Chỉ số kinh tế là gì? Tìm hiểu chung về chỉ số kinh tế
Theo dõi work247 tạiNgày nay, cụm từ “chỉ số kinh tế” chắc hẳn không còn quá xa lạ gì đối với chúng ta nữa, nhất là đối với những nhà kinh tế học. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tới định nghĩa cụ thể của chỉ số kinh tế là gì và chỉ số kinh tế bao gồm những gì. Do đó, các bạn hãy cùng mình tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời chính xác nhất cho vấn đề này nhé.
1. Tìm hiểu chung về chỉ số kinh tế
1.1. Khái niệm cụ thể của chỉ số kinh tế
Chỉ số kinh tế, hay còn được hiểu theo nghĩa tiếng anh là Economic Indicator, là một phần ở trong dữ liệu nền kinh tế. Thông thường, các giá trị của chỉ số kinh tế sẽ được sử dụng để phản ánh cho những tính chất hay là hoạt động của một nền kinh tế. Ngoài ra, chỉ số kinh tế thường mang quy mô kinh tế vĩ mô và sẽ gắn liền với các hoạt động kinh tế đang diễn ra. Bên cạnh đó, chỉ số kinh tế cũng sẽ phản ánh những diễn biến với hoạt động đầu tư đang được tiến hành.
Chỉ số kinh tế còn còn được các nhà phân tích sử dụng với mục đích là để giải thích về những khả năng đầu tư ở thời điểm hiện tại hoặc là ở trong tương lai. Với những hoạt động phân tích này cùng với chỉ số kinh tế sẽ mang tới sự phản ánh đối với các số liệu trên thực tế, đồng thời cũng sẽ khiến cho các hoạt động phân tích trở nên chính xác và được đảm bảo hơn. Bên cạnh đó thì các hoạt động phân tích này còn mang đến những kết luận đối với các khả năng đầu tư có thể được thực hiện, qua đó xác định với những lợi ích có thể tìm kiếm được ở trong những hoạt động tương ứng.
Ngoài ra thì những chỉ số kinh tế cũng sẽ giúp cho các nhà phân tích có thể đánh giá được sức khỏe tổng thể của một nền kinh tế hay là giúp họ có thể nhìn những biểu hiện của nền kinh tế qua sự phản ánh đúng với chỉ số có hiệu quả hay không. Các giá trị của chỉ số sẽ thường được thể hiện theo những hướng tìm kiếm lợi ích có hiệu quả hay không, đồng thời thì chỉ số kinh tế sẽ phản ánh dựa vào những tiêu chuẩn đã đặt ra xem có đạt được hay không trong những hiệu quả mà cần phải tìm kiếm.
Các chỉ số kinh tế có thể là bất cứ thứ gì để các nhà đầu tư đưa ra sự lựa chọn với những tiêu chí được xác định trong những nhu cầu, hoạt động tìm kiếm lợi ích thông qua việc kinh doanh. Tuy nhiên thì các phần dữ liệu cụ thể do Chính phủ hoặc là những tổ chức phi lợi nhuận khác đưa ra sẽ mang tới tính phổ biến hơn cũng như là cung cấp chính xác hơn ở trong những quá trình tổng hợp đem lại hiệu quả.
Các chỉ số kinh tế thường gồm có: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), tổng sản phẩm quốc nội (GDP), số liệu thất nghiệp, giá dầu thô, ...
Xem thêm: Bật mí chi tiết nhất về vấn đề phần bù rủi ro thị trường là gì
1.2. Phân loại các dạng chỉ số kinh tế hiện nay
1.2.1. Dạng chỉ số dẫn trước – Chỉ số sơ cấp (Leading Indicator)
Chỉ số dẫn trước – Hay còn được hiểu là Leading Indicator, là một đường cong lợi suất, hàng tiêu dùng lâu bền hay là giá của cổ phiếu, ... được sử dụng để có thể dự đoán ra những biến động ở tương lai trong một nền kinh tế.
Thông thường thì các số liệu hoặc là dữ liệu ở những chỉ số tài chính này sẽ được dịch chuyển hay là thay đổi trước một nền kinh tế. Chính vì vậy nên những chỉ số này được gọi là các chỉ số dẫn trước hay là các chỉ số sơ cấp. Tuy nhiên thì những chỉ số dẫn trước không có đủ sự tin cậy và chính xác, do đó bạn không nên hoàn toàn đặt sự tin tưởng vào những chỉ số đó.
1.2.2. Dạng chỉ số trùng khớp (Coincident Indicator)
Chỉ số trùng khớp – Hay còn được gọi theo tiếng anh là Coincident Indicator, là chỉ số bao gồm có những chỉ số khác như như tổng sản phẩm quốc nội (GDP), mức độ việc làm hay là doanh số bán lẻ, ... Chỉ số trùng khớp sẽ được thấy kết hợp với sự xuất hiện của những hoạt động kinh tế cụ thể. Ngoài ra, lớp số liệu này cũng sẽ cho thấy những hoạt động trong một khu vực cụ thể, do đó có rất nhiều nhà hoạch định chính sách cũng như là các nhà kinh tế thực hiện nghiên cứu và phân tích theo những dữ liệu về thời gian thực này.
1.2.3. Dạng chỉ số sau – Chỉ số thứ cấp (Lagging Indicator)
Chỉ số sau, hay còn được hiểu theo tiếng anh là Lagging Indicator, bao gồm các chỉ số như là: tổng sản phẩm quốc dân (GNP), chỉ số giá tiêu dùng (CPI), tỉ lệ thất nghiệp, lãi suất, ... Những chỉ số này sẽ chỉ được thấy sau khi một quá trình, hoạt động kinh tế xảy ra một cách cụ thể. Dạng chỉ số sau thường sẽ thể hiện kết quả của một hoạt động kinh tế cụ thể nào đó, tuy nhiên thì chúng thường sẽ không có giá trị trong việc giúp cải thiện những kết quả ở trong tương lai.
2. Một số chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng hiện nay
2.1. Chỉ số GDP - Chỉ số tổng sản phẩm quốc nội
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là một thước đo tổng sản lượng và cả tổng thu nhập của các sản phẩm quốc nội ở trong một nền kinh tế. GDP thể hiện khả năng tìm kiếm những giá trị lợi ích thực tế, được thường xuyên thực hiện thống kê và đánh, luôn ổn định trong mọi hoạt động của chính phủ. Ngoài ra, GDP cũng phản ánh nhất định với phúc lợi kinh tế xã hội cũng như là đánh giá cho mức tăng trưởng có đạt hiệu quả hay không.
Có thể nói rằng chỉ số GDP chính là công cụ thước đo rộng nhất của nhà nước đối với nền kinh tế không tính đến các hoạt động quốc tế.
2.2. Chỉ số CPI - Chỉ số giá tiêu dùng trong nước
Chỉ số CPI – Chỉ số giá tiêu dùng trong nước là một chỉ tiêu tương đối dùng để phản ánh các mức độ của giá tiêu dùng trong nước so với xu thế cũng như là mức độ biến động của giá bán lẻ hàng hóa tiêu dùng, dịch vụ được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày của dân cư và các hộ gia đình.
Chỉ số CPI sẽ đo lường các mức giá trung bình của giỏ hàng hóa/dịch vụ điển hình mà một người tiêu dùng sẽ mua. Có thể nói chỉ số CPI chính là một công cụ thước đo được sử dụng rộng rãi nhất của lạm phát, phản ánh được đúng giá cả leo thang ở trên thị trường. Một khi mà đồng tiền đánh mất đi giá trị của chính nó thì khi đó chỉ số GDP cũng rất khó để có thể đánh giá được những tác động đối với một nền kinh tế.
Xem thêm: Nền kinh tế mở là gì? Các đặc điểm nổi bật của nền kinh tế này
2.3. Chỉ số lạm phát – giảm phát ở trong nước
Lạm phát có thể được hiểu đó là sự gia tăng của mức giá chung hay là khi những giá trị về lợi ích được nhận phải bỏ ra nhiều vật chất hơn thì mới có thể trao đổi được. Có thể nhận thấy được lạm phát khi ta so sánh các giai đoạn hoạt động kinh tế khác nhau thấy đồng tiền tại thời điểm đó bị mất đi giá trị so với các giai đoạn trước đó.
Còn giảm phát được hiểu là sự suy giảm mức giá chung trong nền kinh tế hay là khi nền kinh tế đó đã trải qua lạm phát thì giá trị thực của đồng tiền sẽ bị giảm, đồng thời dẫn đến các nhu cầu của người tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng theo, đồng thời người ta sẽ phải cân đối lại thu nhập so với những nhu cầu tiêu dùng ở trên thực tế. Khi xảy ra giảm phát, bạn sẽ phải sử dụng đến nhiều tiền hơn để mua hàng hóa/dịch vụ hoặc là mua lượng hàng hóa/dịch vụ đó với số lượng ít hơn so với cùng một số tiền của các năm trước đó. Giảm phát sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp trong các hoạt động kinh tế, đồng thời thì sẽ tác động trực tiếp tới các chủ thể thay vì chỉ gây ra những ảnh hưởng đơn lẻ.
2.4. Chỉ số tỷ giá hối đoái trong nước
Chỉ số tỷ giá hối đoái có thể được hiểu là tỷ lệ trao đổi tiền giữa các quốc gia, được quyết định bởi cung và cầu ngoại tệ. Tỷ giá hối đoái sẽ luôn thay đổi và được các quốc gia quy định và các quy định đó sẽ mang đến sự mở rộng hay hạn chế cho việc xuất - nhập khẩu.
Khi mà có bất cứ sự thay đổi nào đó ở tỷ giá hối đoái sẽ có thể xác định được giá trị của một đồng tiền đang lên hay giảm giá, có thể hiểu đơn giản hơn đó là sực mạnh của đồng tiền đó đang mạnh hơn hay yếu đi. Sức mạnh của đồng tiền sẽ được thấy khi thực hiện các hoạt động cụ thể.
Ngoài các chỉ số trên, còn có một số chỉ số kinh tế vĩ mô hiện nay có thể nhắc tới như là chỉ số cung ứng tiền tệ, chỉ số phản ánh tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, ... Đây đều là những chỉ số khá phổ biến hiện nay để phản ảnh lên nền kinh tế của một quốc gia.
Trên đây là những chia sẻ của work247 để giải đáp cho thắc mắc chỉ số kinh tế là gì, đồng thời cũng chia sẻ thêm cho bạn đọc một số chỉ số kinh tế phổ biến hiện nay. Hi vọng với những kiến thức bổ ích ở trên sẽ giúp bạn nắm chắc hơn về các chỉ số kinh tế hiện nay.
352 0