Trọn bộ thông tin về câu hỏi chiến lược khác biệt hóa là gì?
Theo dõi work247 tạiChiến lược khác biệt hóa có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh sản xuất, từ đó đóng góp vào quá trình phát triển bền vững trong dài hạn của doanh nghiệp. Chiến lược khác biệt hóa còn ảnh hưởng sâu sắc tới định hướng hình ảnh thương hiệu và được phản ánh rõ nét trên từng sản phẩm của nhãn hàng. Vậy chiến lược khác biệt hóa là gì? Cùng tìm hiểu trộn bộ thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Chiến lược khác biệt hóa là gì?
1.1. Hiểu đúng về chiến lược khác biệt hóa
Để có thể hiểu đúng chiến lược khác biệt hóa là gì? Chúng ta cần tìm hiểu về quan điểm của Michael Porter - cha đẻ của chiến lược này. Michael Porter là một trong những vị Giáo sư vĩ đại nhất của Đại học Harvard, ông cho rằng doanh nghiệp luôn phải cạnh tranh, tuy nhiên không phải cạnh tranh để trở nên tốt nhất mà để trở nên khác biệt nhất. Bởi lẽ yếu tố “tốt nhất” vốn không hề được đánh giá bởi doanh nghiệp mà phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng, chỉ có công ty nào có thể trở nên khác biệt, phục vụ nhu cầu mà khách hàng chưa được phục vụ, đó mới là công ty tốt nhất.
Từ đó, chiến lược khác biệt hóa (Differentiation strategy) đã ra đời. Chiến lược khác biệt hóa là một chiến lược được thực thi trong quá trình xây dựng và định hướng hoạt động doanh nghiệp, dựa trên quá trình phân tích, đánh giá và chọn lựa một đặc tính thương hiệu riêng. Đặc tính được lựa chọn phải đảm bảo yếu tố độc nhất, khác biệt và phải phục vụ một nhu cầu cụ thể hoặc chưa có tiền lệ của tệp khách hàng mục tiêu.
Song song với việc phản ánh chiến lược khác biệt hóa trên sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, thương hiệu cần thực hiện kế hoạch định vị thương hiệu, sử dụng đa dạng các chiến lược truyền thông nhằm thông báo tính độc nhất của thương hiệu. Hiểu đơn giản là cung cấp thông tin cho khách hàng để người tiêu dùng biết tới doanh nghiệp như thương hiệu duy nhất có thể cung cấp giải pháp cho một nhu cầu cụ thể của họ.
1.2. Tại sao cần xây dựng chiến lược khác biệt hóa
Từ những phân tích trên, chúng ta có thể thấy ngay những lợi thế mà chiến lược khác biệt hóa đem lại cho doanh nghiệp. Một chiến lược khác biệt hóa được thực thi hiệu quả sẽ đem tới cho doanh nghiệp rất nhiều lợi thế cạnh tranh trong ngành. Về bản chất, chiến lược khác biệt hóa cho phép thương hiệu xây dựng một vị trí độc tôn trong tâm trí khách hàng, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới thái độ và lựa chọn hàng hóa của họ bởi doanh nghiệp của bạn là nhà cung cấp duy nhất cho nhu cầu mà họ đang tìm kiếm.
Chiến lược khác biệt hóa cũng cho phép doanh nghiệp của bạn tạo lợi thế trước tiến trình xâm nhập thị trường của những đối thủ khác. Một khi đã dẫn đầu thị trường ngách và vươn lên vị trí top of mind của khách hàng, doanh nghiệp sẽ tạo ra một rào cản vô hình ngăn không cho khách hàng tìm đến với các sản phẩm khác của các đối thủ cạnh tranh. Nguyên do là bởi con người vốn rất sợ thay đổi và chúng ta thường có thói quen gắn liền với những thứ đã quen thuộc, những thứ đã xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta.
1.3. Phân loại chiến lược khác biệt hóa
Dựa vào tiêu chí chọn lựa và cách thức tiếp cận của doanh nghiệp, có thể phân chiến lược khác biệt hóa thành hai loại chính là chiến lược khác biệt hóa diện rộng và chiến lược khác biệt hóa hẹp. Cụ thể như sau:
1.3.1. Chiến lược khác biệt hóa rộng
Đối với chiến lược khác biệt hóa rộng, doanh nghiệp thường phải đầu tư dàn trải nhằm thể hiện những nét đặc trưng của mình trước một số lượng lớn khách hàng mục tiêu khác nhau. Loại chiến lược hóa này yêu cầu doanh nghiệp phải có kế hoạch cùng đường lối xây dựng thương hiệu rõ ràng, có tiềm năng phát triển cùng tầm nhìn khả quan. Với mục tiêu trở thành thương hiệu duy nhất cho nhiều nhóm đối tượng khách hàng khác nhau, doanh nghiệp phải thật sự có tiềm lực mới có thể đảm bảo yêu cầu của loại chiến lược này.
Lấy ví dụ với công ty Vinamilk, nhãn hiệu này đặt mục tiêu đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng tiêu dùng với đa dạng các loại sản phẩm sữa và làm từ sữa, trải dài từ sữa tươi, sữa dinh dưỡng; sữa cho bà bầu; sữa cho người cao tuổi; sữa thực vật; sữa đặc cho tới nước giải khát; phô mai; kem; sữa chua; thực phẩm ăn dặm… Tất cả đều mang thương hiệu bảo hộ Vinamilk.
1.3.2. Chiến lược khác biệt hóa hẹp
Ngược lại hoàn toàn với cách tiếp cận trên, chiến lược khác biệt hóa hẹp tập trung tìm và đẩy mạnh hoạt động trong một lĩnh vực duy nhất và chỉ phục vụ một nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu cụ thể. Thị trường được lựa chọn thường không nhận được quá nhiều sự đầu tư hoặc chưa được biết đến nhiều bởi các doanh nghiệp khác. Từ đó, doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực để chiếm lĩnh toàn bộ thị trường ngách này.
Lấy ví dụ với Thăng agency - một công ty hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo. Thời gian gần đây, các công ty truyền thông mới liên tục được thành lập, nhận thấy rằng một startup mới thành lập sẽ khó có cơ hội để có thể cạnh tranh với những công ty lớn. Thăng đã quyết định lựa chọn lĩnh vực truyền thông vị nhân sinh như hướng đi chính của doanh nghiệp. Đây quả là một lựa chọn sáng suốt bởi truyền thông vị nhân sinh vốn chưa được khai thác quá nhiều bởi các agency tại Việt Nam và Thăng đã nhanh chóng vươn lên chiếm lĩnh ngách thị trường này.
hoạt động trong một thị trường
2. Đánh giá ưu và nhược điểm của chiến lược khác biệt hóa
2.1. Ưu điểm vượt trội của chiến lược khác biệt hóa
Ưu điểm lớn nhất của chiến lược khác biệt hóa chính là những lợi thế về sản phẩm. Một khi đã chiếm lĩnh được khoảng trống trong thị trường, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ rất dễ bán bởi khách hàng gần như không có sự lựa chọn thay thế, doanh nghiệp là nguồn cung cấp giải pháp duy nhất cho yêu cầu của khách hàng. Sự độc quyền này cũng cho phép doanh nghiệp được toàn quyền quyết định giá bán, đẩy mạnh giá thành sản phẩm trong khi khách hàng cũng giảm bớt sự đắn đo về giá vì không có sự lựa chọn sản phẩm.
Hơn nữa, sự khác biệt của thương hiệu cũng làm cho nhãn hàng dễ phát triển danh tiếng hơn bằng các chiến lược thương hiệu và các chiến lược marketing nhất quán. Hưởng lợi từ điều này, sản phẩm của doanh nghiệp cũng dễ tìm tới vị trí top of mind trong tâm trí khách hàng.
2.2. Theo đuổi chiến lược khác biệt hóa không hề dễ dàng
Ngược lại với những ưu điểm vượt trội về sản phẩm, chiến lược khác biệt hóa cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định liên quan tới quá trình xây dựng chiến lược. Một chiến lược khác biệt hóa quy mô yêu cầu sự góp sức của lượng nguồn nhân lực lớn, đặc biệt là sự có mặt của những cá nhân ưu tú, sáng tạo có thể tìm ra những giải pháp đột phá trong một lĩnh vực cụ thể.
Hiện thực hóa mục tiêu trên là một điều không hề đơn giản, doanh nghiệp cần phải bỏ ra một khoản đầu tư rất lớn phục vụ cho hoạt động nghiên cứu thị trường và chiêu mộ một đội ngũ tài năng. Các doanh nghiệp nhỏ và các start-up sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi theo đuổi loại chiến lược này.
Trên đây là chia sẻ của work247.vn về câu hỏi chiến lược khác biệt hóa là gì? Trong kinh doanh, hãy áp dụng chiến lược này thật khôn ngoan để xây dựng thương hiệu vững bền trong dài hạn.
484 0