Tìm hiểu giải pháp nhân sự - kinh doanh mới: HRBP là gì?
Theo dõi work247 tạiMô hình thành viên HRBP đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp đưa vào áp dụng như một phương pháp thần kỳ giúp cải thiện hiệu suất công việc và thúc đẩy quá trình phát triển lâu dài, bền vững hơn. Vậy HRBP là gì mà ảnh hưởng lớn đến các công ty như vậy? Mô hình này có những ưu điểm gì và làm sao để xây dựng nó?
1. Giải thích khái niệm HRBP là gì?
Theo sự phát triển ngày càng mở rộng của nền kinh tế và các doanh nghiệp trong và ngoài nước, ngày càng nhiều những mô hình, công việc mới được sáng tạo ra giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn bộ công ty nói chung cũng như từng nhân viên cá nhân nói riêng. HRBP chính là một trong những cái mới mẻ được sản sinh từ nhu cầu ấy.
HRBP là từ viết tắt của cụm từ Human Resource Business Partner, có nghĩa là “Nhân sự đối tác kinh doanh”. Khái niệm này lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1997 trong cuốn sách nghiên cứu về quản lý nguồn nhân lực của tác giả Dave Ulrich. HRBP là mô hình được đưa ra trên ý kiến cho rằng bộ phận nhân sự, quản lý nguồn nhân lực của công ty, cũng có ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các hoạt động kinh doanh.
Thực tế cũng cho thấy, bộ phận nhân sự đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của một doanh nghiệp. Đây là bộ phận quản lý con người, đó là yếu tố then chốt để xây dựng nên một tập thể tổ chức mà chính tay họ thực hiện các chiến lược kinh doanh được bày ra bởi các nhà lãnh đạo.
Trải qua biết bao thử thách, thử nghiệm từ lúc mới xuất hiện trong giới nhân sự, HRBP ngày càng chứng tỏ mình là một giải pháp đúng đắn, tiến bộ, góp phần xây dựng một doanh nghiệp tốt hơn và làm việc hiệu quả hơn. Như cái tên “nhân sự - đối tác kinh doanh” của nó, HRBP không chỉ là một vị trí nhân sự bình thường chịu trách nhiệm quản lý nhân viên như bình thường mà đã được nâng lên thành đối tác kinh doanh. Lúc này, người làm HRBP phải là những người đồng hành cùng các phòng ban khác trong công ty, giúp đỡ hợp tác với nhau thuận lợi hơn để cùng phát triển.
Xem thêm: Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh
2. Vai trò, trách nhiệm của HRBP
Với những lợi ích trực tiếp và gián tiếp mà HRBP đem lại, ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn áp dụng mô hình HRBP vào trong cấu trúc vận hành của công ty. Vậy vì sao, lý do gì có thể giải thích cho sự phát triển vượt trội và nhanh chóng như vậy của HRBP?
2.1. Quản lý nguồn nhân lực
Đúng vậy, một cái nền của HRBP chính là HR (Human Resource), quản lý nguồn nhân lực. Đây là công việc cơ bản mà thực chất chỉ đôi khi HRBP mới phải tận tay thực hiện. Công việc này bao gồm rất nhiều những hoạt động trong ban ngành nhân sự, thực hiện các hoạt động tuyển dụng đầu vào, đánh giá hoạt động nhân sự hằng ngày,...
Quản lý nguồn nhân lực là một khả năng làm việc mà bất kỳ một HRBP nào cũng phải có để có nền tảng phát huy những kỹ năng, kiến thức khác trong mối quan hệ với bộ phận nhân sự của công ty và nhân viên. Đôi khi, HRBP còn là người thực hiện nhiệm vụ đào tạo trực tiếp nhân viên mới có tiềm năng trở thành một HRBP cho doanh nghiệp tùy theo những chính sách nhân sự cụ thể trên tình hình, năng lực.
Xem thêm: Việc làm nhân sự
2.2. Đối tác chiến lược
Vị trí HRBP khác những chức năng HR cơ bản ở chỗ “đối tác kinh doanh”. Thật vậy, HRBP là người phối hợp với các bộ phận khác và ban lãnh đạo xây dựng nên các mục tiêu, chiến lược hoạt động kinh doanh của công ty sao cho phù hợp nhất. Họ sẽ phải xây dựng các chiến lược theo hướng phát triển đồng đều và phù hợp, đưa hầu hết các vấn đề vào để thảo luận ra chiến lược kinh doanh hoàn hảo nhất.
Nhiệm vụ của người phụ trách hành vi nhân sự là đưa ra các lời khuyên và thực hiện các điều chỉnh để khắc phục những vấn đề về nhân sự trong chiến lược kinh doanh, đồng thời định hình và áp dụng các chiến lược nhân sự mới để đảm bảo mọi hoạt động diễn ra một cách suôn sẻ theo ý đồ của lãnh đạo. Việc chỉnh lý, tái cấu trúc nhân sự này sẽ tạo ra nhiều thuận lợi trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như giúp các cá nhân có thể thể hiện ra năng lực xuất chúng của mình.
2.3. Quản lý vận hành, hoạt động
HRBP là người sẽ đưa ra các phương pháp, chính sách đánh giá công việc. Tùy vào từng công ty, tính chất và tình trạng công việc mà mỗi HRBP sẽ có những cách thức giám sát nhân viên, theo dõi hiệu suất công việc và đánh giá khác nhau.
Để đảm bảo quá trình vận hành, hoạt động kinh doanh của công ty được ổn định và có những định hướng đúng đắn hơn, công việc của HRBP thường xuyên phải cung cấp những giải pháp cải tiến, nâng cao. Sự thay đổi và bổ sung trong phương pháp vận hành, quản lý sẽ giúp nhân viên được thúc đẩy và tạo động lực để làm việc tốt hơn.
2.4. Phản ứng với các vấn đề và hòa giải nhân sự
Vì tính chất công việc của HRBP liên quan đến con người, vậy nên họ cần sự linh hoạt để giải quyết các vấn đề này sinh trong công việc cũng như những vấn đề cần hòa giải giữa các nhân viên trong doanh nghiệp với nhau. Ở đây, bất kỳ khi nào có những tình huống mang tính rủi ro, ảnh hưởng đến chất lượng việc làm của nhân viên như khiếu nại, thắc mắc hay mâu thuẫn xảy ra, HRBP là người đầu tiên phản ứng để giải quyết ngay lập tức, tránh cho những tác động xấu ảnh hưởng đến hoạt động, mục tiêu kinh doanh.
Bên cạnh những kỹ năng giải quyết vấn đề, HRBP còn được yêu cầu phải ứng phó trước các tình huống có thể xảy ra và giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của chúng cho doanh nghiệp, giữ vững sự ổn định trong môi trường làm việc của mọi nhân viên.
3. Làm gì để trở thành HRBP trong doanh nghiệp?
Để trở thành một HRBP trong doanh nghiệp, bạn cần chăm chỉ bồi dường cho mình rất nhiều những kiến thức về hoạt động quản lý và kinh doanh. Như đã thấy trên mô tả công việc, nhiệm vụ phía trên, HRBP là công việc đòi hỏi bạn phải có kiến thức sâu rộng cả về mảng nhân sự lẫn mảng kinh doanh.
Một HRBP phải hiểu rõ ràng và kỹ càng về mọi hoạt động trong toàn bộ quá trình nhân sự. Một HRBP Specialist (chuyên viên HRBP) được yêu cầu sự hiểu biết về mô hình kinh doanh, những kiến thức kinh doanh cơ bản làm nên chuỗi giá trị của doanh nghiệp. Đồng thời, họ cần khả năng phân tích và đề ra kế hoạch, chiến lược nhân sự theo cấu trúc và đặc điểm phù hợp cũng như công tác tuyển dụng.
Đối với HRBP ở tầng cao hơn, công việc được mở rộng thêm với hoạt động định hướng và phát triển nghề nghiệp cho công nhân và xem xét tư vấn xây dựng bảng đánh giá thành tích sao cho công bằng, hiệu quả và phù hợp. Ở tầng cao nhất, HRBP thậm chí còn sắp xếp, thiết lập các danh mục phần thưởng và đóng góp vào quá trình chiến lược, trở thành đối tác đáng tin cậy, đắc lực giúp cả công ty đi lên theo mục tiêu đã đề ra.
Xem thêm: Chính sách nhân sự là gì - Các nội dung quan trọng và ý nghĩa
4. Mức lương trong mơ của HRBP
Chính vì sự đóng góp tuyệt vời của vị trí HRBP vào sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp, công việc này ngày càng mang những yếu tố chủ chốt đối với công ty. Hơn thế nữa, những yêu cầu cao về kỹ năng và kiến thức chuyên môn khiến cho số lượng nhân sự cung ứng được cho vị trí này trở nên khan hiếm. Từ đó, các công ty thường trả lương khá cao cho một HRBP tài năng về làm việc cho tổ chức của mình.
Một HRBP Specialist thường sẽ nhận mức lương từ 15 – 20 triệu đồng/tháng cho những chức năng sơ đẳng của mô hình HRBP. Mức lương sẽ được tăng lên từ 30 – 40 triệu/tháng khi bạn sở hữu năng lực làm việc tuyệt vời của một HRBP Supervisor (Giám sát HRBP). Vị trí cao nhất của HRBP là HRBP Manager (Quản lý HRBP) thường là những người có kinh nghiệm và kỹ năng đáng nể thì cũng sẽ nhận một mức lương mà có lẽ là mơ ước của tất cả mọi người, từ khoảng 45 – 60 triệu/tháng.
Mô hình nhân sự HRBP ngày càng là lựa chọn mà rất nhiều doanh nghiệp tin dùng để cải thiện cấu trúc nhân sự và phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Sau khi đã tìm hiểu HRBP là gì, những nhiệm vụ của HRBP, yêu cầu về năng lực và kiến thức trong ngành nhân sự và sơ bộ mức lương, mong rằng các bạn đã hiểu và có thể áp dụng những thông tin này vào cuộc sống của bản thân.
1304 0