Sales forecast là gì? Bài toán dự báo cho các doanh nghiệp
Theo dõi work247 tạiSales forecast là gì? Khi sale forecast có ý nghĩa rất lớn với các doanh nghiệp và hoạt động marketing thì việc tìm hiểu các thông tin xoay quanh về sales forecast thực sự rất cần thiết. Vậy, sales forecast là gì? Vai trò và công dụng của sales forecast như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu về sales forecast là gì ngay nhé!
1. Những thông tin cơ bản về Sale forecast dành cho bạn
1.1. Hé lộ đáp án về “Sale forecast là gì?”
Trước khi đưa ra một câu trả lời chính xác cho sales forecast là gì thì các bạn có thể hiểu một câu chuyện như thế này. Thông thường, với mỗi doanh nghiệp, việc lập kế hoạch hay hoạch định những phương án trong công tác bán hàng là rất cần thiết. Dựa trên những điều kiện về thị trường, thời đại cùng với những nỗ lực thực hiện các chiến dịch marketing khác nhau, doanh nghiệp sẽ cần đưa ra các giải pháp để có thể thực hiện được những mục tiêu về doanh số đã đặt ra trước đó.
Và những con số được xác định ban đầu đó chính là những con số được đưa ra bởi quá trình giải bài toán về dự báo bán hàng, tức là việc dự đoán về số lượng hàng hóa hay sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ có thể tiêu thụ được là bao nhiêu. Các con số này dựa trên những giả lập về các điều kiện kinh tế mà công ty đang có cũng như dựa trên kế hoạch marketing được thực hiện ở thời điểm đó. Đây chính là bản chất của sale forecast.
Một cách cụ thể, các bạn có thể hiểu sales forecast chính là một thuật ngữ có ý nghĩa là dự báo bán hàng. Đây chính là những sự ước tính và đưa ra phán đoán về con số sản phẩm mà doanh nghiệp có thể tiêu thụ được. Lượng sản phẩm có thể được tính dựa trên đơn vị sản phẩm hoặc tiền mặt tùy theo tính chất cũng như định hướng của doanh nghiệp. Những con số này sẽ được xét trên điều kiện kinh tế cũng như chiến lược marketing thời điểm đó.
Việc dự báo bán hàng hay sale forecast thực tế có ý nghĩa cũng như vai trò khá quan trọng hiện nay. Đây sẽ là cơ sở cho việc làm xây dựng các kế hoạch trong công tác bán hàng cũng như hoạch định các hoạt động của marketing.
1.2. Ứng dụng của sale forecast hiện nay
Thực tế thì sale forecast sẽ có ứng dụng nhiều hơn với các doanh nghiệp sở hữu thương hiệu lâu năm trên thị trường. Bởi đây sẽ là những doanh nghiệp đã có được các dữ liệu cần thiết để thực hiện việc dự báo bán hàng được chính xác hơn rất nhiều. Ví dụ như các thương hiệu như Chanel, LV hay D&G,...đều là những thương hiệu nổi tiếng và có được mức doanh thu khá khủng cũng như thời gian hoạt động trong một chặng đường dài. Và họ có được các số liệu thống kê theo từng giai đoạn cụ thể với những chiến lược marketing tương ứng.
Trong khi đó, bạn quyết định kinh doanh với một mặt hàng tương tự và lấy giá của mỗi sản phẩm ngang hàng với những thương hiệu trên. Câu hỏi được đặt ra chính là liệu ai sẽ là người mua những mặt hàng của bạn với một mức giá trên trời nhưng lại là một brand không ai biết đến? Cho dù bạn quyết định mời các ngôi sao hạng A review về sản phẩm của mình thì tâm lý khách hàng sẽ chỉ dừng lại ở mức tham khảo và có sự phân vân rất lớn để có thể đi tới hành động mua hàng. Chính vì thế mà để đạt được một doanh số bán hàng nhất định là điều rất khó khăn. Lúc này câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp chính là làm thế nào để có một mức giá phù hợp để đưa ra thị trường tiêu thụ tốt nhất?
Một cách tổng quát thì sales forecast sẽ được xem như một bản kế hoạch nhằm giúp các bạn có thể thực hiện được những điều mà mình mong muốn về doanh số cũng như doanh thu bán hàng. Và dự báo bán hàng khác hoàn toàn với mục tiêu bán hàng. Mục tiêu chính là điều mà bạn muốn đạt được còn dự báo bán hàng chính là điều mà bạn sẽ làm được cũng như sẽ xảy ra với những điều kiện bên trong và bên ngoài của mình. Điều này không bị phụ thuộc hay ảnh hưởng bởi mục tiêu của bạn.
Xem thêm: Việc làm nhân viên sale marketing
1.3. Công dụng và vai trò của sales forecast
Không phải ngẫu nhiên mà việc đưa ra dự báo bán hàng lại là điều cần thiết với những doanh nghiệp hay brand lớn hiện nay. Sales forecast hội tụ những tính năng và công dụng thực sự hữu ích với quy trình cũng như hoạt động marketing và bán hàng của doanh nghiệp.
Công dụng cũng như vai trò của sales forecast với các doanh nghiệp có thể được kể đến như sau:
- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đưa ra được số lượng sản xuất phù hợp dựa trên những điều kiện sẵn có như cơ sở sản xuất, các thiết bị hay nguồn nhân lực hiện có,...
- Hỗ trợ trong việc đưa ra các quyết định về kế hoạch mở rộng hay thu hẹp các sản xuất nhất định cũng như việc đưa ra thị trường những sản phẩm, mặt hàng mới.
- Dự báo bán hàng đưa ra được xem như một lời cam kết của bộ phận bán hàng và tất nhiên, những dự báo này cần được thực hiện với một khoảng thời gian cụ thể, nhất định.
2. Những phương pháp để thực hiện dự báo bán hàng
Có rất nhiều các phương pháp khác nhau để thực hiện việc dự báo bán hàng với những sản phẩm đã có những dữ liệu cơ bản từ trước hiện nay. Và việc lựa chọn các phương pháp ra sao sẽ dựa trên những nhu cầu và điều kiện mà doanh nghiệp có thể đáp ứng. Những phương pháp được sử dụng trong việc dự báo bán hàng có thể kể đến các phương pháp sau:
- PP1: Lấy ý kiến của ban lãnh đạo
Đây là phương pháp dự báo bán hàng dựa trên việc lấy kết quả bình quân thông qua các ý kiến của những người đứng đầu các bộ phận liên quan như marketing, bộ phận tài chính, bộ phận kinh doanh và bộ phận sản xuất,...
- PP2: Tổng hợp dựa trên lực lượng bán
Phương pháp 2 có sự tương đồng với phương pháp 1. Tuy nhiên, đối tượng được lắng nghe ý kiến và lấy kết quả không phải ban lãnh đạo mà là đội ngũ bán hàng. họ sẽ là người đưa ra các dự báo khá chính xác và khả quan với việc bán hàng ở trong tương lai khi đây là việc làm chính.
- PP3: Dựa trên sự kỳ vọng từ khách hàng
Với phương pháp này, các bạn sẽ cần thực hiện việc tiếp cận với khách hàng để có thể thăm dò cũng như tìm hiểu về khối lượng các sản phẩm mà họ sẽ có thể mua ở trong tương lai. Điều này sẽ ảnh hưởng tới số lượng sản xuất cũng như doanh số có thể thu được.
- PP 4: Thực hiện việc phân tích dựa trên chuỗi thời gian
Đây là phương pháp mà các bạn sẽ phải thực hiện việc phân tích các dữ liệu ở những thời điểm trước đó. Cùng với đó chính là sự ảnh hưởng cũng như tác động của các yếu tố, điều kiện bên ngoài tác động tới doanh thu bán hàng. Ví dụ như sự tăng giảm dựa trên chu kỳ hay mùa, các khuynh hướng giúp ích cho việc tăng trưởng,...
- PP5: Thực hiện việc phân tích sự tương quan
Các bạn sẽ phải đo lường dựa trên những biến số như lượng bán hàng cùng với các biến số mang tính độc lập khác. Điều này nhằm nắm bắt và giải thích được các chiều hướng như tăng, giảm ở trong khối lượng tiêu thụ.
- PP6: Phương pháp “Jury of executive opinion”
Đây là phương pháp hỏi ý kiến của các chuyên gia. Sử dụng phương pháp này thì khả năng dự báo của bạn sẽ có thể được xem là khá chính xác. Bởi họ là những chuyên gia và có nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Chính vì thế mà những dự đoán sẽ mang độ tin cậy cao hơn rất nhiều.
- PP7: Phương pháp “Historical trend analysis”
Còn được biết đến là phương pháp phân tích dựa trên xu hướng của lịch sử. Thời gian được tính ở đây sẽ là thời gian từ lúc sản phẩm đó được ra mắt cho tới khi nó không còn được ưa chuộng nữa.
- PP8: Phương pháp ATAR
Mô hình của phương pháp này sẽ bao gồm các yếu tố như:
+ Sự nhận thức
+ Quá trình thử nghiệm
+ Sự khả dụng
+ Khả năng mua lại
Dựa trên những thông số này các bạn sẽ có thể có được những dữ liệu quan trọng để đưa ra dự b mà bạài ra còn khá nhiều phương pháp khác nữa nhưng có sự phức tạp khá nhiều trong quá trình sử dụng.
Xem thêm: Kỹ năng bán hàng là gì và thông tin bạn không nên bỏ qua!
3. Bí kíp để việc dự báo bán hàng trở nên chính xác hơn
Việc dự báo bán hàng đôi khi thực sự khá mông lung khi bản thân từ “dự báo” đã mang một ý nghĩa không chắc chắn và các sai số có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vậy, làm thế nào để việc dự báo bán hàng được hiệu quả và chính xác hơn? Ngay sau đây sẽ là một vài bí kíp mà các bạn có thể tham khảo trong việc thực hiện quá trình dự báo bán hàng của mình.
- Đầu tiên, thực hiện việc thống kê số lượng các cửa hàng thuộc địa bàn mà mình quản lý cũng như thực hiện việc dự báo doanh số. các bạn cần điều tra các thông tin những mặt hàng tiềm năng có thể đưa vào cửa hàng cũng như các mặt hàng của công ty đối thủ cũng ở cùng địa bàn đó ra sao,..,. Việc thống kê càng chi tiết sẽ giúp bạn càng có thêm nhiều data chất lượng.
- Thứ hai là dựa trên số lượng các nhân viên bán hàng cũng như mức độ tăng trưởng của những nhân viên đó qua từng giai đoạn cụ thể. Điều này giúp bạn nắm bắt được năng lực của nhân viên cũng như khả năng có thể tiêu thụ được số lượng hàng hóa cụ thể.
- Thứ ba chính là việc điều tra các số liệu từ năm trước cùng với mức tăng trưởng mỗi năm. Điều này sẽ giúp các bạn điều chỉnh được con số phù hợp nhất.
- Thứ tư chính là việc dựa trên các con số tăng thêm của những sản phẩm mới để ước đoán về sức mua của khách hàng với các sản phẩm của mình.
Trên đây chính là những thông tin chi tiết về sales forecast. Hy vọng rằng bài viết đã giúp các bạn hiểu được sales forecast là gì cũng như các phương pháp thực hiện dự báo bán hàng.
1743 0