Dân chủ là gì? Những vấn đề cơ bản liên quan đến quyền dân chủ
Theo dõi work247 tạiViệt Nam là một đất nước có chế độ chính trị dân chủ, toàn bộ quyền lực của nhà nước đều được nhân dân quyết định, mọi công tác thực hiện hướng đến lợi ích của dân đầu tiên. Cùng work247.vn tìm hiểu thực chất dân chủ là gì và những vấn đề cơ bản liên quan đến quyền dân chủ thông qua bài viết bên dưới.
1. Dân chủ là gì?
Dân chủ là một chế độ chính trị được áp dụng trong một tập thể mà tại đó tất cả những thành viên bên trong đều có quyền lợi và nghĩa vụ tương đồng nhau khi tham gia vào việc quyết định bất kỳ vấn đề gì trong phạm vi áp dụng.
Việt Nam là đất nước có nền Dân chủ cộng hòa nghĩa là toàn bộ quyền lực của nhà nước đều được nhân dân tham gia vào quyết định, đặc biệt đối với việc bầu cử đại diện cho đất nước sẽ cho dân chọn ra và tất cả những hoạt động được thực hiện theo danh nghĩa của Nhà nước đều phải hướng đến lợi ích của nhân dân trước tiên.
Theo như nhà khoa học chính trị Larry Diamond cho biết có 4 yếu tố chính trong chế độ dân chủ, đó là:
- Việc lựa chọn ra đại diện cho các vị trí trong bộ máy Nhà nước đều được thông qua đều phải thông qua quá trình lựa chọn và bầu cử từ nhân dân để đảm bảo tính công bằng và dân chủ.
- Việc áp dụng chế độ dân chủ lên một quốc gia sẽ tạo kết nối tích cực qua sự tham gia của người dân vào đời sống thông thường và chính trị.
- Nhà nước có nghĩa vụ bảo vệ quyền con người của mỗi người dân sống trong quốc gia đó.
- Trong quốc gia có nền dân chủ mọi công dân đều có quyền và bình đẳng trước pháp luật ngay cả những người lãnh đạo cấp cao của đất nước cũng phải tuân theo không ai đứng trên pháp luật.
Xem thêm: [Bật mí] Ngành Chính trị học ra làm gì – cơ hội việc làm hấp dẫn
2. Các hình thức dân chủ cơ bản
Hiện nay có 3 dạng dân chủ cơ bản bao gồm dân chủ trực tiếp, dân chủ bán trực tiếp và dân chủ đại diện.
- Hình thức dân chủ trực tiếp: được gọi với cái tên khác là dân chủ thuần túy nghĩa là các công dân thuộc quốc gia có nền dân chủ được trực tiếp bỏ phiếu để thông qua luật pháp của đất nước đó thay vì bầu cử đại biểu quốc hội hay đại diện quốc gia. Trong đó có 3 trụ cột chính của dân chủ trực tiếp hiện đại đó là: bãi nhiệm, trưng cầu dân ý, quyền đề xướng luật lệ.
- Hình thức dân chủ bán trực tiếp: đây là sự kết hợp của hai dạng trực tiếp và đại diện nên cũng có thể coi là nền dân chủ hỗn hợp. Một số quốc gia áp dụng chế độ này bao gồm Thụy Sĩ và một số tiểu bang của Hoa Kỳ.
- Hình thức dân chủ đại diện: được biết đến với cái tên khác như dân chủ gián tiếp hoặc dân chủ đại nghị, nghĩa là một quốc gia sẽ có các đại diện cho nhiều lĩnh vực khác nhau đứng ra vận hành đất nước theo nguyên tắc thi hành chủ quyền nhân dân. Người đại diện có thể là một người hoặc một nhóm người được bầu cử lên. Đây là hình thức được áp dụng phổ biến tại các nước phương Tây hiện đại.
xem thêm: Khái niệm về dân chủ và chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta
3. Các vấn đề cơ bản liên quan đến dân chủ
Để tạo ra một nền dân chủ thì cần chú trọng đến 3 vấn đề chính đó là người lãnh đạo, người làm chính trị và người thực hiện quyết định. Trong đó thì người lãnh đạo cần phải là người có trí tuệ, tư duy thông minh với tầm nhìn xa trông rộng và đạo đức thì mới có thể đứng đầu cả một đất nước. Đất nước phải có bộ máy nhà nước chuyên xử lý những công việc chính trị để vận hành một quốc gia theo hệ thống và bài bản. Cuối cùng là phải có sự tương tác và kết nối giữa người dân và bộ máy nhà nước để họ cảm thấy có trách nhiệm trong việc thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ quốc gia.
3.1. Trong vấn đề bầu cử
Một quốc gia có nền dân chủ thì để thành lập bộ máy nhà nước phải thông qua sự bầu cử của nhân dân. Tất nhiên không phải ai cũng có thể trở thành ứng cử viên cho ban lãnh đạo quốc gia, phải là những người thực sự xuất sắc mới có thể tham gia ứng cử, các ứng cử viên phải được chọn lọc qua tiêu chí nhất định của mỗi quốc gia mới được đưa vào danh sách.
Hiện nay trong vấn đề bầu cử, các quốc gia không áp dụng cho mọi công dân mà chỉ những người từ 18 tuổi trở lên mới được phép tham gia vào việc bầu chọn, phải là những công dân được hưởng quyền lợi của đất nước đó (không bao gồm tội phạm) thì phiếu bầu mới có hiệu lực.
Vấn đề còn tồn tại duy nhất tại các mùa tranh cử đó là chi phí khá tốn kém khi tổ chức, một số ứng viên còn phải phụ thuộc vào tài trợ của người giàu nên đồng nghĩa với việc nếu đắc cử thì phải làm luật theo thiên hướng có lợi cho những người đó.
Bên cạnh đó là những người tham gia bầu cử chưa đảm bảo có nhận thức tốt về mặt chính trị để quyết định bầu cho người đại diện nào là tốt cho đất nước. Trong khoảng thời gian bầu cử sẽ có những hoạt động tuyên truyền chính trị do ứng viên thực hiện để thuyết phục người dân bầu chọn, tuy nhiên đó cũng là nhược điểm vì bên nào có khả năng tuyên truyền tốt hơn thường sẽ nhận được nhiều phiếu bầu.
Để phục vụ cho việc tuyên truyền và bầu cử tốn rất nhiều ngân sách có thể phải hoãn các chính sách cần thiết để thực hiện nên dẫn đến tình trạng nợ công ngày càng lớn, thâm hụt ngân sách, tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia tăng cao.
Xem thêm: Việc làm công chức viên chức
3.2. Nền văn hóa dân chủ
Nếu như nền tảng dân chủ không được thành lập vững chắc mà chỉ dựa vào việc bầu cử đại diện thì rất dễ quốc gia đó đi theo hướng chế độ độc tài. Ngoài việc thực hiện các công tác dân chủ thì đất nước cần khiến người dân nắm bắt được nền văn hóa của dân chủ thông qua hoạt động và tập quán sinh hoạt chính trị từ đó mới xây dựng được nền tảng vững mạnh.
Ngoài ra còn phải thiết lập các cơ quan chức năng mang tính trung lập và phục vụ cho lợi ích của nhân dân như công an, bộ đội. Nếu không có những cơ quan trung lập sẽ rất dễ khiến cho dân tình hỗn loạn dẫn đến nội chiến, sống không theo quy tắc nên đây là yếu tố không thể thiếu đối với một nước dân chủ.
3.3. Vấn đề về đa số chuyên chế
Đây là vấn nạn lớn mà nhiều quốc gia có nền dân chủ không kiểm soát được, việc này xảy ra khi đại diện của dân được trao quyền hành động thay cho một tập thể nào đó nhằm mục đích chống lại một vấn đề tồn tại trong xã hội mà họ cảm thấy không phục. Đấy không còn là nền dân chủ nữa mà mà là trao quyền cho dân khi đó phe thiểu số sẽ bị áp chế dẫn đến mất quyền lợi dân sự và chính trị.
Để tránh tình trạng này xảy ra thì cần có những biện pháp áp chế ngay từ đầu như sử dụng đến hiến pháp để bảo vệ người dân cũng như xã hội khỏi những nạn chuyên chế của đa số. Việc thiết lập hệ thống hiến pháp thì cần nhận được sự chấp thuận tuyệt đối của hầu hết các đại biểu hoặc có sự tham gia quyết định của thẩm phán hay thẩm phán đoàn. Thông thường sẽ không cần trưng cầu ý dân chỉ có thể xảy ra trong một số trường hợp cụ thể nhưng rất hiếm khi.Ngoài ra, cần phải có sự hợp thành của cả luật pháp, tư pháp và hành pháp thì mới có thể thay đổi được đấy là một trong vấn đề rất khó.
3.4. Vai trò của nhóm cử tri
Cử tri không phải là một nhóm thuần nhất có chung một lợi ích mà được được chia ra làm nhiều khối khác nhau, các nhóm đều hướng đến nguyện vọng và nhu cầu riêng, ngay cả các thành viên trong nhóm cũng làm việc để tạo ra lợi ích cho cuộc sống của mình.
Để dung hòa những lợi ích giữa các nhóm thì cần phải có sự thỏa thuận và trao đổi và kết quả thống nhất được thể hiện qua chính sách và luật pháp. Tuy nhiên việc thành lập các nhóm cử tri sẽ đem lại lợi ích cho đất nước bởi mục đích tạo ra của các nhóm này chính nhằm đem lại lợi ích kinh tế khi kết hợp với nhau sẽ xây dựng nền tảng tốt cho quốc gia.
Không phải tất cả các nhóm cử tri đều có tầm ảnh hưởng đến Nhà nước vậy nên đối với những nhóm có quyền lực mạnh mẽ thì sẽ được Nhà nước phục vụ. Tuy nhiên, việc này sẽ dẫn đến việc thiếu công bằng đối với các nhóm khác khi phải hứng chịu chi phí đưa ra để tạo ra lợi ích cho các nhóm có quyền lực trong xã hội.
Vậy nên tốt nhất để đảm bảo lợi ích cho người dân thì cần phải đưa ra những giới hạn trong chức năng của nhà nước hoặc chuyển một số thẩm quyền sang cho thị trường như vậy công dân sẽ hiểu được chính sách của nhà nước cũng kiểm soát tốt hơn.
3.5. Vai trò đảng phái
Để vận hành được tốt nền dân chủ của một quốc gia cần xây dựng hệ thống hiến pháp và luật pháp để tạo dựng nền tảng, để không chỉ người dân mà các đảng phải cũng phải tuân theo và thực hiện. Một quốc gia dân chủ cần phải thành lập các chính đảng có năng lực và liêm khiết để người dân có cơ sở lựa chọn lãnh đạo đảng thay thế, tuy nhiên hiện nay các các đại biểu dân chủ thường theo đảng phái chính trị dẫn đến việc làm theo định hướng của đảng thay vì nhóm cử tri hoặc lý tưởng của họ.
Khi có xung đột chính trị xảy ra mà không dung hòa được giữa các ý kiến của nhà nước và các đảng phái rất dễ gây ra nội chiến. Khi thành lập các đảng phái cần phải đảm bảo thực thi đúng theo pháp luật và hiến pháp Nhà nước thì nền dân chủ mới có thể tồn tại. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng để vận hành một đất nước theo nền dân chủ.
3.6. Vai trò của xã hội dân sự
Khi xây dựng đất nước theo chế độ dân chủ thì người dân được quyền thành lập, tổ chức các tổ chức phi chính phủ dưới dạng khác nhau. Đó là khi những người đó có chung một tiếng nói và hướng đến một lợi ích cụ thể thì sẽ tập hợp lại tạo sức ảnh hưởng đến đến các cuộc tranh luận chính trị thể hiện ý kiến bản thân.
Đây là một trong những quyền cơ bản của công dân khi sống và làm việc tại quốc gia có nền dân chủ đó là thể hiện tiếng nói của bản thân theo một hình thức có tổ chức, hệ thống và được nhà nước cho phép.
Xem thêm: Việc làm chuyên viên pháp lý
Bên trên là những thông tin cơ bản về nền dân chủ của một quốc gia, để có thể vận hành đất nước trước hết phải xây dựng nền tảng tốt và vững chắc để tránh xảy ra các trường hợp xấu như hỗn chiến, nội chiến, loạn dân,... Để tìm hiểu thêm các thông tin chính trị khác truy cập website work247.vn
1282 0