Chartered Accountant là gì? Thông tin về Chartered Accountant

Theo dõi work247 tại
Phùng Hà tác giả work247.vn Tác giả: Phùng Hà

Cho đến thời điểm hiện tại, có rất nhiều các cụm từ tiếng anh mang trọn nghĩa mà tiếng việt chúng ta không thể bao quát hết được nội với một danh từ. Chartered Accountant cũng là một khái niệm như vậy. Nếu một trong số các bạn có ai đó đang gặp khó khăn trong việc định nghĩa cụm từ này, hãy chớ lo vì đã có work247.vn ở đây để giúp bạn giải thích tất cả những thông tin một cách cụ thể hơn ngay dưới đây thôi

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Khái niệm Chartered Accountant

Ý nghĩa của cụm từ Chartered Accountant nằm trong chuỗi các cụm từ chuyên ngành thuộc về khối tài chính - kế toán - kinh tế. Thật sự mà nói thì cho đến nay, tiếng việt chưa thể có một từ ngữ hoàn toàn phù hợp nào nhằm định nghĩa khái niệm này. Nhưng đối với nhiều người làm trong khối tài chính, kế toán, hay kinh tế, nhiều người đã tạm dịch cụm từ tiếng anh Chartered Accountant sang tiếng việt với nghĩa là kế toán công chứng, cùng với đó là kế toán viên giám định.

Là một vị trí công việc tương đương với kế toán viên chuyên nghiệp, là chức vụ, danh xưng cao cấp nhất trong phân nhánh quản lý đối với một người làm kế toán. Ở đây, những người làm Chartered Accountant thường thực hiện những công việc gì? Hãy cùng work247.vn đi sâu hơn để tìm hiểu nhé!

Khái niệm Chartered Accountant
Khái niệm Chartered Accountant

2. Chartered Accountant làm những công việc gì?

Những người làm việc trong ngành kế toán hẳn không còn xa lạ với những đầu việc như tự vấn tài chính, dự toán, kiểm toán những báo cáo tài chính, báo cáo thu chi, thuế má đối với các doanh nghiệp thì ở đây, một Chartered Accountant cũng sẽ trực tiếp thực hiện những công việc như vậy. 

Xem thêm: Kế toán nhập liệu là gì? Làm sao để trở thành kế toán nhập liệu?

3. Chartered Accountant có chức năng như thế nào đối với doanh nghiệp?

Bên cạnh đó, trong các khâu việc đối với một người làm Chartered Accountant thường tham gia trong hoạt động của doanh nghiệp bao gồm có việc kiểm soát các khoản liên quan đến thuế má, thực hiện chuỗi các công tác kiểm soát tài chính, kiểm soát nội bộ kế toán, giám sát toàn bộ các nhân viên kế toán cấp dưới cũng như đảm bảo toàn bộ công tác kế toán đối với tổng thể doanh nghiệp. Ngoài ra, Chartered Accountant là những người lập báo cáo, phụ trách chuyên sâu về một mảng nào đó hoạt động, thường có thể chuyên về thuế hoặc chuyên về kiểm toán, phụ trách dự toán vận hành đối với doanh nghiệp mà họ đang theo làm.

Chức năng của Chartered Accountant đối với doanh nghiệp
Chartered Accountant có chức năng như thế nào đối với doanh nghiệp?

Vì bản chất chức danh của một người làm Chartered Accountant là rất cao, nên một khi bạn được ứng tuyển vào vị trí chính đối với công việc này, bạn sẽ nhận được sự tôn trọng, đề cao trong quá trình tuyển dụng. Cùng với đó là sự ngưỡng mộ và một mức lương đáng ao ước đối với các vị trí làm trong ngành kế toán tài chính hay kinh tế khác.

Đối với các doanh nghiệp lớn nói chung với với các doanh nghiệp nhỏ lẻ nói riêng, việc tuyển chọn một người nắm rõ tài chính cơ quan là một điều cần thiết. Chúng ta có thể ở các nước lớn như Anh, Mỹ, Úc, Canada,.. thì vị trí công việc Chartered Accountant được đề cao và trọng dụng hơn rất nhiều so với phần lớn khối các nước Đông Nam Á, bởi lẽ quá trình trau dồi kiến thức chuyên môn đối với một Chartered Accountant trong công tác bồi dưỡng năng lại và thực hiện giảng dạy chưa thực sự đủ chiều sâu để phát triển tối ưu, khám phá và phát hiện những nhân tài Chartered Accountant cho hoạt động chung của doanh nghiệp.

Điều kiện để trở thành Chartered Accountant
Điều kiện để trở thành một Chartered Accountant

4. Điều kiện để trở thành một Chartered Accountant

Như đã nói, vị trí Chartered Accountant là một vị trí được hưởng nhiều quyền lợi cũng như là một chức danh cấp cao. Vì vậy để đạt đủ điều kiện, tích lũy cho bản thân những kỹ năng hay năng lực của một người làm Chartered Accountant chắc chắn sẽ không phải là một chuyện dễ dàng gì. Các đầu việc cũng tương đối phức tạp, cần các bạn phải có khả năng chịu áp lực cao trong công việc. Ngoài ra, kỹ tính tỉ mỉ và cẩn thận trong xuyên suốt quá trình làm việc cũng là những điều khó nhằn mà vị trí công việc Chartered Accountant phải đảm nhận.

4.1. Chứng chỉ chứng nhận Chartered Accountant 

Đầu tiên chúng ta phải nói đến các chứng nhận, chứng chỉ đối với một người muốn theo đuổi và lập nghiệp với công việc Chartered Accountant. Hiện nay, tùy theo quy định của từng quốc gia sẽ chấp thuận, phê duyệt và xác nhận những chứng chỉ kỹ năng đối với một  Chartered Accountant là khác nhau. Ở phía Việt Nam chúng ta nói riêng thì các tổ chức, chương trình mở ra khóa học bồi dưỡng chuyên sâu nhằm đưa ra các chứng nhận có giá trị chưa thực sự được thực hiện nhiều. Tuy nhiên, có duy nhất một tổ chức quốc tế cung cấp cơ hội lấy bằng Kế toán viên công chứng hiện nay tại Việt Nam. Đó chính là Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales hay còn được viết tắt là tổ chức ICAEW. ICAEW được thành lập từ khoảng thời gian khá lâu đời về trước, cụ thể là từ năm 1880, dưới trướng của tổ chức và được cấp quyền chứng nhận của nữ hoàng gia Anh, tất cả các hội viên ICAEW được sử dụng danh vị chức vụ Chartered Accountant sau tên của mình. Đây chính là tổ chức kế toán quốc tế lâu đời nhất trên thế giới tính đến thời điểm hiện tại.

Chứng nhận
Chứng chỉ chứng nhận Chartered Accountant 

Các bạn cũng có thể tìm đến các tổ chức chuyên bồi dưỡng giảng dạy những người có nhu cầu và năng lực theo học Chartered Accountant, đó có thể là những khóa học online quốc tế ngắn hạn, được thực hiện trên phạm vi đa quốc gia. Với việc đăng ký học và hoàn thành những khóa học như vậy, bạn sẽ tích lũy được cho một khối lượng kiến thức vô cùng thú vị và dành được trong tay tấm chứng chỉ xác nhận kỹ năng cực kì đáng giá. Từ đó, việc ứng tuyển vào các doanh nghiệp nhỏ lẻ sẽ là tương đối dễ và nếu xin tuyển chọn ở các công ty nước ngoài đang hoạt động và làm việc tại Việt Nam cũng sẽ trở nên dàng hơn rất nhiều. 

4.2. Kỹ năng đối với một Chartered Accountant 

Bên cạnh đó, dẫu sao những tấm chứng nhận sẽ chỉ là một mặt giấy và không hoàn toàn hỗ trợ bạn tất cả những đầu việc trong quá trình làm. Để hoàn thành tốt công việc của một Chartered Accountant còn phải tùy thuộc vào các thức vận hành của công ty, doanh nghiệp mà bạn đang theo làm. Theo thời gian trải nghiệm, thực tập và học việc, bạn sẽ nắm bắt công việc một cách dễ dàng hơn đối với vị trí Chartered Accountant.

Kỹ năng đối với một Chartered Accountant
Kỹ năng đối với một Chartered Accountant 

Xem thêm: Kế toán doanh nghiệp là gì? vai trò và yêu cầu của kế toán doanh nghiệp

5. Sự khác nhau giữa kế toán công chứng và kế toán viên bình thường

Giua một người làm Chartered Accountant với một kế toán viên bình thường sẽ có sự khác biệt nào? work247.vn sẽ phân tích rõ nét hơn để bạn có thể nắm bắt rõ một số những thông tin tối ưu nhất nhé!

5.1. Đối với một Chartered Accountant 

Theo như định nghĩa tạm thời đối với cụm danh từ Chartered Accountant, được hiểu theo nghĩa được gọi là kế toán công chứng, kế toán viên giám định Tại sao lại là công chứng, giám định? Điều này có gì khác biệt so với một kế toán, kiểm toán viên thông thường? Ở đây chúng ta có thể nhận thấy công chứng là một khái niệm mang tính chất pháp lý. Từ đó suy ra rằng những người làm tại vị trí Chartered Accountant sẽ làm việc đảm bảo tính pháp lý đối với việc kế kiểm, kiểm định. Các khâu việc sẽ phải giữ vững thái độ nghiêm túc đối với các quy định về chính sách thuế, dự toán tài chính đúng pháp lý.

Sự khác nhau giữa kế toán công chứng và kế toán viên bình thường
Sự khác nhau giữa kế toán công chứng và kế toán viên bình thường

5.2. Đối với một kế toán viên bình thường

Các đầu việc sẽ thường là tham gia vào quá trình lập kế hoạch và báo cáo kế hoạch cho các bên dự trù, làm việc với ngân sách, đảm bảo công tác kế toán cung cấp, tư vấn, giải trình các thông tin quan trọng cho các bên liên quan và tiếp nhận tư vấn tài chính, đầu tư cho doanh nghiệp. 

Cuối cùng thì work247.vn đã đưa đến bạn những thông tin định nghĩa rõ ràng nhất đối với công việc của một Chartered Accountant. Hi vọng bạn đã tích lũy được ho mình một khối kiến thức hữu ích. chúc các bạn luôn thành công!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem856 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT