Hướng dẫn cách viết đơn xin nghỉ việc theo Nghị định 108

Theo dõi work247 tại
Hoàng Châu Lâm tác giả work247.vn Tác giả: Hoàng Châu Lâm

Ngày đăng: 29-08-2024

Đơn xin nghỉ việc hẳn không còn quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, đơn xin nghỉ việc theo Nghị định 108 nhiều người vẫn chưa biết cách viết ra sao. Hôm nay, work247.vn sẽ hướng dẫn các bạn cách viết đơn xin nghỉ việc theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ qua bài viết dưới đây.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Khi nào được viết đơn xin nghỉ việc theo Nghị định 108?

Đơn xin nghỉ việc theo Nghị định 108 dành cho cán bộ, công nhân, viên chức,… của Nhà nước theo quy định của Chính phủ ban hành.

Khi nào được viết đơn xin nghỉ việc theo Nghị định 108
Khi nào được viết đơn xin nghỉ việc theo Nghị định 108

Người lao động viết đơn xin nghỉ việc theo Nghị định 108 trong các trường hợp sau: Nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc ngay, nghỉ thôi việc sau khi học nghề, chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách Nhà nước.

Cụ thể các cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và cán bộ, công chức cấp xã hưởng lương từ các ngân sách của Nhà nước hoặc quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp theo các quy định của Pháp luật; viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập; những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế có tuổi đời dưới 53 tuổi đối với nam và dưới 48 tuổi đối với nữ hoặc không đủ điều kiện thực hiện chính sách về hưu trước tuổi; những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế dưới 45 tuổi, có sức khỏe, tinh thần, tổ chức kỷ luật nhưng muốn đổi việc vì công việc không phù hợp với trình độ đào tạo hoặc chuyên ngành đào tạo, có nguyện vọng thôi việc ngay; những người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính, đối tượng công lập,…

Vậy viết đơn xin nghỉ việc theo Nghị định 108 thế nào?

Xem thêm: Viết đơn nghỉ việc sếp không ký? Đi tìm nguyên nhân cụ thể 

2. Cách viết đơn xin nghỉ việc theo Nghị định 108

Đơn xin nghỉ việc theo Nghị định 108 nói riêng và đơn xin nghỉ việc nói chung thường có 3 phần: Mở đầu, nội dung, kết thúc.

2.1. Mở đầu đơn xin nghỉ việc Nghị định 108

Bạn có thể tải các mẫu đơn xin nghỉ việc hoặc viết tay đều được. Nếu viết tay, bạn cần viết nắn nót và sạch đẹp.

Mở đầu đơn xin nghỉ việc Nghị định 108
Mở đầu đơn xin nghỉ việc Nghị định 108

Mở đầu đơn xin nghỉ việc theo Nghị định 108 là quốc hiệu và tiêu ngữ. Cũng như những lá đơn xin nghỉ việc khác, bạn viết in hoa phần quốc hiệu, và căn giữa, cụ thể:

“CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”

Phần tiếp theo là tên nội dung đơn xin nghỉ việc, bạn cũng in hoa và căn giữa, viết nổi bật giữa lá đơn. Tên lá đơn sẽ tùy trường hợp bạn xin nghỉ như:

- ĐƠN XIN NGHỈ HƯU TRƯỚC TUỔI

- ĐƠN XIN NGHỈ THÔI VIỆC NGAY

- ĐƠN XIN NGHỈ SAU KHI ĐI HỌC NGHỀ

- ĐƠN XIN CHUYỂN SANG LÀM VIỆC TẠI CÁC TỔ CHỨC KHÔNG HƯỞNG LƯƠNG THƯỜNG XUYÊN TỪ NSNN.

Bên dưới tên lá đơn là dòng chữ “Theo Nghị định số 108/2024/NĐ-CP ngày 20/11/2024 của Chính phủ”.

Tiếp đến là phần “Kính gửi”, bạn sẽ ghi tên Ủy ban nhân dân tỉnh nơi bạn ở, Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn và tên đơn vị của cơ quan, nhà nước bạn đang làm việc.

2.2. Nội dung lá đơn

Phần nội dung sẽ bao gồm thông tin cá nhân, quê quán, chức danh nghề nghiệp, đơn vị công tác, số sổ bảo hiểm xã hội và tổng số thời gian đóng bảo hiểm xã hội, lý do và thời gian nghỉ.

Nội dung lá đơn
Nội dung lá đơn

Thông tin cá nhân có họ tên, ngày tháng năm sinh của bạn. Bạn viết theo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.

Quê quán ghi quê quán của cha, mẹ bạn hoặc người nuôi dưỡng bạn.

Hiện đang cư trú tại: Bạn viết địa chỉ hiện đang cư trú của mình.

Chức vụ, chức danh, nghề nghiệp: Bạn viết nghề nghiệp mà mình đang làm việc như: giáo viên, công an,…

Đơn vị công tác: Bạn ghi đơn vị mà mình hiện đang công tác, ghi đúng và rõ ràng địa chỉ.

Số sổ bảo hiểm xã hội: Bạn cần ghi lại số thẻ bảo hiểm xã hội của mình và thời gian bạn đã đóng bảo hiểm xã hội.

Phần cuối của nội dung đơn xin nghỉ việc, bạn nêu lý do xin nghỉ của mình tại cơ quan. Và bạn thể hiện mong muốn của mình về việc viết đơn xin nghỉ việc kể từ ngày bao nhiêu? Lưu ý là bạn cần để ý hợp đồng lao động để viết đơn xin nghỉ cho phù hợp.

“Vì lý do sức khỏe/lý do cá nhân nên tôi không thể tiếp tục công tác tại cơ quan. Sau khi nghiên cứu Luật Bảo hiểm xã hội 2024, Nghị định 108/2024/NĐ-CP ngày 20/11/2024 của Chính Phủ về chính sách tinh giản biên chế. Tôi xét thấy đủ điều kiện tại Điều 8 Nghị định 108/2024/NĐ-CP nên tôi viết đơn này kính đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết cho tôi được nghỉ hưu/nghỉ thôi việc ngay/nghỉ học nghề,… kể từ ngày……tháng…năm…”

2.3. Phần kết lá đơn xin nghỉ

Phần cuối của đơn xin nghỉ việc theo Nghị định 108, bạn cần thể hiện mình chân thành và cảm ơn cơ quan đã xem xét.

Cuối cùng là ghi rõ ngày tháng viết lá đơn và ký, ghi rõ họ tên.

3. Lưu ý khi viết đơn xin nghỉ việc theo Nghị định 108

3.1. Cân nhắc kỹ lưỡng

Khi viết đơn xin nghỉ việc bạn cần cân nhắc thật kỹ lưỡng và khi đã viết đơn xin nghỉ việc thì bạn cần dành hết tâm huyết cho công việc mới hoặc an hưởng tuổi già. Bạn cũng cần suy xét cẩn thận trước khi quyết định xin nghỉ việc, vì “bát nước đổ đi không thể lấy lại”.

Cân nhắc kỹ lưỡng
Cân nhắc kỹ lưỡng

3.2. Sử dụng từ ngữ lịch sự

Bạn ra đi vì lý do sức khỏe, muốn có công việc mới hoặc học một chuyên ngành khác,… dù là gì do nào đi chăng nữa, bạn cũng cần sử dụng lời lẽ lịch sự, chúc cho cơ quan của bạn làm việc ngày càng tốt hơn.

Khi sử dụng lời lẽ lịch sự và tôn trọng, bạn sẽ được người duyệt đơn đánh giá cao và giữ được mối quan hệ với mọi người trong cơ quan cũ.

3.3. Tuân thủ hợp đồng lao động

Nếu bạn nghỉ việc không đúng quy định và không đúng các điều khoản của Nghị định 108, người chịu thiệt sẽ là bạn. Bạn có thể sẽ phải bồi thường hợp đồng hoặc bị làm khó dễ.

Tuân thủ hợp đồng lao động
Tuân thủ hợp đồng lao động

Vì vậy, bạn cần tuân thủ nguyên tắc hợp đồng lao động để đảm bảo quyền lợi của chính mình.

Xem thêm: Hướng dẫn cách viết mẫu đơn xin nghỉ việc trước thời hạn 

3.4. Cân nhắc kỹ càng trước khi gửi đơn

Ngoại trừ lý do sức khỏe, các lý do khác bạn cần cân nhắc kỹ càng. Bạn cần xem xét công việc này có thật sự phù hợp với mình hay không, bạn có thật sự muốn làm công việc mới hay không, công việc hoặc chuyên ngành mới bạn có thật sự thích hay không,…

Cần suy xét và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định nghỉ việc bạn nhé!

3.5. Hãy giữ bí mật

Khi bạn có ý định thôi việc, nếu bạn chưa chắc chắn và chưa nộp đơn xin nghỉ thì đừng đến nói với mọi người, kể cả đồng nghiệp thân thiết trong cơ quan, bạn sẽ khiến họ suy nghĩ và ảnh hưởng đến công việc của mọi người.

Hãy giữ bí mật
Hãy giữ bí mật

3.6. Viết đúng chính tả

Khi bạn viết đơn xin nghỉ việc theo Nghị định 108, bạn cần viết đúng chính tả và nghiêm túc. Bạn cần để ý tên ủy ban, cơ quan để viết vào đơn xin nghỉ việc của mình một cách chính xác và rõ ràng hơn.

Như vậy, work247.vn đã hướng dẫn bạn cách viết đơn xin nghỉ việc theo Nghị định 108, bạn cần đọc thật kỹ các Nghị định, điều khoản cũng như hợp đồng của bạn để viết đơn xin nghỉ một cách hợp lý và đúng quy trình nhé!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1845 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT