Chính sách tín dụng là gì? Những thông tin về tín dụng ngân hàng

Theo dõi work247 tại
Diệp Lạc tác giả work247.vn Tác giả: Diệp Lạc

Trong lĩnh vực tài chính, tín dụng đóng vai trò quan trọng trong những hoạt động của ngân hàng hoặc phía trung gian đem lại nhiều lợi nhuận nhất. Tuy nhiên song hành với mức lợi nhuận cao là sự rủi ro lớn mà tín dụng đem lại vì đó là giao dịch vay mượn giữa ngân hàng hoặc bên trung gian với người vay. Vậy nên phải có những chính sách tín dụng để đảm bảo quyền lợi, hạn chế những tổn thất cho bên cho vay. Cùng work247.vn tìm hiểu những thông tin hữu ích về chính sách tín dụng nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Những thông tin cơ bản về chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng (hay tiếng Anh gọi là Credit Policy) là toàn bộ những chính sách quy định của ngân hàng về hạng mục tín dụng được đưa ra với mục đích những định hướng việc làm cho những cán bộ chịu trách nhiệm về những vấn đề liên quan đến tín dụng trong ngân hàng.

Chính sách tín dụng là gì?
Chính sách tín dụng là gì?

Chính sách tín dụng có vai trò giúp cải thiện trình độ chuyên môn trong việc phân tích tín dụng từ đó đưa những phương pháp nâng cao lợi nhuận. Đây cũng là chính sách phản ánh được cương lĩnh tài trợ ngân hàng, tạo nên một hệ thống nhất quán trong hoạt động tín dụng và đưa ra những kế sách cụ thể để giải quyết những vấn đề của tín dụng.

Xem thêm: Tìm việc làm nhân viên tư vấn tín dụng

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách tín dụng

Để đưa ra những chính sách tín dụng phù hợp và sát nhất với thực tế người tiêu dùng. Chính sách được dựa trên những yếu tố sau:

- Nhu cầu tín dụng của người tiêu dùng: Việc sử dụng tín dụng đang ngày càng phổ biến với các khách hàng bởi những lợi ích riêng đặc biệt đối với những cá thể hoặc doanh nghiệp cần vay vốn. Nhờ nhu cầu tín dụng của họ ngày càng được nâng cao nên ngân hàng hoặc trung gian vay vốn phải đưa ra những chính sách cụ thể để đảm bảo hoạt động tín dụng.

- Khả năng thanh toán của khách hàng: điều này rất quan trọng trong hoạt động tín dụng ảnh hưởng đến độ an toàn và lợi nhuận của ngân hàng hoặc bên trung gian. Bên cho vay sẽ dựa vào khả năng tài chính và tiềm năng lợi nhuận của doanh nghiệp, cá thể vay để quyết định có cho vay hay không. Nếu bên vay không đảm bảo lợi nhuận hoặc đem lại rủi ro cao thì bên ngân hàng sẽ từ chối cho vay.

- Dựa vào những chính sách, luật pháp của chính phủ và Nhà nước: mọi chính sách tín dụng đều được căn cứ và điều chỉnh phù hợp với luật của chính phủ và Nhà nước như chính sách tỷ giá, chính sách ưu đãi, phát triển tài chính,.. 

- Căn cứ vào tính chất khoản vay, khả năng chịu rủi ro của ngân hàng: ngân hàng không thể dùng chính sách để ưu tiên những khoản vay dài hạn mà bỏ qua những tín dụng ngắn hạn đã đến thời kỳ thanh toán. Điều này ảnh hưởng đến nguồn vốn của ngân hàng, nếu vượt quá khả năng thanh khoản của ngân hàng thì khả năng phá sản rất cao.

Yếu tố tác động lên chính sách tín dụng
Yếu tố tác động lên chính sách tín dụng

3. Nội dung chính của chính sách tín dụng

3.1. Chính sách người tiêu dùng

Đối tượng sử dụng tín dụng ở ngân hàng hoặc trung gian tín dụng rất phong phú bao gồm các cá thể người tiêu dùng, tổ chức, doanh nghiệp, công ty tài chính, Nhà nước, xã hội,... Với nhiều đối tượng khách hàng như vậy cần phải phân loại rõ ràng để đưa ra những chính sách áp dụng riêng cho mỗi đối tượng như là:

- Đối với những tệp khách hàng lớn tiềm năng, lâu năm tại ngân hàng cần có những dịch vụ hỗ trợ và chăm sóc khách hàng riêng.

- Theo như thông tư số 13, mục 2 khoản 8.7 thì ngân hàng hoặc trung gian tín dụng không được hỗ trợ hoạt động tín dụng cho các đối tượng cấm như các tổ chức doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán. 

- Đối với người sử dụng tín dụng phải có sự đảm bảo, uy tín đặc biệt là cá thể vay tín dụng cho một tập thể cần có những giấy tờ chứng minh sự ủy thác của mọi người trong tập thế đó thì mới đủ tư cách đứng ra vay mượn.

- Người vay phải kê khai rõ mục đích vay tín dụng, ngân hàng sẽ dựa trên mục đích của bên vay để quyết định có hỗ trợ hay không và ngân hàng có quyền được thu hồi khoản vay tín dụng nếu như bên vay không đảm bảo mục đích vay giống như kê khai ban đầu. 

Chính sách người tiêu dùng
Chính sách người tiêu dùng

3.2. Quy mô và hạn mức của tín dụng

Số tiền mà ngân hàng hoặc bên trung gian tín dụng có thể hỗ trợ phụ thuộc vào mục đích thực sự của khách hàng vay tín dụng, các quy định của pháp luật về hạn mức tín dụng, dự đoán rủi ro của ngân hàng, khả năng thanh toán của khách hàng và những quy định riêng của từng ngân hàng.

Quy mô và hạn mức của tín dụng
Quy mô và hạn mức của tín dụng

3.3. Tính toán lãi suất và phí lãi suất của ngân hàng

Đối với mỗi ngân hàng đều có những quy định riêng về mức lãi suất và phí suất tín dụng khác nhau. Nghĩa là trước khi được cho vay tín dụng thì khách hàng phải trả một khoản phí gọi là phí tín dụng bằng với tỉ lệ phần trăm hạn mức cam kết có tính đảm bảo với ngân hàng. Lãi suất cũng được phân theo loại khách hàng, số tiền vay và kỳ hạn vay tín dụng. Có rất nhiều loại lãi suất như lãi hỗn hợp, lãi cố định, lãi thả nổi tất cả được tính dựa theo những khoản thu chi của ngân hàng và những lãi suất tín dụng với khách hàng. 

Những nội dung trong chính sách tín dụng
Cách tính lãi suất trong chính sách tín dụng

3.4. Quy định về thời hạn tín dụng và trả nợ

Bên cạnh đó còn phụ thuộc vào thời hạn tín dụng và kỳ trả nợ. Thời gian tín dụng được tính ngay khi ngân hàng trả khoản tiền đầu tiên cho khách hàng cho tới khi khách hàng trả toàn bộ kể cả lãi cho ngân hàng. Có ba phân đoạn của thời hạn tín dụng đó là thời hạn đầu tư, thời hạn ân hạn và thời hạn trả nợ. Trong đó thời hạn trả nợ hay còn gọi là kỳ trả nợ là khoảng thời gian được quy định trên hợp đồng về thời điểm khách hàng phải trả một phần của khoản nợ và được cố định hàng tháng cho đến khi trả hết. Kỳ hạn và số tiền trả nợ của khách hàng phụ thuộc vào loại tín dụng, số tiền vay và khả năng thanh toán của khách hàng đi kèm với những mức lãi suất khác nhau. 

Xem thêm: Giới hạn tín dụng là gì. Giới hạn tín dụng làm ảnh hưởng gì đến thẻ tín dụng?

3.5. Mức độ đảm bảo

Đối với vay tín dụng thì khách hàng cần có những khoản đảm bảo, thế chấp với ngân hàng hoặc trung gian tín dụng để chắc chắn cũng như chứng minh có tài sản tương đương trong trường hợp không đủ khả năng trả nợ. Thông thường những tài sản được mang ra đảm bảo thế chấp như là nhà cửa, xe cộ, đất đai, doanh nghiệp, giấy tờ bảo lãnh của bên thứ ba,.. Ngân hàng thường sẽ cho vay tín dụng có giá trị thấp hơn với tài sản thế chấp để đảm bảo có lãi suất khi cho vay tín dụng. Những tài sản được mang ra thế chấp phải đảm bảo chính chủ, không đem đi sử dụng tín dụng ở bên khác, được sử dụng cho mục đích xấu thì ngân hàng sẽ từ chối và có quyền không cho vay tín dụng. Mọi giấy tờ của tài sản phải được công chứng và đảm bảo thì mới có hiệu lực khi muốn vay tín dụng

Mức độ đảm bảo tín dụng
Mức độ đảm bảo tín dụng

Một trong những khoản đầu tư tài chính đem lại nhiều lợi nhuận cũng như rủi ro cao đó chính là tín dụng. Do nhu cầu hiện nay của khách hàng ngày càng tăng cao và nhiều ngân hàng cũng muốn tìm kiếm lợi nhuận lớn thông qua hoạt động tín dụng này, để hạn chế tối thiểu những rủi ro và tăng độ uy tín cho dịch vụ cần phải áp dụng chính sách tín dụng cho mỗi loại đối tượng khách hàng. Bên trên là toàn bộ những thông tin cơ bản về các chính sách tín dụng. Để tìm hiểu thêm những thông tin liên quan đến lĩnh vực tài chính truy cập website work247.vn

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2026 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT