Hệ thống thông tin là gì? cơ hội việc làm ngành hệ thống thông tin

Theo dõi work247 tại
Hằng Lê tác giả work247.vn Tác giả: Hằng Lê

Ngày đăng: 22-04-2024

Vấn đề việc làm sau ra trường luôn là điều trăn trở nỗi băn khoăn của các bậc phụ huynh học sinh đến các bậc sĩ tử khi đứng trước lựa chọn ngành nghề riêng cho mình. Nắm bắt được nhu cầu này, đối với những bạn có niềm đam mê công nghệ, hay đam mê về hệ thống thông tin quản lý chắc chắn sẽ không thể bỏ lỡ qua bài này được. Hãy cùng đi tìm hiểu và trả lời câu hỏi hệ thống thông tin là gì?

Việc làm it phần mềm

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Tổng quan về hệ thống thông tin là gì?

1.1. Dữ liệu và thông tin

Dữ liệu (Data)

Dữ liệu là các giá trị phản ánh về sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.

Dữ liệu là các giá trị thô, chưa có ý nghĩa với người sử dụng. Có thể là một tập hợp các giá trị mà không biết được sự liên hệ giữa chúng

Ví dụ: Trần Xuân Nam, 973012, 30/ 12 / 95, 86

 Dữ liệu và thông tin
 Dữ liệu và thông tin

Dữ liệu có thể biểu diễn dưới nhiều dạng khác nhau (âm thanh, văn bản, hình ảnh, v.v...)

Thông tin (Information)

Thông tin là ý nghĩa được rút ra từ dữ liệu thông qua quá trình xử lý (phân tích, tổng hợp, v.v..), phù hợp với mục đích cụ thể của người sử dụng.

Thông tin có thể gồm nhiều giá trị dữ liệu được tổ chức sao cho nó mang lại một ý nghĩa cho một đối tượng cụ thể, trong một ngữ cảnh cụ thể.

Ví dụ với dữ liệu trên có thông tin như sau:Thủ kho Trần Xuân Nam xuất mặt hàng có danh mục là 973012 vào ngày 30/12/95 với số lượng 86.

Thông tin giá trị có các đặc điểm :

Chính xác, xác thực

 Đầy đủ, chi tiết

Rõ ràng (dễ hiểu)

Đúng lúc, thường xuyên

Thứ tự, có liên quan

Dữ liệu với thông tin

Thông tin = Dữ liệu + Xử lý

Xử lý thông tin ~ Xử lý dữ liệu

1.2. Hệ thống

1.2.1. Khái niệm

Hệ thống là một tập hợp có tổ chức gồm nhiều phần tử có các mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau và cùng hoạt động hướng tới một mục tiêu chung.

Ví dụ  Khái niệm hệ thống được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày: Hệ thống giao thông, hệ thống truyền thông, hệ thống các trường đại học v.v..

Phần tử có thể là vật chất hoặc phi vật chất: Con người, máy móc, thông tin, dữ liệu, phương pháp xử lý, qui tắc, quy trình xử lý.

1.2.2. Phân loại hệ thống

Hệ thống mở: có tương tác với môi trường 

Hệ thống đóng: không tương tác với môi trường (chỉ có trên lý thuyết).

Mục tiêu của hệ thống là lý do tồn tại của hệ thống. Để đạt được mục tiêu, hệ thống tương tác với môi trường bên ngoài của nó (các thực thể tồn tại bên ngoài hệ thống).

1.2.3. Tổ chức theo cách tiếp cận hệ thống

Tổ chức là một tập hợp các thành phần có quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng thúc đẩy và hỗ trợ lẫn nhau nhằm thực hiện nhiệm vụ chung.

Các loại tổ chức:

Tổ chức hành chính, sự nghiệp

Tổ chức thương mại

Tổ chức sản xuất (nhà máy, xí nghiệp)

Tổ chức dịch vụ

Cấu trúc của tổ chức:

Cấu trúc cây: Tổ chức là một hệ thống cấp bậc các hệ thống con, mỗi hệ thống con có chức năng nhiệm vụ riêng, theo sự phân công của tổ chức.

1.2.4. Hệ thống và các hệ thống con

Hệ thống có thể tồn tại theo nhiều cấp độ khác nhau. Một hệ thống có thể là một thành phần trong một hệ thống khác (cha).

Một tổ chức kinh tế thường được phân làm ba hệ thống con:

Hệ thống quyết định là hệ thống bao gồm con người, phương tiện, và các phương pháp tham gia đề xuất quyết định.

 Hệ thống thông tin.

Hệ thống tác nghiệp là hệ thống bao gồm con người, phương tiện và các phương pháp tham gia trực tiếp thực hiện mục tiêu kinh doanh (sản xuất trực tiếp).

Việc làm ngân hàng

1.3. Khái niệm hệ thống thông tin là gì?

1.3.1. Khái niệm

Hệ thống thông tin, là tập hợp người, thủ tục và các nguồn lực để thu thập, xử lý, truyền và phát thông tin trong một tổ chức. 

Hệ thống thông tin có thể là thủ công nếu dựa vào các công cụ như giấy, bút. 

Hệ thống thông tin hiện đại là hệ thống tự động hóa dựa vào máy tính (phần cứng, phần mềm) và các công nghệ thông tin khác.

1.3.2. Các đặc trưng của hệ thống thông tin hiện đại

Hệ thống thông tin được xây dựng trên cơ sở công nghệ thông tin hiện đại (CNTT). 

Hệ thống thông tin được cấu thành bởi nhiều hệ thống con. Khi các hệ con này được nối kết và tương tác với nhau, chúng sẽ phục vụ cho việc liên lạc giữa các lĩnh vực hoạt động khác nhau của tổ chức.

Hệ thống thông tin hướng tới mục tiêu cung cấp thông tin cho việc ra quyết định và kiểm soát. Hệ thống chuyển giao cho từng thành viên trong tổ chức những thông tin cần thiết để xác định, chọn lựa các hành động phù hợp với mục tiêu của tổ chức cũng như các hành động giúp kiểm soát lĩnh vực mà thành viên đó chịu trách nhiệm.

Hệ thống thông tin là một kết cấu hệ thống mềm dẻo và có khả năng tiến hóa. Một hệ thống thông tin rất có thể trở nên lỗi thời nhanh chóng nếu không có khả năng thay đổi mềm dẻo và mở rộng được để phù hợp với sự biến đổi và phát triển của tổ chức.

1.3.3. Cấu trúc của hệ thống thông tin

Hệ thống thông tin là gì được tạo nên bởi 3 thành phần chính sau:

Phần cứng: bao gồm các thiết bị hay phương tiện kỹ thuật dùng để lưu trữ và xử lý thông tin. Ở đây chủ yếu là máy tính và các thiết bị ngoại vi dùng để lưu trữ và nhập vào, xuất ra dữ liệu.

Phần mềm: là các chương trình, các phần mềm ứng dụng hệ thống, các phần mềm chuyên dụng dành cho người dùng.

Dữ liệu: là các thông tin, con người trong hệ thống thông tin.

Việc làm thống kê

2. Nhiệm vụ, vai trò và chất lượng của HTTT trong tổ chức kinh tế

Vai trò hệ thống thông tin

Là trung gian giữa các tổ chức kinh tế với môi trường, giữa các hệ thống con quyết định với hệ thống công tác nghiệp.

Nhiệm vụ, vai trò và chất lượng của HTTT trong tổ chức kinh tế
Nhiệm vụ, vai trò và chất lượng của HTTT trong tổ chức kinh tế

Nhiệm vụ hệ thống thông tin

Đối ngoại: tìm kiếm, lấy thông tin từ môi trường bên ngoài, bên cạnh đó cũng đưa thông tin ra môi trường ngoài .

Ví dụ: thông tin về giá cả, thị trường, sức lao động, nhu cầu hàng hoá

Đối nội: làm chức năng cầu nối liên lạc giữa các bộ phận trong tổ chức, cung cấp thông tin cho hệ tác nghiệp và hệ quyết định.

Chất lượng hệ thống thông tin 

Hệ thống thông tin phụ thuộc vào ba tính chất để quyết định chất lượng: tính nhanh chóng, uyển chuyển và thích đáng.

3. Chuyên ngành hệ thống thông tin

Là một ngành đào tạo ra những cử nhân chế tạo và khai thác về mảng, lĩnh vực Hệ thống thông tin. Người học sau khi hoàn thành chương trình nắm vững kiến thức và có kỹ năng thông thạo, khi đó sẽ có rất nhiều cơ hội và khả năng làm việc tại nhiều vị trí khác nhau.

Việc làm it phần mềm tại Hà Nội

Chuyên ngành hệ thống thông tin
Chuyên ngành hệ thống thông tin

Các khối thi vào ngành Hệ thống thông tin:

A00: Toán - Vật lý - Hóa học

A01: Toán - Vật lý - Tiếng Anh

C01: Ngữ văn - Toán - Vật lý

D01: Ngữ văn - Toán - Tiếng Anh

D10: Toán - Địa lý - Tiếng Anh

D96: Toán - Khoa học xã hội - Tiếng Anh

D90: Toán - Khoa học tự nhiên - Tiếng Anh

D07: Toán - Hóa học - Tiếng Anh

Điểm chuẩn ngành Hệ thống thông tin: Với ngành này, điểm chuẩn được đánh giá là khá cao so với các ngành khác, điểm chuẩn sẽ dao động trong trong 16 - 22 điểm tùy theo nhu cầu của các trường.

4. Cơ hội làm việc ngành Hệ thống thông tin là gì?

Sau khi hoàn thành chương trình học ngành Hệ thống thông tin, bạn có thể đảm nhận những vị trí công việc dưới đây:

Học viên sau khi học xong hệ thống thông tin có thể đảm nhận vị trí thiết kế, quản lý hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho các hoạt động quản trị kinh doanh, quản lý kinh tế của các công ty, doanh nghiệp, những bạn có khả năng có thể làm các vị trí như tích hợp hệ thông hoặc phân tích hệ thống.

Cơ hội làm việc ngành Hệ thống thông tin là gì?
Cơ hội làm việc ngành Hệ thống thông tin là gì?

Với những ứng học viên có khả năng giao tiếp có thể đảm nhận các vị trí hướng dẫn và đào tạo nhân viên các bộ phận quản lý dự án.

Ngoài ra bạn cũng có thể làm công việc của những chuyên gia tư vấn, lắp đặt, xây dụng hệ thống thông tin hoặc cũng có thể làm nhân viên quản trị và bảo mật hệ thống thông tin trong các công ty và doanh nghiệp.

Giảng viên giảng dạy một số học phần thuộc lĩnh vực hệ thống thông tin, máy tính và công nghệ thông tin cho các trường đại học, cao đẳng, trung cấp…

Với những cơ hội nghề nghiệp nêu trên, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành hệ thống thông tin quản lý có thể làm việc ở những công ty, doanh nghiệp, ngân hàng, các tổ chức tín dụng, tài chính; các công ty, tổ chức có lượng dữ liệu lớn, các công ty liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin; các viện nghiên cứu về công nghệ thông tin; các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học,…

Qua một cuộc khảo sát nhỏ vào năm 2024, thì có thể thấy đây là một ngành khá triển vọng với sinh viên tốt nghiệp chúng ta. Một số ví dụ về nơi làm việc như: các ngân hàng (ACB, Bắc Á. Eximbank,..); các doanh nghiệp phần mềm dịch vụ (IBM, CSC, TMA, FPT,...); các công ty viễn thông (Viettel, FPT), sàn thương mại điện tử, các công ty sản xuất.

Việc làm ngân hàng tại Hà Nội

5. Mức lương ngành Hệ thống thông tin

Là một ngành nghề khá “hot” hiện nay, đây được coi là một ngành có mức lương khá hấp dẫn được phổ biến trong khoảng từ 8 - 15 triệu tùy theo năng lực và kỹ năng kinh nghiệm của bạn.

Mức lương ngành Hệ thống thông tin
Mức lương ngành Hệ thống thông tin

6. Những yêu cầu về tố chất ngành nghề Hệ thống thông tin

Thực sự để theo được ngành này bạn cần phải có cho mình một số tố chất sau đây để có thể thích nghi được với kiến thức và công việc

Có niềm yêu thích và đam mê với công nghệ cũng như phần mềm;

Có khả năng tư duy, sáng tạo và nhạy bén;

 Những yêu cầu về tố chất ngành nghề Hệ thống thông tin
 Những yêu cầu về tố chất ngành nghề Hệ thống thông tin

Tính cẩn thận, chính xác trong công việc;

Khả năng chịu áp lực cao;

Ham học hỏi, có trí thông minh và tính sáng tạo;

Khả năng về ngoại ngữ;

Khả năng làm việc nhóm.

Và phía trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất để trả lời được cho mình câu hỏi “Hệ thống thông tin là gì”. Hy vọng với những thông tin ngắn gọn bạn sẽ có được cái nhìn định hướng tốt nhất cho tương lai.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem26193 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT