Hướng dẫn cách viết đơn xin việc kỹ sư xây dựng chuẩn nhất

Theo dõi work247 tại
Hoàng Châu Lâm tác giả work247.vn Tác giả: Hoàng Châu Lâm

Ngày đăng: 30-08-2024

Mỗi ngành nghề đều góp phần vào sự phát triển của một đất nước, trong đó có ngành giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng. Để làm nên các đường xá, cầu cống, nhà cửa, siêu thị, bệnh viện, trường học,… thì không thể thiếu công việc của kỹ sư xây dựng. Do đó, nghề kỹ sư xây dựng rất đa dạng về việc làm và đơn xin việc ngành này là rất cần thiết. Vậy cách viết đơn xin việc kỹ sư xây dựng ra sao? Có những lưu ý gì khi viết đơn xin việc nghề này? Cùng work247.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Sự cần thiết của đơn xin việc ngành kỹ sư xây dựng

Bất kỳ ngành nào khi đi xin việc cũng không thể thiếu cho mình đơn xin việc trong một bộ hồ sơ xin việc chuẩn chỉnh, nghề kỹ sư xây dựng cũng vậy. Để tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng trong lần “gặp gỡ” đầu tiên thì bạn không thể thiếu đơn xin việc.

Sự cần thiết của đơn xin việc ngành kỹ sư xây dựng
Sự cần thiết của đơn xin việc ngành kỹ sư xây dựng

Đơn xin việc kỹ sư xây dựng giống như một “lá thư” ngỏ lời đến nhà tuyển dụng về việc ứng viên muốn ứng tuyển vào vị trí công việc mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Nội dung đơn xin việc sẽ bao gồm phần PR giới thiệu bản thân và lý do bạn xin vào nghề kỹ sư xây dựng.

Đơn xin việc kỹ sư xây dựng thể hiện sự mong muốn xin vào làm việc của bạn, cũng như thể hiện những lý do, quan điểm cá nhân của bạn. Vì vậy đơn xin việc kỹ sư xây dựng có vai trò vô cùng quan trọng, như một màn “ra mắt” ứng viên với nhà tuyển dụng.

Đặc biệt là đối với các bạn sinh viên mới ra trường, nếu bạn bỏ qua đơn xin việc trong bộ hồ sơ xin việc gửi đến nhà tuyển dụng, bạn sẽ bị cho là thiếu chuyên nghiệp và không chuẩn bị kỹ càng trước khi nộp hồ sơ xin việc kỹ sư xây dựng đến nhà tuyển dụng.

Đơn xin việc kỹ sư xây dựng giống như một lời ngỏ đến nhà tuyển dụng
Đơn xin việc kỹ sư xây dựng giống như một lời ngỏ đến nhà tuyển dụng

Nhà tuyển dụng ngoài đánh giá kinh nghiệm làm việc trong đơn xin việc kỹ sư xây dựng, họ cũng sẽ đánh giá thái độ làm việc và sự chuyên nghiệp của ứng viên khi ứng tuyển công việc của công ty họ. Kỹ sư xây dựng là một ngành nghề đòi hỏi chuyên môn cao, do đó bạn cần khéo léo nhấn mạnh những trình độ, kinh nghiệm, kiến thức và cuối cùng là kỹ năng mà bạn có.

Vậy cách viết đơn xin việc kỹ sư xây dựng cụ thể ra sao? Cùng tìm hiểu qua phần kế tiếp nhé!

 Xem thêm: Mách bạn cách chuẩn bị hồ sơ xin việc kỹ sư xây dựng chuẩn nhất

2. Cách viết đơn xin việc kỹ sư xây dựng

2.1. Một số lưu ý để đơn xin việc kỹ sư xây dựng của bạn trở nên ấn tượng

Một đơn xin việc ấn tượng sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng “nắm trong tay” được những thông tin của bạn và khiến bạn trở nên nổi trội hơn những ứng viên khác, đưa bạn tiến gần hơn đến công việc mà bạn mơ ước.

Một số lưu ý để đơn xin việc kỹ sư xây dựng của bạn trở nên ấn tượng
Một số lưu ý để đơn xin việc kỹ sư xây dựng của bạn trở nên ấn tượng

Bạn cần lưu ý một số điều work247.vn cung cấp dưới đây để đơn xin việc kỹ sư xây dựng của bạn trở nên ấn tượng và ghi điểm với nhà tuyển dụng. 

2.1.1. Xác định nội dung trình bày

Những nội dung cơ bản mà đơn xin việc muốn truyền tải là năng lực làm việc, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Trong đơn xin việc kỹ sư xây dựng thì cũng không thể thiếu những mục này, bạn cần sắp xếp sao cho hợp lý để đơn xin việc trơn tru và hấp dẫn người đọc.

Trong đơn xin việc kỹ sư xây dựng thì bạn chỉ nên trình bày những năng lực chuyên môn có liên quan mật thiết đến ngành kỹ sư xây dựng, những năng lực không liên quan bạn không nên kể đến. Lá đơn xin việc nên trình bày ngắn gọn, tránh nói lan man và dài dòng cũng như nói quá màu mè, sẽ biến đơn xin việc của bạn trở thành thứ đồ “bỏ đi” và nhà tuyển dụng sẽ không thèm ngó ngàng đến.

Xác định nội dung trình bày
Xác định nội dung trình bày

Những kỹ năng của ngành kỹ sư xây dựng bạn cũng cần cho vào đơn xin việc khéo léo, tránh quá khoa trương. Một số kỹ năng mà kỹ sư xây dựng cần có như đọc bản vẽ, lập dự án, hồ sơ thầu xây dựng, thành thạo phần mềm tin học văn phòng và phần mềm đồ họa, thiết kế liên quan, khả năng làm việc nhóm, làm việc độc lập, có tiếng Anh giao tiếp là một lợi thế lớn,… Ngoài ra, bạn cần có sức khỏe tốt và có thể chịu được áp lực công việc vì thực hiện các công việc ngoài trời với thời gian dài và tần suất lớn.

2.1.2. Xác định cách trình bày

Đầu tiên, bạn cần xác định cách trình bày đơn xin việc kỹ sư xây dựng bằng ngôn ngữ gì, tiếng Anh hay tiếng Việt hay ngôn ngữ nào khác. Tiếng Việt là ngôn ngữ thông dụng trong đơn xin việc, tuy nhiên nếu bạn muốn xin việc vào các công ty nước ngoài hoặc có nhà thầu xây dựng nước ngoài thì đơn xin việc tiếng Anh là một lợi thế lớn và cần thiết.

Xác định cách trình bày
Xác định cách trình bày

Thứ hai, bạn sẽ viết đơn xin việc bằng hình thức nào? Viết tay hay đánh máy? Nếu bạn là người cẩn thận, tỉ mỉ và chữ đẹp thì nên viết đơn xin việc kỹ sư xây dựng bằng tay. Và ngược lại, bạn có thể đánh máy đơn xin việc của mình. Chữ viết bạn không được đẹp thì đừng nên cố gắng viết đơn xin việc bằng tay, nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn là người cẩu thả và không thể nào dịch nổi lá đơn xin việc của bạn.

Khi viết đơn xin việc thì bạn cần trình bày ngắn gọn, các mục cụ thể, rõ ràng, không viết lan man và dài dòng quá 1 trang giấy A4. Nếu đánh máy, bạn cần sử dụng duy nhất 1 font chữ trong lá đơn xin việc của mình. Còn nếu viết tay, bạn nên sử dụng một màu mực duy nhất là xanh hoặc đen. Bạn chỉ nên sử dụng các từ ngữ đơn giản, thông dụng và tuyệt đối không được sai chính tả.

2.1.3. Chú ý khi hoàn tất đơn xin việc

Sau khi viết xong đơn xin việc xây dựng, bạn hãy gửi đến người nắm quyền trực tiếp thay vì gửi vào phòng nhân sự. Khi đó, nhà tuyển dụng sẽ bị ấn tượng bởi khả năng theo đuổi thông tin của bạn.

Chú ý khi hoàn tất đơn xin việc
Chú ý khi hoàn tất đơn xin việc

Ngoài ra, khi bạn nhớ tên nhà tuyển dụng và nhà tuyển dụng nhớ ngược lại tên của bạn, điều này sẽ hình thành nên mối liên kết giữa hai người, giúp bạn cộng thêm 1 điểm trong mắt nhà tuyển dụng cũng như tiến gần hơn đến với vòng phỏng vấn.

Một đơn xin việc kỹ sư xây dựng ấn tượng sẽ không đi theo lối mòn cũ và bạn sẽ tạo được dấu ấn riêng cho bản thân mình, giúp bạn “mở cánh cửa” để tiến tới thành công.

Xem thêm: Đơn xin việc kỹ sư điện - Mẹo hoàn thiện từ trong ra ngoài!

2.2. Cách viết đơn xin việc kỹ sư xây dựng

Cũng giống như đơn xin việc IT, đơn xin việc giáo viên, đơn xin việc bác sĩ,… đơn xin việc kỹ sư xây dựng cũng được viết theo một khung chuẩn gồm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết thúc.

2.2.1. Mở đầu đơn xin việc kỹ sư xây dựng

Mở đầu bất kỳ đơn xin việc nào cũng đều cần có quốc hiệu và tiêu ngữ được viết theo quy định của Nhà nước.

Tiếp đó là đến tên lá đơn, bạn cần viết in hoa và rõ ràng trong phần mở đầu lá đơn “ĐƠN XIN VIỆC” hoặc "ĐƠN ỨNG TUYỂN".

Mở đầu đơn xin việc kỹ sư xây dựng
Mở đầu đơn xin việc kỹ sư xây dựng

Kế tiếp là phần “Kính gửi” bạn ghi tên công ty, nhà thầu xây dựng mà bạn ứng tuyển và ghi thêm tên của Ban giám đốc hoặc lãnh đạo. Phần chào hỏi ấn tượng sẽ giúp bạn tạo nên một lá đơn hấp dẫn.

Phần tiếp theo bạn điền các thông tin cá nhân cơ bản của bạn như họ tên, địa chỉ, ngày sinh, số chứng minh nhân dân, trình độ văn hóa, ngoại ngữ, ngành nghề bạn học,…

2.2.2. Nội dung đơn xin việc kỹ sư xây dựng

Nội dung trong lá đơn xin việc kỹ sư xây dựng của bạn cần nêu lý do bạn biết đến công việc, tại sao bạn ứng tuyển vào đây, trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng của bạn là gì, mong muốn của bạn với vị trí ứng tuyển,…

Nội dung đơn xin việc kỹ sư xây dựng
Nội dung đơn xin việc kỹ sư xây dựng

Đầu tiên, bạn cần nêu bật được lý do bạn biết đến công việc kỹ sư xây dựng này và thông qua phương tiện nào. Nhà tuyển dụng thường rất quan tâm đến vấn đề này vì họ muốn căn cứ vào đó để đánh giá những hiểu biết của bạn với công ty và bạn có thật sự quan tâm đến công việc này. Câu mở đầu trong phần nội dung bạn cần nâng cao sự hiểu biết của mình và nên đề cao vai trò của công ty.

Tiếp theo, bạn cần nêu bật trình độ, khả năng của bản thân vì sao phù hợp với vị trí mà bạn ứng tuyển trong ngành kỹ sư xây dựng: Kỹ sư xây dựng cầu đường, kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp, kỹ sư xây dựng sân bay, kỹ sư xây dựng công trình biển, kỹ sư xây dựng công trình thủy,.... Chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy nếu nhận bạn vào làm việc thì công ty họ sẽ có được lợi ích gì. Bạn cũng nên lồng ghép kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân để chứng tỏ những điều bạn nói là chính xác. “Ví dụ: Sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật xây dựng tại Đại học Xây dựng, tôi đã có kinh nghiệm 2 năm làm việc tại vị trí Kỹ sư xây dựng công nghiệp. Tôi có kinh nghiệm trong việc việc bóc tách, tháo dỡ công trình, báo cáo lên cấp trên và chịu trách nhiệm quản lý các dự án xây dựng công nghiệp”.

Phần kế tiếp, bạn cần giới thiệu và “lăng xê” bản thân mình
Phần kế tiếp, bạn cần giới thiệu và “lăng xê” bản thân mình

Phần kế tiếp, bạn cần giới thiệu và “lăng xê” bản thân mình. Kể ra những phẩm chất, kỹ năng, tính chuyên nghiệp,… cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn rất phù hợp với công việc hiện tại. Bạn cũng cần tìm hiểu trước về công ty, doanh nghiệp mà bạn đang có dự định nộp đơn xin việc. Nhà tuyển dụng sẽ nhận thấy bạn mong muốn và “tâm huyết” với vị trí công việc mà họ đang tuyển dụng.

Cuối cùng trong phần nội dung đơn xin việc xây dựng, bạn cần nêu được mong muốn của mình muốn đóng góp cho công ty ra sao, đưa công ty phát triển thế nào,… và thể hiện nhà tuyển dụng sẽ liên lạc với mình qua phương thức liên lạc là email hoặc số điện thoại.

2.2.3. Phần kết đơn xin việc kỹ sư xây dựng

Kết thúc đơn xin việc kỹ sư xây dựng bạn gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến nhà tuyển dụng.

Phần kết đơn xin việc kỹ sư xây dựng
Phần kết đơn xin việc kỹ sư xây dựng

Cuối góc bên phải lá đơn xin việc, bạn ghi rõ thời gian, ngày tháng bạn viết đơn và ký, ghi rõ họ tên của bạn.

Như vậy, để viết đơn xin việc kỹ sư xây dựngđể đạt được mục tiêu đó, bạn cần hiểu rõ và thực hiện đúng những quy định và hướng dẫn khi viết đơn xin việc trong ngành này. Một lá đơn đầy đủ nội dung, trình bày sạch sẽ và rõ ràng sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Chúc bạn tìm được công việc như ý và phù hợp nhé!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1485 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT