ETL là gì? Những thông tin quan trọng liên quan đến ETL
Theo dõi work247 tạiETL là gì? Những nội dung nào có liên quan đến thuật ngữ ETL? Nếu như ngành nghề mà bạn đang hoạt động có sự xuất hiện của thuật ngữ này thì hãy đọc ngay bài viết dưới dây để củng cố cho mình kiến thức quan trọng liên quan đến ETL nhé.
1. ETL là gì?
ETL chính là thuật ngữ được viết tắt bởi cụm từ tiếng Anh Extraet Transform Load. Nếu là một tay giỏi Anh văn thì chẳng khó khăn để biết ETL biểu thị cho điều gì. Bản chất nó chính là đáp án của câu hỏi: làm thế nào để dữ liệu có thể đưa vào kho dữ liệu từ những nguồn khác nhau?
Phân tích chuyên sâu vào từng yếu tố hình thành nên ETL, bạn sẽ hiểu sâu hơn vào từng tầng ý nghĩa của thuật ngữ này. Những lý giải cụ thể như sau:
- Extracts: Có nghĩa là quy trình này sẽ thu gom nguồn dữ liệu ở các nguồn khác nhau. Để thu gom, doanh nghiệp cần dùng đến một số phần mềm để đảm nhiệm công việc nào đó, như nguồn dữ liệu thuộc về người dùng từ hệ thống database trong website, từ hệ thống CMR cũng như gom lại dữ liệu.
- Transforms: chuyển đổi nguồn dữ liệu mang mục đích rõ ràng, chính là chuyển từ dữ liệu nghiệp vụ sang dữ liệu đã được phân tích, cũng như tối ưu phân tích dữ liệu. Việc chuyển đổi này còn vì mục đích làm sạch dữ liệu.
- Load: sau quá trình dữ liệu được chuyển đổi thì tất cả sẽ được lưu trữ ở một một nơi mới, nơi này được gọi là Kho dữ liệu Data Warehouse.
Lúc này cũng chính là điểm kết thúc quá trình ETL để bắt đầu triển khai xây dựng các giải pháp thương mại thông minh phục vụ cho doanh nghiệp của mình.
Khi đưa thuật ngữ này ETL vào phạm trù của điện toán, nó trở thành một quy trình chung sao chép dữ liệu từ một nguồn/ nhiều nguồn tới hệ thống đích.
Xem thêm: Việc làm nhân viên IT
2. ETL hoạt động như thế nào?
2.1. Giai đoạn Extract – trích xuất dữ liệu
Đây là khâu đầu tiên trong quy trình ETL, E trong ETL đại diện cho nhiệm vụ trích xuất dữ liệu từ hệ thống nguồn. Dường như có ít doanh nghiệp nào chỉ dùng tới 1 loại dữ liệu hay một dạng hệ thống mà sẽ sử dụng nhiều nguồn dữ liệu khác nhau để quản lý dữ liệu, kèm theo đó là một số công cụ hữu hiệu phục vụ cho quá trình.
Cũng ở bước này, nguồn dữ liệu có cấu trúc cũng như không mang cấu trúc sẽ được cập nhật vào một kho dữ liệu dựa trên nguyên tắc hợp nhất dữ liệu. Nguồn dữ liệu thô cũng sẽ được trích xuất từ các nguồn khác nhau gồm có:
- Ứng dụng phục vụ hoạt động tiếp thị, bán hàng
- Nguồn cơ sở dữ liệu đang có
- Các ứng dụng và các thiết bị di động
- Hệ thống CRM (Quản lý khách hàng)
- Nền tảng của việc lưu trữ dữ liệu
- Các công cụ phục vụ cho việc phân tích
- Kho dữ liệu
Ở một phương diện khác, những dữ liệu hoàn toàn có thể xử lý theo phương pháp thủ công bằng tay nhưng điều đó lại có điểm hạn chế chính là gây tốn nhiều thời gian, lại dễ xảy ra các lỗi không mong muốn trong khi đó với công cụ ETL, mọi quá trình xử lý dữ liệu sẽ được tiến hành một cách tự động, mọi thứ diễn ra chủ động như thế đương nhiên sẽ làm nên một quy trình làm việc hiệu quả và đáng tin cậy.
Xem thêm: Data Processing là gì! Vai trò của Data Processing với DN hiện nay
2.2. Tiến vào giai đoạn Transform
Các quy định, quy tắc ở giai đoạn này sẽ trực tiếp phục vụ mục đích đảm bảo sự chất lượng của dữ liệu cũng như sự uy tín khi truy cập. Việc chuyển đổi dữ liệu còn bao gồm những quy trình phụ diễn ra như sau:
- Data Cleansing chỉ truyền đi những dữ liệu có thể phục vụ cho đúng mục tiêu.
- Tiêu chuẩn hóa: dùng cho tập dữ liệu
- Loại các nguồn dữ liệu bị lặp lại.
- Xác minh: các dữ liệu mang tính bất thường hoặc không khả dụng thì thường sẽ có gắn cờ nhằm mục đích cảnh báo.
- Sắp xếp: cho phép tiến hành sắp xếp các nguồn dữ liệu theo các loại khác nhau.
Trong số các hoạt động thuộc quy trình ETL thì việc chuyển đổi được cho là nhiệm vụ có vai trò quan trọng nhất. Bởi lẽ tác dụng nó mang đến rất lớn, bao gồm giúp cho tính chất toàn vẹn của dữ liệu được cải thiện và có thể tới được đích tương thích, có thể dùng được.
Xem thêm: Elasticsearch là gì? Tiện ích của việc sử dụng Elasticsearch
2.3. Giai đoạn Load
Đây là khâu cuối của ETL. Nguồn dữ liệu có thể toàn bộ trong cùng thời gian với phiên bản đầy đủ nhất, đảm bảo không bị khuyết thiếu. ngoài tải trong cùng thời gian thì dữ liệu trong giai đoạn 3 này cũng có thể tải tăng dần dựa trên lịch trình đã được cài đặt.
3. Vì sao cần sử dụng ETL?
Hầu hết các doanh nghiệp đều dựa vào ETL để xây dựng một cái nhìn bao quát đối với hệ thống dữ liệu, từ đó có thể phục vụ cho việc thúc đẩy những quyết định liên quan tới hoạt động kinh doanh một cách vẹn toàn nhất.
Dưới góc nhìn tổng thể, quy trình này hứa hẹn mang tới cơ hội tốt để cho doanh nghiệp tiến hành việc phân tích thuận lợi hơn nguồn dữ liệu và đề xuất các sáng kiến của mình. Công cụ này sẽ giúp giới chuyên môn cải thiện hiệu quả năng suất việc làm, tạo ra hiệu quả quản lý cần thiết bởi lẽ, ETL có khả năng mã hóa quy trình và tái sử dụng mà không cần phải dùng tới yếu tố kỹ thuật nào khác.
Chưa kể, hầu hết mọi đơn vị đều dùng ETL phục vụ cho nhu cầu kết nối các luồng dữ liệu lại cùng nhau, từ đó cho ra những kết quả chính xác phục vụ cho công tác báo cáo.
Với những phân tích trên, về cơ bản thì ETL xứng đáng trở thành một khâu quan trọng trong toàn bộ quy trình các dữ liệu được lưu trữ. Mọi quyết định sáng suốt đều sẽ được đưa ra dưới sự hỗ trợ phân tích tỉ mỉ, cẩn trọng của quy trình ETL này chỉ với một khoảng thời gian vô cùng ngắn.
Xem thêm: Hệ thống thông tin là gì? cơ hội việc làm ngành hệ thống thông tin
4. Bạn đã phân biệt được ETL và ELT hay chưa?
Hai thuật ngữ này có cách viết gần giống nhau do đó trong việc nhận diện khái niệm thì nhiều người vẫn dễ bị nhầm lẫn. Để tránh được tình trạng này xảy ra, bạn hãy đọc ngay nội dung sau đây giúp phân biệt ETL và ELT nhé.
- ETL thể hiện cho một quá trình bao gồm ba giai đoạn là trích xuất dữ liệu - chuyển đổi dữ liệu - tải dữ liệu; trong khi đó ELT là quy trình đảo lại của ETL, tức quy trình của ELT diễn ra theo trình tự: trích xuất dữ liệu - tải dữ liệu - chuyển đổi.
- Ở bên trong của ETL thì nguồn dữ liệu được chuyển sang dạng phân tầng cho kho.
- Khi sử dụng kho, ETL sẽ tận dụng vào mục đích đối với những biến đổi hết sức cơ bản mà chẳng cần bất kỳ sự dàn dựng nào được tiến hành.
- Ngoài ra, ứng dụng cũng tạo ra sự bảo mật tốt, nguồn dữ liệu được tuân thủ thông qua phương pháp làm sạch đối với những nguồn có nội dung nhạy cảm, đảm bảo nó không chứa các yêu tố độc hại trước khi được tải vào trong kho.
- ETL tạo ra sự biến đổi đối với các nguồn dữ liệu tinh vi, đồng thời lại giúp giảm chi phí hiệu quả hơn so với ứng dụng ELT.
Như vậy, tìm hiểu thông tin ETL là gì sẽ mang tới cho bạn đọc những hình dung tốt nhất về ứng dụng này. Nếu như hoạt động trong lĩnh vực IT Phần mềm, nhất định bạn không thể bỏ qua mảng kiến thức này đâu nhé.
1607 0