Emotional Intelligence là gì? Tổng hợp thông tin liên quan đến nó
Theo dõi work247 tạiNhiều người hiện nay vẫn luôn có những thắc mắc xung quanh việc xác định Emotional Intelligence, đặc biệt là những đời sống tâm lý của chúng ta. Chính vì thế mà bạn đã có được cho mình khả năng về Emotional Intelligence chưa? Nếu chưa hãy cùng đi tìm hiểu về nó nào.
1. Tìm hiểu chung về Emotional Intelligence là gì?
1.1. Lịch sử ra đời
Được xem là một trong những công trình nghiên cứu từ nguồn gốc sự kiện của Darwin về sự biểu đạt của cảm xúc trong các cá thể trong việc chọn lọc tự nhiên. Emotional Intelligence ngoài nghĩa theo cách hiểu truyền thống là liên quan đến trí tuệ thì ở đây nó còn có sự ảnh hưởng của nhân tố nhận thức, bởi đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng yếu tố ngoài nhận thức là một trong nững yếu tố có sự tác động tới trí tuệ của chúng ta trong suốt khoảng thời gian năm 1900 – 1920.
Trong suốt những năm sau đó, các nhà khoa học đã có những công trình phát hiện mới vượt trội hơn rất nhiều về sự khám phá của mối liên hệ giữa sự thông minh và cảm xúc đan xen lẫn nhau, hay còn được gọi mối quan hệ giữa IQ và EQ. Nổi bật và thành công nhất là vào năm 1985, thuật ngữ “trí tuệ cảm xúc” (Emotional Intelligence) lần đầu được sử dụng trong luận văn tiến sĩ Wayne Payne. Nhưng tuy nhiên, thuật ngữ này đã được sử dụng nhưng còn chưa được phổ biến chỉ được dưới dạng mô hình trí tuệ để biểu thị cho người đọc, người nghe hiểu rõ.
1.2. Khái niệm của Emotional Intelligence là gì?
Hiện nay nó được biết đến như là một ngành tâm lý học, dịch nôm na ra tiếng Việt thì Emotional Intelligence có thể được hiểu là chỉ số “Cảm xúc thông minh”. Emotional Intelligence được viết tắt bằng 2 chữ cái đầu là EI và dường như chỉ có một số ít biết đến nó. Chúng ta thường hay biết đến và gần gũi với từ EQ hơn. Bởi chỉ số thể hiện năng lực cảm xúc sẽ có những chi phối và điều khuyển bởi bộ não của mình ngay cả những lúc tác động khách quan hay chủ quan.
2. Nấc thang thể hiện Emotional Intelligence
2.1. Khả năng nhận thức về cảm xúc
Đây chính là cấp độ đầu tiên mở đầu cho các cấp bậc của Emotional Intelligence, nó sẽ là quá trình mở đầu cho việc hình thành EI này.
Đây chính là khả năng mà khi có những phát hiện, thay đổi thì những mặt cảm xúc sẽ từ đó mà được thể hiện biểu lộ trên khuôn mặt qua những phương tiện như lời nói, biến đổi cơ mặt hay qua tranh ảnh, chữ viết hay các cấp độ che giấu cảm xúc. Cấp độ nhận thức cảm xúc chắc có lẽ còn tương đối đơn giản với nhiều người bởi đơn giản cấp độ đầu tiên này chỉ là quá trình nhận thức, quá trình xử lý của bộ não về các thông tin cảm xúc nhận được, đồng thời sau đó sẽ biến nó thành những thông tin có thể rõ ràng hoặc không.
2.2. Khả năng về tư duy cảm xúc
Đây là giai đoạn 2, mức độ 2 hai trong chuỗi cung bậc của năng lực cần có.
Với giai đoạn này thì người có cho mình EI không chỉ dừng lại ở việc nhận biết cảm xúc, xử lý cảm xúc ra sao mà ở đây ta còn phải biết sự liên kết giữa chúng với nhau. Chúng ta tư duy để xâu chuỗi logic các cảm xúc với nhau một cách phù hợp thuận tiện với hoàn cảnh của bạn nhất, ví dụ như những suy nghĩ và giải quyết vấn đề. Đây sẽ là một cấp bậc của EI có thể nó sẽ giúp chúng ta tích lũy được rất nhiều cảm xúc cho cuộc sống, cho công việc đi làm sau này.
2.3. Khả năng nắm bắt cảm xúc
Là một cấp độ thứ ba trong khung cung bậc của tư duy cảm xúc, theo các nhà nghiên cứu khoa học thì giai đoạn này bộ não cho phép chúng ta thấu hiểu, nhận thức được các cung bậc của cảm xúc với nhau. Nếu như ở hai cấp bậc trên cảm xúc hầu hết chỉ dừng lại ở mức riêng biệt tách biệt nhau ra chưa có sự liên kết, kết nối lại với nhau, thì đến cấp độ này người có được khả năng EI sẽ hiểu được sợi dây liên kết, mối quan hệ phức tạp giữa những cung bậc cảm xúc. Một người có thể làm chủ được thì điều này đồng nghĩa với việc họ là một con người luôn biết mình đang làm gì, mình đang làm gì và mình muốn gì.
2.4. Khả năng kiểm soát kiềm chế cảm xúc
Đây có lẽ chính là điều khó khăn nhất trong quá trình trở thành một con người, cá nhân có chỉ số EI cao. Bởi sự kiểm soát này là việc chúng ta sử dụng bộ não để chi phối quyết định cảm xúc của chúng ta sẽ được biểu hiện như thế nào chứ không phải con tim quyết định. Khả năng này chỉ có 10 – 20% dân số trên thế giới có được, vì thế mà nó thực sự rất phức tạp để nắm được. chính vì vậy, người mà có đủ cả 4 cung bậc khả năng cảm xúc này thì họ sẽ là những con người có tố chất tư duy cao để có thể khai thác điều khiển cảm xúc (bao gồm cả những cảm xúc tiêu cực và tích cực), đồng thời có thể kiểm soát hay là quản lý những mục tiêu mình đề ra trước đó.
3. Cách để tạo nên Emotional Intelligence cho bản thân
3.1. Hiểu được bản thân mình
Để có thể kiểm soát được cảm xúc thì trước tiên bạn cần phải biết bản thân mình cảm xúc ra sao. Từ việc hiểu được cảm xúc như thế nào khi đó ta mới có thê vận dụng trí tuệ, trí thông minh IQ của mình để cân nhắc chúng. Câu nói “Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói” của cha ông ta từ xa xưa thực sự đến giờ này vẫn còn đúng trong xã hội thời kỳ 4.0 này, việc suy nghĩ những cảm xúc của mình có thể giúp mình loại bỏ được những cảm xúc tiêu cực để dễ dàng chế ngự những điều không mấy tích cực lên người khác.
Và việc này thực sự cần thiết khi bạn là một người lãnh đạo, quản lý nhân viên của mình để từ đó có thể tránh được việc “giận cá chém thớt” không hề nên. Nói tóm lại khi mà bạn nhận thức được khả năng cảm xúc của mình thì từ đó bạn sẽ có cho mình khả năng đọc cảm xúc của người khác để biết được họ là con người như thế nào.
3.2. Sự tự chủ
Trong tất cả các vấn đề thì việc tấn công lạm dụng lời nói để gây nên sự tổn thương chính là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để tạo nên sự chia cách. Hãy luôn nhớ đến hậu quả của việc thiếu tự chủ kiểm soát cảm xúc gây ra tác động như thế nào với người khác như thế nào, cho dù đó có là nhân viên cấp dưới của mình. Là một người thành công thì họ sẽ luôn biết mức độ của việc thay đổi cảm xúc sẽ gây ra tác động như thế nào, nhưng ở đây vẫn luôn là sự chế ngự, sự bình tĩnh trong giải quyết vấn đề.
3.3. Động lực và nhiệt huyết
Nếu là một người giàu trí tuệ cảm xúc thì bạn sẽ tự có cho mình khả năng biết quan tâm đến người khác thay vì chỉ nghĩ đến việc tạo động lực cho bản thân. Cuộc sống này luôn có thứ gọi là tương lai vì thế mà có rất nhiều sự thay đổi vì thế chúng ta luôn cần có một tầm nhìn xa hơn thay vì những điều đang xảy ra thay đổi luôn lúc này.
Bên cạnh đó bạn cần có cho mình những tiêu chuẩn, những mục tiêu mà bản thân muốn đạt được. Để từ đó mà chúng ta lấy ra làm động lực cho việc chế ngự tư duy cảm xúc.
3.4. Sự đồng cảm, thấu hiểu
Đây được coi là một trong những đặc điểm quan trọng cần có nhất của một người EI cần có, bởi đây chính là một trong những phương thức để chúng ta có thể hiểu được, cảm nhận được cảm nhận suy nghĩ của người khác ra sao. Có được đặc điểm tính cách này bạn có thể nhận ra cho mình những sự thay đổi nhỏ nhất trong dòng cảm xúc của bản thân.
Là một người có tố chất lãnh đạo thì đây thực sự là một điều cần thiết để hiểu để quản lý được nhân viên của mình. Sự lắng nghe chính là chìa khóa dẫn tới thành công nhanh nhất vì thế hãy tạo cho mình những thói quen để có được khả năng EI cao nhất có thể.
4. Các cách để nâng cao, cải thiện nâng cấp Emotional Intelligence
4.1. Chăm sóc sức khỏe
Sức khỏe cần thiết cho mọi hoạt động và được coi là yếu tố quan trọng quyết định đến thành công. Và một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người khỏe mạnh có khả năng điều tiết cảm xúc tốt hơn những người sức khỏe kém. Chính vì vây mà việc nâng cao sức khỏe cũng đồng nghĩa với việc nâng cao suy nghĩ tích cực cho bản thân.
Vì thế để có một sức khỏe tốt hãy đảm bảo cho mình chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ chất và kết hợp với tập thể dục.
4.2. Tập ngồi thiền
Không nhất thiết bản phải theo đạo mới ngồi thiền được, ngồi thiền chỉ là cách thức bạn tĩnh tâm lại, thư giãn được những dây thần kinh cảm xúc để từ đó bạn có thể dễ dàng nhận ra và kiểm soát tốt hơn những xúc cảm tiêu cực, đặc biệt là sự nóng giận.
Tuy nhiên, với quỹ thời gian bận rộn cho việc đi làm 8 tiếng 1 ngày, thì việc ngồi thiền có thể giảm bớt thời gian tùy chúng ta tùy theo nhu cầu đáp ứng, hoặc bạn có thể thay thế việc ngồi thiền bằng cách nghe nhạc chillhop, nhạc nhẹ, ….
4.3. Khả năng phục hồi
Đây có lẽ là một trong những phương pháp cách thức ít người biết đến, bởi nó thực sự khá trừu tượng nếu chúng ta không để tâm ra nghiên cứu cụ thể, nhưng thực sự đây là cách để nâng hiệu quả cao nhất trong việc nâng cao Trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence). Cách thức này giúp bạn rèn luyện được cách lấy lại cảm xúc tâm trạng vui vẻ, năng lượng tích cực thông qua các hoạt động về thể chất, vui chơi giải trí. Hay ví dụ nếu nặng hơn chúng ta có thể tìm đến các chuyên gia tâm lý.
Và trên đó là những thông tin, những kinh nghiệm mà chúng tôi đúc kết tích lũy được để có thể tâm sự, chia sẻ với các bạn về Emotional Intelligence là gì. Chúng tôi hi vọng rằng sau bài viết này bạn đã có cho mình những kiến thức cho một trí tuệ cảm xúc.
1958 0