Blended Learning là gì – Phương pháp học hiện đại cho giới trẻ
Theo dõi work247 tạiBạn có biết Blended Learning là gì hay không? Những thông tin liên quan đến mô hình, phương pháp hạp tập này như thế nào? Nó có ưu điểm và nhược điểm ra sao khi áp dụng trong thực tế? Cùng bài viết này đi tìm hiểu kỹ hơn với các thông tin chi tiết tại đây.
1. Định nghĩa Blended Learning
Bạn đang muốn tìm hiểu một định nghĩa chính xác cho Blended Learning là gì, có thể thể đơn giản như sau:
Blended Learning là thuật ngữ dùng để chỉ đến cách tiếp cận trong giáo dục thông qua việc kết hợp các tài liệu trực tuyến của giáo dục và hỗ trợ người học tương tác trực tiếp với các phương pháp dạy học của từng lớn học khác nhau theo địa điểm truyền thống.
Thông qua việc học này, giáo việc cần có được thể chất để giảng dạy, cách quản lý về thời gian học của sinh viên, học sinh tốt nhất và địa điểm cùng với con đường và tốc độ trong việc giảng dạy thông qua Blended Learning. Thường chúng ta sẽ thấy học sinh sẽ hàng ngày đến trường và đối mặt trực tiếp với giáo viên, còn hoạt động về thực hành sẽ có sự trợ giúp từ trung gian là máy tính để phân phối kiến thức và nội dung bài giảng. Thông qua Blended Learning giúp việc đào tạo trở thành một chương trình chuyên nghiệp và thiết lập nên hệ đào tạo tốt nhất cho học sinh, sinh viên.
Blended Learning hiểu dễ hiểu nhất đó chính là việc kết hợp giữa cách học truyền thống trên các lớn hợp trực với các học qua E – Learning thông qua điện thoại hoặc internet. Đây là một xu hướng học tập mới của nhiều quốc gia trên thế giới để đem lại những bài giảng hiệu quả và chất lượng đào tạo được tốt nhất.
Khi bạn thực hiện việc giảng dạy thông qua Blended Learning phụ thuộc vào các yếu tố về hoàn cảnh như: thứ nhất, việc học trực tuyến khiến học sinh có thể quản lý việc học của mình với tốc độ nhanh và chủ động hơn về thời gian học tập; thứ hai, bị ảnh hưởng bởi người hướng dẫn.
2. Ưu nhược điểm của Blended Learning là gì?
Các bạn đang muốn có những trải nghiệm tuyệt vời về học tập thông qua Blended Learning cho bản thân. Khi tham gia vào mô hình học tập kết hợp này bạn sẽ nhận thấy được những ưu điểm và hạn chế như sau:
2.1. Ưu điểm của môn hình học kết hợp - Blended Learning
Blended Learning có hai ưu điểm lớn đó là cho người học và lợi ích về phía các tổ chức như sau:
Thứ nhất, ưu điểm đối với người học Blended Learning là: mang đến cho người học sự thuận tiện và linh hoạt hơn trong việc học của bản thân. Đặc biệt là bạn có thể học tập từ xa chứ không nhất thiết phải đến trường gặp trực tiếp giáo viên, không chỉ có vậy, với các học này bạn còn kiểm soát tốt về tốc độ học của bản thân cho một môn học nào đó. Theo nghiên cứu các bạn trẻ khi học theo Blended Learning sẽ có được hướng tiếp thu nội dung tốt hơn trong quá trình học tập của mình. Không chỉ học cá nhân, Blended Learning hỗ trợ các bạn có thể tương tác với các bạn học khác, tương tác với giáo viên của mình để đem đến kết quả học tập tốt nhất.
Thứ hai, Blended Learning mang đến lợi ích cho tổ chức như nó giúp các tổ chức có thể giảm bởi chi phí trong khâu đào tạo trực tiếp của công ty, hỗ trợ việc đào tạo ngay tại nơi làm việc hoặc tại nhà hạn chế đi lợi, ăn ở. Thông qua Blended Learning giúp công ty hạn chế được việc in ấn các tài liệu cho nhân viên. Hiện nay có nhiều doanh nghiệp sử dụng Blended Learning để thực hiện công tác đào tạo của mình, mỗi doanh nghiệp đưa ra hướng và các phương pháp học trực tuyến khác nhau chẳng hạn như việc giảng qua trò chơi, giảng qua các hội thảo trên website,..
Như vậy bạn thấy được rằng lợi ích của Blended Learning đem lại là rất lớn cho cả người học và cho các phí công ty khi áp dụng phương pháp Blended Learning này vào công tác đào tạo và học tập của bản thân. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm thì nó còn có các nhược điểm, để biết rõ được nhược điểm như thế nào hãy đọc phần tiếp theo của bài viết này nhé!
2.2. Nhược điểm của Blended Learning
Điểm bất lợi bạn có thể gặp phải với phương pháp học kết hợp Blended Learning này đó là về mảng kỹ thuật. Khi lựa chọn các công cụ khác nhau để học theo phương pháp kết hợp này bạn cần phải tìm hiểu kỹ để đảm bảo thao tác thực hiện trôi chảy và không gặp các vấn đề trong quá trình học của mình.
Blended Learning sẽ là rào cản đối với các bạn hạn chế về kiến thức tin học, công nghệ thông tin hiện nay. Trong quá trình truy cập vào tài liệu học trực tuyến rất có thể gặp phải các lỗi khiến bạn không thể mở được nó. Đặc biệt khi học trực tuyến này sẽ khiến việc quản lý gặp nhiều khó khăn hơn.
Nhiều các tài liệu đã được ghi âm từ khá lâu khiến sinh viên, học sinh khi học có thể bị tụt lại so với sự phát triển thực tế hiện nay của xã hội và ngành.
Tiếp đó là sự hạn chế về truy cập đối với Blended Learning khi sử dụng mạng, không phải sinh viên hay học sinh nào cũng có thể truy cập và, việc sửa và nâng cấp kỹ thuật cũng tốn khá nhiều thời gian.
Đó là một số nhược điểm của phương pháp Blended Learning này khi áp dụng vào thực tế.
Tìm việc làm chuyên viên tư vấn giáo dục
3. Một số mô hình học tập Blended Learning ở Việt Nam
3.1. Rotation Model
Rotation Model dịch dễ hiểu là mô hình luân phiên trong phương pháp học Blended Learning hiện nay. Đây là một mô hình được giáo viên sử dụng nhiều năm là một phiên bản khác với mô hình trạm học tập trước đó. Việc hợp tập của học sinh có thể chủ động quay vòng độc lập và thời gian để dành học trực tiếp của học sinh.
Mô hình luân phiên này được phổ biến tại các môi trường như:
Thứ nhất, phổ biến tại các lớn học cấp tiểu học, giáo viên áp dụng mô hình học này để tự do với các trạm học tập truyền thống.
Thứ hai, học sinh trong một lớn tiêu học có thể phân chia thành nhiều cập theo kỹ năng tính toán và kỹ năng đọc để dễ kiểm soát và dạy học hơn. Như cậu, các sinh viên sẽ dành nhiều thời gian với giảng viên hơn để chuyên sâu hơn cho một kỹ năng kém hơn nào đó.
3.2. Face – to – Face Driver Model
Mô hình Face – to – Face đây là một mô hình phổ biến rộng cho các lớn hợp đa dạng, trong đó các học sinh trong một lớp có thể đạt ở nhiều cấp độ khác nhau về trình độ, các học sinh thường lựa chọn tham gia vào lớn học trực tuyến này như sau:
Thứ nhất, học sinh thành thạo và có thể tiến hành việc học của mình với một tốc độ nhanh hơn, điều này giúp họ không cảm thấy nhàm chán trong quá trình học tập với các kiến thức họ đã thông thạo rồi để cung cấp đến học sinh các kiến thức phù hợp nhất.
Thứ hai, học sinh thành thạo ở mức độ trung bình sẽ được cung cấp các kỹ năng phù hợp nhất để đẩy nhanh tốc độ học tập của họ tạo hiệu quả tốt nhất cho việc học. Điểm đặc biệt với học sinh ở cấp độ này đó là họ được học thực hành để có kỹ năng thành thạo và giúp họ có được một trí nhớ tốt nhất cho lượng kiến thức được dạy.
Thứ ba, đặc biệt với các bạn học tiếng Anh thì thông qua mô hình học này giúp các bạn có thể cải thiện tốt nhất kỹ năng của mình và tiếp thu kiến thức được nhanh hơn.
3.3. Online Lap Model
Đây là mô hình Lap trực tuyến, đưa nền tảng kỹ thuật số áp dụng cho chương trình dạy học và phân phối kiến thức đến học sinh. Bạn khi chọn lựa học theo mô hình này sẽ được đào tạo qua người giám sát bới không có giáo viên được chứng nhận trong tay.
Trong các trường hợp sau bạn nên lựa chọn học theo mô hình Online Lap này như sau:
Thứ nhất, những bạn học là đối tượng trung học phổ thông cần có sự linh động trong việc sắp xếp thời gian để học phù hợp nhất.
Thứ hai, so với các học truyền thông thì học theo mô hình này sẽ giúp học sinh tiến bộ tốt hơn và có tốc độ nhanh hơn nhiều.
Thứ ba, đặc biệt với các lớp học tại các vùng có hạn chế về số lượng học sinh, ngân sách hoặc giáo viên có thể lựa chọn mô hình học này để giảm thiểu chi phí học tập và cũng không cần phải đầu tư nhiều cho cơ sở vật chất để đào tạo như truyền thông.
3.4. Flex Model
Mô hình học Flex là một mô hình dạy thông qua nền tảng kỹ thuật số và giáo viên có thể dễ dàng hơn trong việc hỗ trợ trực tiếp cũng như sẵn sàng tư vấn cho học sinh. Đây là mô hình bị phụ thuộc và ảnh hưởng bởi việc giảng dạy trực tuyến. Trong mô hình này, giáo viên chỉ là những người hướng dẫn chứ không phải là những người cung cấp hướng dẫn chính cho học sinh. Mô hình này được áp dụng thành công với các môi trường như:
Thứ nhất, đây là cách để thay thế khi môi trường hợp không đáp ứng đủ số lượng học sinh trong một lớp học của mình.
Thứ hai, đây là mô hình học phổ biến với các bạn học sinh vừa học vừa làm hoặc các chương trình học bán thời gian.
Thứ ba, cấp độ của Flex theo quy định là thứ cấp.
3.5. Online Driver Model
Mô hình Online Driver Model trong phương pháp học tập kết hợp Blended Learning là gì? Một mô hình trái ngược với giảng dạy truyền thống, thông qua nền tảng trực tuyến mà bất cứ ở đâu không nhất thiết phải là trường học, học sinh vẫn nhận được tài liệu và các hướng dẫn học tập. Bạn có thể tìm kiếm câu trả lời cho thắc mắc của mình thông qua tin nhắn trực tuyến. Mô hình này có thể áp dụng được với các sinh viên như sau:
Thứ nhất, đây là mô hình học tập rất phù hợp với các bạn khó đi lại, vận động hoặc kho khăn trong việc di chuyển đến trường.
Thứ hai, các học sinh không thể dành thời gian cố định để đến trường học mà cần phải có khoảng thời gian linh động bằng học online.
Thứ ba, những sinh viên muốn rút ngắn thời gian học của mình lại thì học bằng mô hình này rất hiệu quả đó nhé, vừa tiếp thu nhanh, lại linh động về thời gian học.
3.6. Self – Blend Model
Đây là một mô hình học bạn có thể học vượt ra ngoài trường học truyền thống. Các bạn có thể vừa học chương trình truyền thống và đăng ký học mô hình này để có thêm kiến thức và học tập thường xuyên. Áp dụng mô hình này vào các trường hợp như:
Thứ nhấtKhi các sinh viên muốn học thêm nhưng chương trình giảng dạy tại trường không đáp ứng được.
Thứ hai, học sinh thông qua mô hình này để học nâng cao hơn cho bản thân.
Thứ ba, đây là một mô hình phù hợp với các bạn có động lực học tập đọc lập và quyết tâm cao.
Hy vọng với các thông chia sẻ về Blended Learning là gì trong bài viết này sẽ hữu ích với bạn và có được một quyết định phương pháp và mô hình học tập tốt nhất cho bản thân.
3517 0