Tìm hiểu toàn diện và tỉ mỉ về công việc của nhân viên bán hàng
Theo dõi work247 tạiNhu cầu tuyển dụng cho vị trí công việc của nhân viên bán hàng luôn luôn rất cao và đa dạng, từ những cửa hàng nhỏ, do cá nhân, gia đình kinh doanh nhỏ lẻ, cho đến những tập đoàn kinh doanh lớn, cao cấp, sang trọng. Liệu bạn có chắc mình đã hiểu hết về những đặc điểm, tính chất công việc, yêu cầu và đãi ngộ của ngành nghề này. Hãy để work247.vn cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quát nhất về nghề nghiệp phổ biến này.
1. Nhân viên bán hàng là gì?
Nhân viên bán hàng là một vị trí công việc quen thuộc với tất cả mọi người trong hầu hết các hoạt động đời sống hàng ngày. Họ là những người bán từ những thứ đồ nhỏ nhất trong các cửa hàng tạp hóa, siêu thị, cho đến những thiết bị to hơn như điều hòa, máy giặt tủ lạnh, các loại phương tiện như xe máy ô tô hay thậm chí là bán nhà ở, bất động sản,...
Nhân viên bán hàng là một công việc có nhu cầu cao trên mọi loại thị trường hàng hóa khác nhau. Cơ hội làm việc của ngành nghề này là rất lớn, hầu như mở rộng cho tất cả mọi đối tượng, chỉ cần bạn muốn làm. Nhìn chung, những yêu cầu đối với nhân viên bán hàng là không cao, tuy nhiên, đối với những vị trí đặc thù ngành nghề thì cũng không hẳn là không có chọn lọc. Bên cạnh đó, tuy ngưỡng đầu vào không cao, nhưng không phải ai cũng có thể hoàn thành và thành công ở vị trí nhân viên bán hàng.
2. Những công việc mà nhân viên bán hàng phải làm
Nhân viên bán hàng là đội ngũ frontline của mỗi doanh nghiệp, họ trực tiếp phục vụ và làm việc chăm sóc khách hàng, vì vậy, đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả doanh thu từ các mặt hàng. Công việc hằng ngày của nhân viên bán hàng bao gồm một số công việc cụ thể như sau.
2.1. Chào mừng, đón tiếp khách hàng
Nhân viên bán hàng là những người đầu tiên gây ấn tượng, thể hiện thái độ của doanh nghiệp với khách hàng khi họ mới bước chân vào cửa hàng. Sự tiếp đóng nồng hậu với thái độ lịch sự, chân thành và vui vẻ của nhân viên bán hàng là điều kiện tiên quyết để khách hàng cảm thấy thoải mái mua sắm, lựa chọn sản phẩm.
Tùy vào những yêu cầu, nội quy từ phía doanh nghiệp dựa trên phân khúc khách hàng và nghiên cứu về tâm lý cũng như hành vi mà cách đón tiếp khách hàng của nhân viên bán hàng sẽ khác nhau. Có những doanh nghiệp chỉ yêu cầu một câu chào, một động tác tay mời hay một nụ cười nhưng cũng có những doanh nghiệp yêu cầu nhiều hơn thế như cúi người tiêu chuẩn, vị trí đặt tay và lời chào tiêu chuẩn cùng một lúc.
2.2. Tư vấn, giúp đỡ khách hàng
Đây là một trong những công việc quan trọng nhất nằm trong số những công việc hằng ngày của một nhân viên bán hàng. Thường thì một nhân viên bán hàng sẽ phụ trách một đến 2 khách hàng cũng lúc hoặc có thể nhiều hơn nếu cửa hàng quá đông. Tuy nhiên, họ vẫn phải đảm bảo khách hàng nhận được sự chăm sóc kịp thời và hiệu quả, có lợi với quá trình mua sắm.
Nhân viên bán hàng sẽ dựa vào những kiến thức về sản phẩm đã tìm hiểu, được đào tạo, được kiểm tra để tư vấn cho khách hàng những đặc điểm, tính chất và công dụng của sản phẩm một cách thuyết phục và hợp lý với nhu cầu của họ nhất.
Đồng thời, trong quá trình xem xét, thử sản phẩm, nhân viên bán hàng có nhiệm vụ cố gắng giúp đỡ và giải quyết những khó khăn mà khách hàng giặp phải với thái độ phục vụ tốt để tăng chất lượng trải nghiệm của khách hàng.
2.3. Sắp xếp lại sản phẩm
Bên cạnh việc chăm lo cho khách hàng, nhân viên bán hàng còn được giao nhiệm vụ đảm bảo các mặt hàng được sắp xếp gọn gàng, hợp lý, đúng nơi đã được quy định. Họ thường được khuyến khích các ý tưởng trưng bày sản phẩm sao cho đẹp mắt, thu hút người tiêu dùng đến với cửa hàng.
Bên cạnh đó, họ cũng thực hiện một số công việc như vệ sinh một vài khu vực làm việc và khu vực mua sắm của khách hàng, kiểm kê hàng hóa cũng như nhận các đơn giao hàng từ phía nhà cung cấp hoặc đại lý phân phối chuyển tới.
3. Yêu cầu công việc
Nhìn chung, yêu cầu của công việc nhân viên bán hàng không quá cao về ngưỡng vào. Để tìm được một vị trí nhân viên bán hàng, bạn không cần đến bất kỳ bằng cáp chuyên môn nào cũng như yêu cầu về chuyên môn.
Hiện nay, có rất nhiều những cửa hàng nhỏ, các cửa hàng của hộ kinh doanh gia đình thuê nhân viên bán hàng chỉ với những tiêu chí như chăm chỉ làm việc, trung thực, những yêu cầu về khả năng làm việc thực tế chứ không nặng nề về mặt chuyên môn. Bạn có thể dễ dàng tìm và đáp ứng được những yêu cầu của công việc này trên thị trường.
Tuy nhiên, đối với những vị trí nhân viên bán hàng có đặc điểm đặc thù ngành ví dụ như nhân viên bán hàng bảo hiểm, nhân viên bán hàng thời trang cao cấp, nhân viên bán xe ô tô,... thì yêu cầu công việc sẽ cao hơn một chút. Có thể công ty sẽ yêu cầu bạn có bằng cao đẳng, đại học trong lĩnh vực kinh doanh của mình hoặc chứng minh những kiến thức về sản phẩm, lĩnh vực đó bằng các bài kiểm tra, phỏng vấn khắt khe hơn.
Dù những yêu cầu của ngành nghề này thường khá đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể duy trì và thành công trên cương vị một nhân viên bán hàng. Để thành công, người bán hàng cần khá nhiều kỹ năng như giao tiếp hiệu quả, kỹ năng thuyết phục, sự khéo léo trong ứng xử khi mà mỗi khách hàng lại có những tính cách và yêu cầu khác nhau. Bên cạnh đó, họ cũng cần một tâm lý vững vàng và khả năng chịu đựng áp lực công việc tốt khi phải làm việc với mọi đối tượng khách hàng trong hàng giờ đồng hồ và thậm chí là áp lực kpi tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh.
4. Quyền lợi dành cho nhân viên bán hàng
Mức lương cơ bản cho một nhân viên bán hàng hiện nay thường dao động từ 5 đến 7 triệu đồng một tháng trên thị trường. Đây là mức lương khá hợp lý với những yêu cầu cơ bản nhất đối với vị trí nhân viên bán hàng.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể nhận được mức lương cao hơn thế rất nhiều, thậm chí là con số chục triệu nếu như những sản phẩm, dịch vụ mà bạn bán được có giá trị lớn và công ty có chính sách tính lương bằng phần trăm trên sản phẩm như kinh doanh căn hộ, bất động sản, ô tô, mua bán bảo hiểm,... Khi đó, tùy vào năng lực làm việc của mình, bạn sẽ tự có thể quyết định được mức lương mà mình nhận được mỗi tháng.
5. Kinh nghiệm làm nhân viên bán hàng
Bạn có thể rèn luyện kỹ năng làm nhân viên bán hàng ngay từ rất sớm, có thể là từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cấp 3, đại học. Rất nhiều cửa hàng, chuỗi cửa hàng, siêu thị, cửa hàng tiện lợi đều chấp nhận nhân viên bán hàng là sinh viên và làm việc theo ca. Đây là cơ hội để bạn trải nghiệm và tích lũy những vốn sống quý giá cho bản thân mình.
Làm nhân viên bán hàng, bạn cần phải rèn luyện lỗi ứng xử, ăn nói khéo léo để làm hài lòng mọi đối tượng khách hàng. Đây không phải là một việc làm dễ dàng, đòi hỏi nhiều sự cố gắng, nỗ lực và kiên trì trong việc kiểm soát bản thân và ổn định cảm xúc.
Tố chất thật thà, trung thực luôn luôn được đánh giá cao ở một nhân viên bán hàng, vì vậy, hãy hành động thật nghiêm túc và đừng khiến bản thân vướng vào bất cứ nghi ngờ không trung thực nào trong công việc.
Đặc biệt, những mối quan hệ với khách hàng có thể sẽ giúp bạn trong công việc, vì vậy, hãy tận dụng những kỹ năng cần thiết của bản thân để xây dựng những liên hệ bền vững, tạo nên giá trị có lợi cho cả ba bên, bản thân bạn, khách hàng và doanh nghiệp.
Bài viết trên đây đã miêu tả rõ tất cả những gì chi tiết nhất về công việc của nhân viên bán hàng. Mong rằng sau khi đọc bài viết này, bạn đã hiểu hơn về công việc tưởng như đơn giản nhưng lại khá phức tạp về mặt kỹ năng như nhân viên bán hàng và xem xét nếu như bạn cảm thấy mình phù hợp và muốn trải nghiệm thì hãy hành động ngay từ bây giờ nhé.
1206 0