Điềm tĩnh là gì? Đánh giá độ chín chắn qua thước đo điềm tĩnh
Theo dõi work247 tạiTốc độ là khá quan trọng khi chúng ta lao động và sản xuất nhưng đôi khi trong cuộc sống không phải lúc nào nó cũng được ưu tiên hàng đầu. Bạn có biết ông chủ với nhân viên khác nhau ở điểm nào không? Và bạn có biết vì sao những người quản lý lại có được thành công như hiện tại? Đó là nhờ vào sự điềm tĩnh trong con người họ.
Vậy điềm tĩnh là gì? Điềm tĩnh có phải là biểu hiện của một người bản lĩnh hay không? Sau đây hãy cùng work247.vn theo dõi bài viết bên dưới để làm rõ vấn đề nhé.
1. Điềm tĩnh được hiểu như thế nào?
Trái nghĩa với từ “vội vàng” hay “hấp tấp”, “điềm tĩnh” là một thuật ngữ chỉ tính cách hay phong thái của một người nào đó. Dù phải đối diện với hoàn cảnh nào thì người điềm tĩnh vẫn có thể vượt qua theo cách tốt nhất.
Điềm tĩnh không tự có trong con người, nó được hình thành từ phong cách, tính cách và nhận thức của mỗi người. Nếu từ nhỏ bạn thường xuyên được tiếp cận với những người điềm tĩnh, môi trường sống xung quanh của bạn cũng không quá hối hả cho nên bạn cũng sẽ được ảnh hưởng từ điều đó và trở nên điềm tĩnh hơn.
Đừng vội kết luận nếu bạn thấy ai đó không nhanh mồm nhanh miệng nhé, rất có thể họ là người điềm tĩnh, mà người điềm tĩnh họ thường không thích nói nhiều, càng không thích bộc lộ quá nhiều về bản thân mình với người khác. Đôi khi im lặng là họ đang lắng nghe và đánh giá sự việc chứ không phải là thiếu kiến thức hay rụt rè như bạn nghĩ.
Để hiểu rõ về một người điềm tĩnh, những thông tin vừa rồi là chưa đủ. Hãy tiếp tục cùng work247.vn khám phá những điều thú vị khác về sự điềm tĩnh qua nội dung phía dưới nhé.
Xem thêm: Kỹ năng sống là gì? Vai trò của nó đối với sự phát triển của trẻ
2. Điềm tĩnh - biểu hiện của một người bản lĩnh
Thông thường, một người điềm tĩnh sẽ không dễ gì bị cảm xúc chi phối. Dù có gặp chuyện buồn hay nỗi đau khổ như thế nào thì họ vẫn cố gắng tiết chế và làm chủ được cảm xúc của mình.
Chính sự bình tĩnh này đã giúp họ tự đứng lên trong tất cả, họ vẫn có thể đưa ra những quyết định sáng suốt như tâm trạng của một người bình thường.
Những người điềm tĩnh thường sẽ không để lộ cảm xúc thật của mình ra bên ngoài, vì điều đó được thực hiện thường xuyên cho nên họ dần trở thành người mạnh mẽ. Họ có thể đương đầu với mọi khó khăn, mọi sóng gió trong cuộc sống.
Những người điềm tĩnh thường có sức hút đặc biệt mà vô hình, vừa tự tin lại đủ sự chín chắn khiến người khác phải tin tưởng. Đây chính là lý do mà họ thường được cân nhắc lên những vị quản lý hay lãnh đạo công ty.
Tính cách con người đâu phải ngày một ngày hai mà sửa được, nếu muốn thay đổi thì bạn cần phải có sự kiên trì, tuyệt đối không nóng vội mà “sôi hỏng bỏng không”. Mọi thứ đều có quá trình của nó, vẫn biết là sự việc cần phải giải quyết ngay nhưng nếu bạn không suy nghĩ mà vội ra quyết định thì hậu quả để lại khôn lường.
3. Hiểu rõ sức mạnh của điềm tĩnh bạn sẽ biết mình cần nó hay không
Như đã nói, điềm tĩnh là một tố chất khiến con người trở nên chín chắn hơn, mạnh mẽ hơn.
Một người nào đó không thể bắt bạn phải vui, không thể ép bạn phải buồn hay vui vẻ ngay khi bạn không muốn điều đó xảy ra. Như những gì phân tích ở trên, một người điềm tĩnh thường chấp hết mọi tác động thuộc về yếu tố khách quan bên ngoài, họ chỉ quan tâm tới sự đúng sai, và tìm cách giải quyết sao cho hợp lý nhất.
Có lẽ chẳng còn điều gì tuyệt vời hơn việc mình tự làm chủ bản thân, không bị ảnh hưởng bởi người khác. Dù đó là người cấp trên của bạn, bạn vẫn được phép bày tỏ ý kiến về những vấn đề sai trái.
Những công việc thường gặp nhiều áp lực chẳng hạn tuyển dụng, kinh doanh hay marketing thường rất cần tố chất điềm tĩnh. Nếu không sở hữu tố chất này thì rất có thể cuộc phỏng vấn sẽ chỉ nằm trong mơ mà thôi.
Xem thêm: Việc làm quản lý hành chính
4. Làm sao thoát khỏi nhà tù giận dữ để trở nên điềm tĩnh?
Nhiều người có bản tính nóng nảy, thường giận dữ vô cớ nhưng lại luôn cho rằng mình đúng. Họ không nghĩ việc làm của bạn là sai trái và cần phải thay đổi để trở nên tốt hơn.
Chắc chắn trong công việc, không thể nào tránh khỏi những khó khăn khiến bạn phải bực tức, khó chịu. Tuy nhiên người điềm tĩnh sẽ luôn tỏ ra bình tĩnh và đối diện với nó, tìm cách giải quyết ổn thỏa nhất trong khi những người đang bị giam trong nhà tù giận dỗi thì lại chỉ muốn tấn công người khác.
Khi gặp đối thủ hoặc kẻ thù, bạn sẽ làm gì? Chửi rủa hay lăng mạ họ ư? Điều đó là không nên bởi vì bạn sẽ bị mất mà chẳng được gì cả.
Trong tình huống đó, hãy bình tĩnh nói lên nhu cầu của mình, nếu không thể làm chủ lời nói vậy thì có thể chọn cách im lặng và đừng làm gì cả.
Đối diện với một vấn đề mà bạn có thể thay đổi thì sao? Vấn đề không thể thay đổi thì sao? Plato đã từng nói rằng: “Có hai thứ mà người ta không bao giờ tức giận đó là cái mà chúng ta có thể thay đổi và cái mà người ta không thể thay đổi được’.
Có nghĩa là, việc tức giận của bạn ở đây là hoàn toàn vô nghĩa. Tức giận chẳng thể khiến bạn thay đổi vấn đề, ngược lại có khi nó còn khiến bạn thiếu sáng suốt hơn.
Có nhiều người thường nghĩ rằng tức giận là một cách để họ thay đổi sự bất công thế nhưng điều đó lại hoàn toàn không đúng. Để thay đổi được xã hội thì bạn cần phải sở hữu 3 yếu tố đó là trí tuệ, sự kiên trì và sự dũng cảm. Vậy đấy, không hề có sự tức giận nào ở đây cả.
Xem thêm: Tham vấn là gì? Những vấn cần biết về tham vấn hiện nay
5. Điểm danh một số biểu hiện của một người điềm tĩnh
Làm thế nào để phát hiện ra một người điềm tĩnh và một người nhút nhát? Có vẻ ranh giới của chúng khá là mỏng, nếu không tinh tường thì rất có thể bạn sẽ bị nhầm lẫn. Vậy hãy tham khảo một vài dấu hiệu nhận biết một người điềm tĩnh mà work247.vn đưa ra bên dưới để biết rõ về nó bạn nhé.
5.1. Người điềm tĩnh nghe nhiều nói ít
Nếu để ý kỹ trong cuộc sống thường ngày bạn sẽ thấy một điều là đàn ông thường nói ít hơn phụ nữ. Những người như vậy có thể được coi là một người điềm tĩnh bởi vì họ luôn lắng nghe nhiều hơn là nói.
Bạn có thể học tập những người đó để trở nên điềm tĩnh hơn, khi giao tiếp đừng nóng vội quá đà, để họ người đối diện nói hết, sau đó phân tích những thông tin đó rồi mới nói, vậy chẳng phải là lời nói chất lượng hơn sao.
5.2. Không ngắt lời người khác chính là biểu hiện của người điềm tĩnh
Dù thế nào thì việc ngắt lời khi người khác đang nói là một hành động hết sức mất lịch sự, ngay cả khi bạn là người đúng. Hãy nhìn vào những người đàn ông và xem sự điềm tĩnh của họ.
Họ không mấy khi đôi co với người khác, rất ít khi lên tiếng nhưng một khi đã nói thì lời nói hoàn toàn có trọng lượng, người nghe sẽ phải kiêng nể.
Nếu bạn có chuyện gì đó gấp gáp cần nói luôn thì hãy hỏi ý kiến người nói trước, họ đồng ý thì mới nên tiếp lời.
5.3. Có thể điều chỉnh được cảm xúc và giọng nói
Có hai thứ mà người ta rất bị mất kiểm soát đó chính là cảm xúc và giọng điệu. Cứ nhìn vào một ai đó bực tức bạn sẽ rõ, sự khó chịu in hằn ra mặt cùng với đó là giọng điệu trở nên gắt gỏng, lớn tiếng hơn.
Sự bất đồng quan điểm luôn xảy ra và nó giống như cơm bữa hàng ngày, nếu như bạn không làm chủ được cảm xúc cũng như giọng điệu của mình thì con đường đi tới điềm tĩnh còn xa vời lắm.
Xem thêm: Việc làm chăm sóc khách hàng
5.4. Điềm tĩnh không phải nhu nhược
Người ta thường nhầm lẫn giữa điềm tĩnh và nhu nhược. Vậy bạn thì sao?
Điềm tĩnh thực chất là sự bình tĩnh của một ai đó, họ tuyệt đối không phải nén chịu hay kìm nén điều gì giống như nhiều người vẫn nghĩ. Thực ra họ luôn muốn tìm phương hướng giải quyết hơn là đôi co mà không ra vấn đề.
Những người điềm tĩnh thường nói ít hơn nhưng làm nhiều hơn, họ muốn chứng minh khả năng của bản thân bằng chính những kết quả hiện hữu chứ không phải là mấy lời nói suông.
Những người điềm tĩnh thường xem đại cục làm trọng, không vì hận thù cá nhân mà ảnh hưởng tới công việc của tập thể. Nếu như bạn chưa sở hữu tố chất này thì ngay từ bây giờ hãy bổ sung ngay nhé.
Điềm tĩnh là gì vốn rất khó định nghĩ nhưng sau khi đọc được bài viết này chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ về nó. Sự điềm tĩnh cũng là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của bạn, chính vì vậy nếu muốn phát triển bản thân lẫn công việc thì đừng lướt qua nó như chưa từng biết nhé. Chúc các bạn đều là những người thành đạt trong thời gian sớm nhất.
4937 0