Educate khách hàng là gì? Giáo dục khách hàng nên hay không?

Theo dõi work247 tại
Diệp Lạc tác giả work247.vn Tác giả: Diệp Lạc

Trong lĩnh vực tiếp thị marketing có một thuật ngữ rất thú vị đó là “Educate khách hàng”, dịch ra tiếng việt là Giáo dục khách hàng. Nghe có vẻ rất vô lý phải không, tại sao khách hàng lại phải “giáo dục”? Hãy khám phá bài viết sau để hiểu chính xác hơn về Educate khách hàng là gì nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Educate khách hàng là gì

1.1. Khái niệm

Khi nhìn qua từ ngữ này chắc hẳn không ít người sẽ nghĩ đến hướng tiêu cực, nhưng thực sự không phải vậy. Thuật ngữ Educate khách hàng hay Giáo dục khách hàng là một từ xa lạ với người dùng nhưng đối với các doanh nghiệp thì đây chính là một phương pháp vô cùng cần thiết trong các chiến dịch marketing.

Khi một doanh nghiệp muốn quảng bá sản phẩm của mình ra ngoài công chúng, họ phải làm các bước để giới thiệu sản phẩm của mình đến với khách hàng. Doanh nghiệp phải cung cấp các thông tin liên quan về sản phẩm như mẫu mã, công dụng, tính năng hay là gợi ý cách sử dụng tối ưu để khách hàng cảm thấy hài lòng và muốn mua nó. Thậm chí nhân viên phải thuyết phục khách hàng như thế nào để từ ko có nhu cầu khách hàng vẫn muốn mua. Đó chính là phương pháp educate khách hàng.

Educate khách hàng là gì
Educate khách hàng là gì

Hiểu đơn giản, Giáo dục khách hàng (Educate Consumers) là cách mà doanh nghiệp cung cấp các thông tin, chia sẻ kiến thức liên quan đến sản phẩm, giải thích cho khách hàng những điều thuận lợi, nhưng tiện ích sẽ nhận được khi sử dụng sản phẩm hay dịch vụ này của doanh nghiệp. Việc này giúp khách hàng nhận biết rõ hơn về sản phẩm đồng thời doanh nghiệp lan tỏa được thương hiệu và tăng độ uy tín của mình nhiều hơn với công chúng.

Phương pháp này được tận dụng triệt để đặc biệt với các sản phẩm mới tung ra thị trường hay các sản phẩm không thiết yếu, các mặt hàng mới lạ mà người tiêu dùng chưa bao giờ sử dụng hoặc ít sử dụng. Với phương pháp educate khách hàng này sẽ giúp khách hàng biết đến sản phẩm nhiều hơn và có thể thay đổi nhận thức và xu hướng sử dụng sau này.

Xem thêm: Giới thiệu về giá trị vòng đời khách hàng là gì và cách tính

1.2. Vai trò của việc educate khách hàng 

Phải nói rằng nếu như một sản phẩm mới ra mắt, không phương pháp nào mang lại hiệu quả trực tiếp như giáo dục khách hàng. Các chiến lược marketing khác nhau digital marketing, quà tặng quảng cáo,... sẽ mang lại hiệu quả về mặt lan truyền và tiếp cận thông tin cho khách hàng. Còn để khách hàng phải quyết định mua hay thay đổi xu hướng tiêu dùng của cả thị trường, cần phải sự trợ giúp của educate consumers này.

Vai trò của Giáo dục khách hàng
Vai trò của Giáo dục khách hàng

Đầu tiên là việc thu hẹp phạm vi sản phẩm, tập trung được vào sản phẩm của mình. Ví dụ. thay vì quảng bá tràn lan trên các mạng xã hội về sự cần thiết của máy điều hòa, rồi ngồi chờ hy vọng khách hàng sẽ biết đến thương hiệu của mình để mua, thì doanh nghiệp nên thuyết phục rằng sản phẩm máy điều hòa của tôi tốt như thế nào, hữu dụng ra sao, có các tính năng mới như chế độ hẹn giờ tắt, chế độ điều hòa hai chiều,.... 

Xu hướng bây giờ là những người tiêu dùng rất thông minh, họ sẽ chỉ lựa chọn các sản phẩm thực sự mang lại cho họ nhiều lợi ích nên hãy làm cho sản phẩm của bạn nổi bật thì bạn sẽ rất dễ chiếm được thị phần.

Phương pháp này sẽ mang lại cho khách hàng toàn bộ các thông tin cần thiết về sản phẩm, thậm chí còn hướng dẫn cả cách sử dụng. Như vậy khiến khách hàng cảm thấy sản phẩm này thực sự rất hữu ích và ứng dụng luôn khi mua về, tạo cảm giác hài lòng khi mua được một sản phẩm ưng ý và khi sử dụng quen rồi sẽ trở thành thói quen tiêu dùng. 

Cách làm này có phần giống với việc quảng bá sản phẩm nhưng vì cách giới thiệu không quá trực diện và cách quảng bá gần gũi với đời sống chứ không phải nói về những điều không ai hiểu được sẽ tạo thiện cảm tốt hơn cho khách hàng về thương hiệu của doanh nghiệp. 

2. Thực hiện phương pháp Educate khách hàng như thế nào

2.1. Cung cấp các thông tin quan trọng nhất

Bước này là bước rất quan trọng trong thời gian đầu thuyết phục khách hàng. Có những sản phẩm với tính năng hay các lắp đặt rất công phu, nhưng không phải nói nhiều từ ngữ chuyên ngành để tỏ ra chuyên nghiệp. Không phải khách hàng nào cũng là chuyên gia để hiểu hết các từ ngữ khó nhằn đó, gây cản trở trong quá trình tiếp nhận thông tin.

Cung cấp chắt lọc các thông tin
Cung cấp chắt lọc các thông tin

Vì vậy, bạn nên chắt lọc các thông tin quan trọng nhất, cung cấp cho họ các kiến thức về các tính năng một cách dễ hiểu nhất, hữu ích nhất để chí ít khách hàng sẽ hiểu được bạn đang quảng cáo cái gì. 

2.2. Thông điệp ý nghĩa

Thông qua việc cung cấp cho họ các thông tin hữu ích trên, thì thông điệp mà doanh nghiệp của bạn muốn gửi gắm qua sản phẩm là gì. Ví dụ như hàng giày Bitis từng làm mưa làm gió trên các kênh truyền thông bởi cách quảng cáo thông qua các sản phẩm ca nhạc đồng thời với slogan “Nâng niu bàn chân Việt” khiến cho tất thảy người dân Việt Nam cảm thấy vô cùng thích thú và ưu tiên ủng hộ thương hiệu giày dép của người Việt Nam này.

Việc đưa ra các thông điệp không chỉ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp mà còn lan tỏa sứ mệnh tầm nhìn của doanh nghiệp đến với công chúng nhiều hơn, tăng độ uy tín cho doanh nghiệp nhiều hơn.

2.3. Xác định được điểm chạm khách hàng 

Điểm chạm khách hàng là một thuật ngữ chỉ về các điểm tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp, có thể ở nhiều nơi và nhiều địa điểm khác nhau. Các điểm chạm như ở cửa hàng, ở các trang web hay mạng xã hội, từ sách hướng dẫn hay từ quảng cáo,..vv..

Xác định các điểm chạm của khách hàng
Xác định các điểm chạm của khách hàng

Doanh nghiệp cần xác định xem, điểm chạm giữa doanh nghiệp và các khách hàng mục tiêu của mình có nhiều điểm chạm lớn nhất từ đâu, nhiều nhất trên nền tảng nào để từ đó mới có chiến lược cho việc educate khách hàng cho phù hợp. Xác định được điểm chạm thì cuộc giao tiếp mới có sự tiếp cận và mang lại hiệu quả cao nhất.

Một ví dụ điển hình trước đây khi hệ thống Big C triển khai chiến lược marketing bằng cách phát tờ rơi, báo quảng cáo các mặt hàng đang được bày bán của mình. Một thời gian cách tiếp cận này rất hiệu quả, rất nhiều khách hàng nhận diện được thương hiệu của Big C nhờ vào các tờ báo quảng cáo đó.

2.4. Thiết lập hệ thống CRM và phân tích insight khách hàng 

Hệ thống CRM (Customer Relationship Management) là hệ thống các thông tin về khách hàng như tên tuổi, giới tính, công việc,... Doanh nghiệp sẽ căn cứ vào đó để thiết lập các mối quan hệ với khách hàng từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn. 

Hệ thống CRM
Hệ thống CRM

Bên cạnh đó, trước khi gửi cho khách hàng những thông tin gì về sản phẩm doanh nghiệp cũng cần phân tích insight tức là phân tích nhu cầu của khách hàng xem họ có thực sự cần sản phẩm đó không sau đó mới cung cấp thông tin cho họ. Như vậy bạn sẽ biết được khách hàng thực sự cần gì, có khó khăn gì để đưa ra các phương pháp giúp đỡ phù hợp nhất.

Xem thêm: Chân dung khách hàng là gì? Quy trình xác định chân dung khách hàng

3. Một số ví dụ về ứng dụng phương pháp educate khách hàng

Một trường hợp điển hình mà work247 giới thiệu sau đây áp dụng phương pháp educate thành công đó chính là Apple. Vào cái thời mà máy nghe nhạc mp3 làm mưa làm gió trên toàn cầu với tính năng nghe nhạc thoải mái và giá thành rẻ, Apple vẫn thành công ra mắt thị trường với chiếc Ipod với giá thành cao hơn nhờ vào chiến lược educate quảng bá với slogan “1000 bài hát trong túi của bạn”, đồng thời còn đầy tính thời trang và thời thượng. 

Hay đơn giản là dòng sản phẩm đình đám Iphone, những lần ra mắt phiên bản mới Apple không cần quá nhiều sự quảng cáo với những từ ngữ chuyên nghiệp, mà chỉ cần chỉ cho khách hàng biết phiên bản mới này sẽ có những tính năng hữu dụng gì. Như Iphone 11 là ra mắt hệ điều hành IOS 13 cho phép người dùng trải nghiệm giao diện tối Dark Theme, 3 mắt camera mang lại những bức ảnh chân thực nhất,...

Một số ví dụ về Educate khách hàng hiệu quả
Một số ví dụ về Educate khách hàng hiệu quả

Phương pháp này là không khó sử dụng đặc biệt với thời đại công nghệ số như hiện nay. Nhưng cũng không thể phủ nhận lợi ích của việc gặp khách hàng trực tiếp. Một trường hợp minh chứng đó là anh Nghiêm Xuân Huy với dự án đầu tư tài chính Finhay. Anh thường xuyên phải gặp trực tiếp khách hàng để quảng bá cho dịch vụ của mình bởi lẽ nếu không như vậy không thể nào giải thích rõ cho khách hàng về các rủi ro tài chính hay các vấn đề xung quanh khác.

Như vậy, phương pháp chỉ có một, nhưng cách thức thực hiện chúng như thế nào thì phụ thuộc vào doanh nghiệp sẽ xử lý tùy từng trường hợp để mang lại hiệu quả cao nhất. Hy vọng với bài viết chúng tôi cung cấp, bạn sẽ hiểu rõ hơn về một phương pháp quảng cáo mới đó là Educate khách hàng để phục vụ cho các kế hoạch tương lai của doanh nghiệp.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem410 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT