Ý nghĩa của FCT là gì và một số vấn đề cơ bản liên quan tới FCT

Theo dõi work247 tại
Hằng Lê tác giả work247.vn Tác giả: Hằng Lê

Ngày đăng: 29-03-2024

FCT, cách viết đầy đủ là Foreign Contractor Tax có nghĩa là thuế nhà thầu nước ngoài. Hay nói cách khác loại thuế này chỉ áp dụng cho các nhà thầu nước ngoài. Vì thế,  khi có ý định đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài cần phải tìm hiểu về FCT là gì và nó bao gồm những loại thuế nào.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Giải thích FCT là gì?

FCT (thuế nhà thầu) là loại thuế áp dụng cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nước ngoài có thu nhập khi đầu tư vào các ngành dịch vụ  hoặc dịch vụ liên quan tới hàng hóa tại Việt Nam.

FCT bao gồm thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các tổ chức đầu tư vào Việt Nam, hoặc bao gồm thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân là nhà thầu nước ngoài đầu tư vào VIệt Nam.

Dựa trên các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp, hai loại thuế này được áp dụng cho các doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam, hoạt động theo quy định và pháp luật Việt Nam. Điều này áp dụng cho các nhà đầu tư nước ngoài mang vốn và thành lập cơ sở kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp được thành lập ở nước ngoài, không thể áp dụng các quy định về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây chính là lý do cần có quy định riêng cho họ đó chính là FCT (thuế doanh nghiệp).

>> Chính sách mở cưa thu hút đầu tư nước ngoài đã tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho người lao động đang tìm việc làm tại Việt Nam ở các ngành nghề khác nhau.

Doanh nghiệp nước ngoài đã đầu tư và có thu nhập tại Việt Nam phải đóng FCT

FCT là tổng hợp giữa thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp nên cách xác định doanh thu và công thức tính thuế vẫn gần giống với hai loại trên. Tuy nhiên, cần phải xác định xem giao dịch của doanh nghiệp nước ngoài có phải chịu thuế hay không và chịu thuế như thế nào.

2. Một số vấn đề cơ bản liên quan tới FCT

Đối với mỗi loại thuế, và cụ thể ở đấy là FCT, chúng ta phải xác định đối tượng áp dụng FCT là gì? Các khoản thu nhập nào sẽ phải tính thuế và công thức tính thuế như thế nào.

2.1. Nhưng đối tượng áp dụng FCT

Để xác định giao dịch có phát sinh thuế nhà thầu hay không, chúng ta cần để ý tới ba yếu tố: Giao dịch có liên quan tới doanh nghiệp nước ngoài hay không, vài trò của nhà thầu nước ngoài có phải là người bán và thu lợi nhuận không? Hoạt động kinh doanh có được phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam hay không. Theo quy định của nhà nước, thuế nhà thầu sẽ được áp dụng cho những đối tượng sau:

- Những tổ chức, cá nhân nước ngoài buôn bán, cung cấp hàng hóa theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ tại Việt Nam và có phát sinh thu nhập dựa trên hợp đồng được ký kết giữa doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài với doanh nghiệp, cá nhân tại Việt Nam.

Ví dụ: Công ty, doanh nghiệp nước ngoài X tiến hành tham gia đầu tư vào lĩnh vực việc làm kinh doanh bất động sản tại Hà Nội với một công ty con A của một công ty được thành lập với 100% vốn từ nước ngoài theo luật pháp Việt Nam và liên doanh với công ty B để lập ra một công ty liên doanh mới là C. Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 23 - Luật Đầu Tư,  trường hợp tổ chức kinh tế được thành lập bởi một công ty 100% vốn trong nước liên doanh với một công ty con của công ty 100% vốn nước ngoài (thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam) thì phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài và thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 11 Luật Kinh doanh bất động sản.

Trong trường hợp này, X mua hàng từ A, nhưng lại bán lại cho B, đồng nghĩa với việc X có phát sinh lợi nhuận tại Việt Nam và bắt buộc phải đóng FCT.

Tuy nhiên, nếu X chỉ định A giao hàng cho B, để B tiếp tục sản xuất và hoàn thiện sản phẩm, sau đó gửi lại và nhận được tiền gia công từ X. Chúng ta có thể thấy X là người mua ở cả 2 giao dịch với A và B, vì thế X sẽ không phải chịu FCT.

FCT áp dụng cho các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam

- Các doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài thực hiện phân phối hàng tại Việt Nam hoặc cung cấp hàng hóa theo điều khoản thương mại quốc tế. Trong đó, người bán sẽ chịu rủi ro liên quan tới hàng hóa vào tới lãnh thổ Việt Nam.

Ví dụ: Công ty A mua hàng của công ty nước ngoài X, trong hợp đồng giao dịch giữa 2 công ty ghi rõ, X sẽ phải chịu trách nhiệm, rủi ro liên quan như vận chuyển, lắp đặt, vận hành,… trong quá trình hàng hóa vào lãnh thổ Việt Nam thì công ty X phải chịu FCT.

Ngược lại, nếu hàng hóa tới cảng Việt Nam và X không chịu bất kỳ trách nhiệm hay rủi ro nào nữa, thì X sẽ không bị áp dụng thuế nhà thầu.

- Các hoạt động kinh doanh phân phối, bán hàng, quảng cáo, cung cấp dịch vụ tại Việt Nam được những tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện một phần hoặc toàn bộ. Trong đó, doanh nghiệp nước ngoài vẫn là chủ sở hữu của hàng hóa giao tại Việt Nam, hoặc chịu trách nhiệm về các chi phí liên quan khác.

Ví dụ: Doanh nghiệp Việt nam B được ủy quyền từ doanh nghiệp nước ngoài X để thực hiện quảng cáo, tiếp thị cho sản phẩm của X tại Việt Nam. Mặc dù B là người liên hệ với khách hàng, vận chuyển đơn hàng từ nước ngoài về, nhưng trên giấy tờ X vẫn là chủ sở hữu của đơn hàng và chịu mọi trách nhiệm về chất lượng và chi phí, X vẫn sẽ phải đóng FCT.

- Các tổ chức, cá nhân nước ngoài thông qua các tổ chức, cá nhân Việt Nam để đàm phán, ký kết hợp đồng dưới danh nghĩa của cá nhân, tổ chức nước ngoài.

- Các tổ chức, cá nhân nước ngoài mua hàng tại Việt Nam để xuất khẩu hoặc bán hàng cho thương nhân Việt Nam và thực hiện theo quyền xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối tại thị trường Việt Nam theo pháp luật về thương mại.

2.2. Những đối tượng không áp dụng FCT

- Các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Dầu khí, Luật các Tổ chức tín dụng.

- Các tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện cung cấp hàng hóa cho các cá nhân tổ chức Việt Nam mà không kèm theo các dịch vụ khác tại Việt Nam.

- Các tổ chức, cá nhân nước ngoài có thu nhập từ buôn bán hàng hóa, và cung cấp dịch vụ nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Các tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng kho hải quan, cảng nội địa để lưu trữ hàng hóa phục vụ cho các mục đích khác như transit, lưu trữ hoặc làm phần công đoàn cho các công ty khác.

- Các tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện và cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp Việt Nam nhưng tất cả các dịch vụ đều được thực hiện ở nước ngoài.

Cập nhật ngay thông tin hấp dẫn, rất đáng quan tâm sau: Mức lương cơ bản 2024, cách tính lương cơ bản theo các phân vùng khác nhau.

3. Phương pháp tính FCT và một số điều cần lưu ý

3.1. Phương pháp nộp thuế nhà thầu và công thức tính thuế

3.1.1. Nộp thuế nhà thầu bằng phương pháp khấu trừ

Phương pháp này chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc là đối tượng cư trú tại Việt Nam, thời hạn kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng thầu phụ là từ 183 ngày trở lên, áp dụng chế độ kế toán Việt Nam và thực hiện đăng ký thuế, đã được cấp mã số thuế.

Trong trường hợp này, các doanh nghiệp chỉ cần kê khai như những doanh nghiệp Việt Nam khác.

FCT là tổng hợp giữa GTGT và TNDN

3.1.2. Nộp thuế nhà thầu bằng phương pháp tính tỉ lệ dựa trên doanh thu

Những nhà không không đảm bảo yêu cầu như trong phương pháp khấu trừ sẽ được bên Việt Nam kê khai và nộp thuế thay có các doanh nghiệp nước ngoài. Như đã nói từ trước, thuế nhà thầu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp, vì vậy cần phải tính riêng biệt hai loại thuế này.

Thuế giá trị gia tăng sẽ bằng Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng nhân với tỷ lệ phần trăm tính thuế giá trị gia tăng trên doanh thu.

Thuế thu nhập doanh nghiệp bằng Doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp nhân với Tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu tính thuế.

3.1.3. Nộp thuế nhà thầu bằng phương pháp hỗn hợp

Đối với những trường hợp các nhà thầu nước ngoài đáp ứng đủ các điều kiện như: có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc là đối tượng cư trú tại Việt Nam, thời hạn kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng thầu phụ từ 183 ngày trở lên, tổ chức hoạch toán kế toán theo quy định của pháp luật. Những doanh nghiệp nước ngoài đáp ứng đủ các điều kiện như trên phải đăng ký với cơ quan thuế để tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ và thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp tính tỉ lệ.

3.2. Những lưu ý khi tính FCT

Mặc dù cách tính FCT là gì đã được quy định rõ trong, tuy nhiên để hiểu rõ cách tính thuế, cũng như tránh sai sót khi tính thuế cho doanh nghiệp nước ngoài, các cơ quan, bộ phận có trách nhiệm tính FCT cần phải lưu ý một số điều sau.

1. Doanh thu tính thuế bao gồm toàn bộ số tiền do cung cấp dịch vụ vào Việt Nam chưa khấu trừ đi các loại thuế khác mà nhà thầu phải nộp. Doanh thu bao gồm tất cả các khoản phí mà doanh nghiệp Việt Nam thanh toán từ trước, thay cho các doanh nghiệp nước ngoài.

2. Trường hợp doanh nghiệp Việt Nam trả cho doanh nghiệp nước ngoài theo số tiền không bao gồm các chi phí thuế phải nộp, thì khi tính FCT phải quy đổi ngược lại để xác định doanh thu tính thuế.

3. Nếu nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với nhà thầu phụ khác (có thể là nhà thầu Việt Nam hoặc nước ngoài) thì doanh thu tính thuế của doanh nghiệp nước ngoài sẽ không bao gồm phần việc đã giao cho các nhà thầu phụ.

Ngoài ra, thông tin mức lương cơ sở là gì? của work247.vn cũng được rất nhiều người lao động quan tâm hiện nay.

phương pháp FCT là gì

4. Tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp phụ thuộc vào loại hình dịch vụ. Những loại hình dịch vụ khác nhau sẽ có mức tỷ lệ khác nhau.

Đối với tỷ lệ % tính thuế giá trị gia tăng trên doanh thu được quy định như sau:

- 5% doanh thu đối với các loại hình dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm, xây dựng lắp đặt không bao thầu vật liệu, thiết bị đi kèm công trình xây dựng.

- 3% doanh thu đối với vận tải, sản xuất kinh doanh, xây dựng lắp đặt có báo thầu vật liệu và thiết bị đi kèm công trình xây dựng.

- 2% doanh thu đối với các hoạt động kinh doanh khác.

Đối với tỷ lệ % tính thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu được quy định như sau:

- 1% doanh thu đối với các hoạt động thương mại, phân phối, cung cấp hàng hóa, nguyên vật liệu, vật tư, máy móc, thiết bị liên quan tới dịch vụ tại Việt Nam.

- 5% doanh thu đối với dịch vụ cho thuê máy móc, bảo hiểm, giàn khoan, vay tiền có lãi.

- 10% đối với dịch vụ quản lý nhà hàng khách sạn, casino, tiền bản quyền.

- 2% doanh thu đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh khác như vận chuyển, cho thuê tàu bay, động cơ, phụ tùng tàu bay, tái bảo hiểm, các dịch vụ tài chính phát sinh.

Trên đây là những nội dung cơ bản và cần thiết khi tìm hiểu FCT là gì. Các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam cần phải nắm rõ quy định, cũng như các cơ quan chịu trách nhiệm tính thuế nhà thầu tại Việt Nam phải nắm bắt được hình thức kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam để tính thuế một cách chính xác và hợp lý.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2965 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT