đó, bạn phải lưu ý luyện thật kỹ các bài sau: bài dừng xe và đề pa ngang dốc, bài lùi chuồng, bài đi hàng đinh, bài dừng đèn đỏ,... Đây là những bài rất dễ mất điểm. 

Ngoài ra, bạn cũng nên dành 1 - 2 buổi để đi xe ngoài đường phố để luyện tập tính phản xạ cũng như nhìn hướng của mình khi lái xe.

Với sự phát triển giao thông như hiện tại, nhu cầu thi bằng lái xe ngày càng nhiều. Vì vậy, hiểu được bằng lái xe B1, B2, B11 là gì trước khi học và thi là điều cần thiết đối với tất cả mọi tài xế để hiểu và nắm rõ nội dung từng bằng nhằm lựa chọn loại bằng thích hợp cho mình.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem3096 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT