Freelance designer là gì? Trở thành design freelancer có khó?
Theo dõi work247 tạiNhắc đến một trong những xu hướng làm việc hiện tại, đặc biệt là những người trẻ như gen z thì freelance đã không còn quá xa lạ nữa. Do tính chất của thế hệ, cũng như khao khát được làm chủ chính công việc của mình nên dù freelance có tiềm ẩn những rủi ro nhưng cũng không thể lấn át đi được khát khao đối với những đối tượng lao động nhiệt huyết. Cùng với sự phân bố đa dạng của các lĩnh vực, freelance cũng được hình thành các nhóm khác nhau đáp ứng những yêu cầu đó. Trong đó có cả freelance designer và các ngành nghề liên quan tới nghệ thuật khác. Vậy freelance design là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn ngay tại bài viết dưới đây nhé.
1. Freelance designer là gì?
1.1. Những điều cần biết về freelance và freelance designer
1.1.1. Freelance
Chắc hẳn mọi người đều đã nghe qua về cụm từ freelance cũng như đôi nét về khái niệm của nó. Tuy nhiên phần đông sẽ khá bất ngờ khi biết rằng freelance không được tính là một ngành nghề. Nó được định nghĩa như một xu hướng việc làm, do freelance không có đầy đủ các hoạt động, cơ cấu như một công việc ổn định chính vì vậy, đây còn được được gọi là xu hướng ngành nghề có mức độ rủi ro cao. Tuy nhiên nếu như lợi ích mà nó mang lại không lớn hơn những hạn chế được đề cập tới thì chắc hẳn freelance đã không thu hút một lượng lớn người lao động như vậy.
Về bản chất thì freelance giống như cách bạn vận hành một doanh nghiệp thu nhỏ. Bạn sẽ cần phải có sản phẩm, dịch vụ cốt lõi của doanh nghiệp. Đó có thể là một việc bạn giỏi, bạn có kỹ năng, bạn có kinh nghiệm và có bằng chứng xác thực cho việc đó. Đây chính là yếu tố sản xuất trong một doanh nghiệp cụ thể. Sau khi đã có được hay đơn thuần chỉ cần là xác định được sản phẩm mà bạn bán, các phương tiện quảng cáo để sản phẩm tới được tay khách hàng là cần thiết. Bạn sẽ cần phải tự thực hiện truyền thông tiếp thị cho những sản phẩm của mình, làm sao để nó có thể được khách hàng thấy, và họ cảm thấy tin cậy. Đây chính là yếu tố truyền thông của một doanh nghiệp cụ thể. Sau cùng đó chính là thực hiện thương lượng và kí kết hợp đồng đối với các bên đối tác, khách hàng. Đây cũng chính là yếu tố thuộc vào phạm trù kế toán của doanh nghiệp.
Nhìn sơ qua chúng ta đã có thể thấy được những yêu cầu căn bản, các yếu tố cấu thành nên một đơn vị freelance bài bản. Cũng chính vì sở hữu một khối lượng công việc đồ sộ như vậy nên doanh thu mà một freelancer kiếm được sau khi đã thực sự hoàn thành tốt các công việc của mình thường sẽ khá tốt. Do đó lượng người có mong muốn đi theo xu hướng nghề nghiệp này cũng ngày càng trở nên nhiều hơn. Tuy nhiên cũng đã có không ít người bỏ cuộc vì không thể thích nghi được với khối lượng công việc quá dồn dập như vậy, cũng có người lựa chọn không theo đến cùng vì sản phẩm của họ không thể so sánh với thị trường cùng phần khúc. Cũng có người dừng lại vì họ không thể thực hiện truyền thông sản phẩm hiệu quả, hay đơn thuần chỉ là không có khả năng giao tiếp với khách hàng. Tóm lại lại để có thể theo được xu hướng của thời đại dù là văn hóa hay nghề nghiệp thì chắc chắn bạn sẽ cần phải đáp ứng cơ số yêu cầu khác biệt.
1.1.2. Freelance designer
Nằm trong nhóm nghề nghiệp tự do thuộc lĩnh vực sáng tạo, freelance designer không có quá nhiều quy chuẩn, những hệ thống yêu cầu đóng khung bắt buộc. Nhưng đây lại là một trong những nhóm gặp nhiều khó khăn nhất trong việc thống nhất giữa người thực hiện và khách hàng. Ngay từ cốt lõi của freelance designer đã là sáng tạo và nghệ thuật, thứ mà không thể trực tiếp đánh giá, nhận xét dựa trên những chuẩn mực thông thường mà cần tới yếu tố khách quan đó chính là sở thích và gu của người đối diện. Chính vì vậy để có thể làm hài lòng khách hàng sẽ thường phải trải qua nhiều lần chỉnh sửa, góp ý khác nhau.
Chính vì vậy nên freelance designer sẽ thường có 2 xu hướng phát triển. Đầu tiên là với những khách hàng tới với bạn vì danh tiếng của bạn. Không có gì quá ngạc nhiên khi có người biết đến bạn qua những lần hợp tác thành công. Họ sẽ thường có ý định hợp tác vì tin tưởng vào sản phẩm mà bạn cung cấp, vì khả năng truyền thông của bạn. Thông thường khi có những “vụ làm ăn” với họ thì yếu tố đại chúng sẽ cần được nâng cao. Cụ thể ở đây là những sản phẩm thiết kế mà bạn cung cấp sẽ cần phải được hiểu và chấp nhận bởi đa số. Điều này là khá phổ biến đối với phần đông freelance designer.
Xu hướng còn lại chính là khách hàng tới với bạn vì sự độc nhất mà họ mang lại. Nếu như ở phía trên khách hàng sẽ thường có mong muốn hợp tác với bạn trong những ấn phẩm phổ thông thì tại đây điều mà khách hàng muốn sẽ là những lần hợp tác lâu dài. Nói cụ thể hơn đó chính là yếu tố độc đáo mà bạn có sẽ phù hợp với những sản phẩm kinh doanh hữu hình mà họ muốn có. Thường thì sẽ là hợp tác để có những ấn phẩm phù hợp với thời trang, quảng cáo, bộ nhận diện. Xu hướng này cũng chính là những gì mà một freelance design muốn nhất vì nó đã chứng minh được sự thành công của cả 3 yếu tố quan trọng là: sản xuất, truyền thông và đàm phán của mình.
Xem thêm: Giải đáp design manager là gì? Định nghĩa, công việc
1.2. Mức lương của freelance designer là gì?
Mức lương của một người làm việc tự do thường sẽ không cố định mà còn phụ thuộc vào vô số các yếu tố khác nhau. Tuy nhiên nếu tính trung bình lương thì con số sẽ khá bất ngờ. Mức lương trung bình của một freelance designer sẽ rơi vào khoảng từ 15tr cho đến 20tr. Một con số khá cao, ngang với cấp quản lý tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên đây cũng là hoàn toàn hợp lý so với khối lượng công việc cũng như chất xám phải bỏ ra. Đặc trưng của những ngành thiết kế đã có mức lương căn bản khá tốt do hàm lượng chất xám tiêu tốn khá nhiều chính vì vậy freelance designer cũng tương đương như vậy. Vậy hãy cùng work247.vn tìm hiểu những công việc mà một freelance designer phải làm là gì để có mức lương như vậy ở phần tiếp theo nhé.
Xem thêm: Junior Designer là gì? Những yếu tố cần thiết của Junior Designer
2. Những công việc của một freelance designer là gì?
Không giống như những nhóm công việc tự do khác, freelance designer có rất nhiều các phương tiện truyền thông, cũng như cách truyền thông để những tác phẩm, sản phẩm của họ tới với khách hàng. Có thể kế tới như, những ứng dụng, phần mềm, trang web dành cho freelance, các triển lãm trưng bày sản phẩm, lời mời giới thiệu của đơn vị từng hợp tác hoặc thậm chí là tạo portfolio trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội. Đặc biệt việc tạo các portfolio trực tuyến trên mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến.
Sau khi đã truyền thông thành công sản phẩm của mình và được các khách hàng tìm tới thì freelance design sẽ cần gặp mặt, thảo luận và bàn bạc với họ để có được những yêu cầu chung nhất đối với sản phẩm hay còn gọi là brief. Sau đó là tới bàn bạc về giá cả, chi phí thực hiện. Sau khi đã đi tới thống nhất hợp tác thì phần việc còn lại sẽ thuộc về khâu sản xuất.
Vừa rồi là tất cả các chia sẻ về freelance designer là gì cũng như những yêu cầu đối với freelance design cũng như mức lương phổ biến của freelance designer tại thị trường Việt Nam. Cảm ơn các bạn đã theo dõi tới đây mong rằng bài viết sẽ giúp các bạn có định hướng đúng đắn về nghề nghiệp trong tương lai.
314 0