Hướng ngoại là gì? Thông tin từ A đến Z của người hướng ngoại
Theo dõi work247 tạiBạn có thường là trung tâm của một bữa tiệc, người khuấy động trò chơi hay là người đứng lên phát biểu giới thiệu bản thân trong một cuộc tán gẫu nhóm? Điều đó nói lên gì ở tính cách của bạn, bạn có phải người hướng ngoại không? Hãy tìm hiểu với mình hướng ngoại là gì, các thông tin về thuật ngữ tâm lý này nhé!
1. Hướng ngoại là gì
Hướng ngoại là một trong những đặc điểm trong tâm lý học được nghiên cứu nhiều nhất. Ở mức độ khái quát thì hướng ngoại phản ánh một người quan tâm và thích giao tiếp xã hội. Hướng ngoại được mô tả là một tính cách có đặc điểm đặc trưng là thích giao lưu, năng lượng cao, hoạt ngôn.
Bác sĩ tâm thần học Carl Jung đã sử dụng những thuật ngữ này để mô tả cách mọi người định hướng năng lượng của họ. Người hướng ngoại nhận được năng lượng của họ từ các hoạt động, con người và sự kiện bên ngoài. Những người hướng ngoại có xu hướng tìm kiếm niềm vui trong sự yêu thích và công nhận của người khác, đồng thời họ cũng ưu thích giao lưu. Họ có xu hướng trở thành trung tâm của sự chú ý do họ phát triển mạnh nhờ sự phấn khích và họ cũng rất nhiệt tình, năng nổ.
Một tính cách hướng ngoại sẽ có đặc điểm phụ là thân thiện, thích giao du, quyết đoán, thích hoạt động, có xu hướng tìm kiếm sự phấn khích và vui vẻ. Những người hướng ngoại được tràn đầy năng lượng và phát triển mạnh mẽ khi ở bên người khác. Họ thích thú với các hoạt động liên quan đến các cuộc gặp lớn như bữa tiệc, hoạt động cộng đồng, các hoạt động chính trị hoặc kinh doanh. Người hướng ngoại sẽ có xu hướng làm việc nhóm tốt do họ cảm thấy vui vẻ và tận hưởng khi ở bên người khác.
Xem thêm: [Ambivert là gì?] Nghề nghiệp lý tưởng cho người Ambivert!
2. Lịch sử nghiên cứu hướng ngoại
Thuật ngữ hướng ngoại (Extroversion) và hướng nội (Introversion) được phát triển bởi nhà tâm lý học, bác sĩ tâm thần học Thụy Sĩ Carl Jung vào năm 1921. Trong các loại tâm lý thì Carl Jung đã mô tả cách người hướng ngoại tương tác với các kích thích từ bên ngoài. Ông tin rằng những người hướng ngoại hướng tính cách của họ ra bên ngoài, tới những người khác và thu lại năng lượng từ những cuộc gặp gỡ. Trong khi đó, người hướng nội lại tập trung năng lượng của họ vào bên trong, hướng tới các hoạt động đơn độc và nội tâm hơn.
Nhà tâm lý học Hans Eysenck sau khi nghiên cứu đã tuyên bố rằng tính cách hướng ngoại là một trong những khía cạnh quan trọng của nhân cách con người. Ông đã phát triển một mô hình tính cách, tập trung vào các đặc điểm hướng ngoại và loạn thần kinh. Sau khi nghiên cứu đối tượng của mình, Eysenck đã rút ra kết luận rằng tính cách con người có thể được hiểu bằng cách sử dụng thang đo hướng nội - hướng ngoại và chứng rối loạn thần kinh ổn định về cảm xúc.
Ngày nay, sự hướng ngoại là một trong những thước đo quan trọng để đánh giá tính cách con người. Hướng ngoại cùng với sự cởi mở, tận tâm, dễ chịu và tâm lý bất ổn tạo thành mô hình tính cách năm yếu tố (Big Five). Những đặc điểm này thường được sử dụng để cung cấp các thước đo khái quát về tính cách của mỗi cá nhân.
Xem thêm: Việc làm trưởng phòng đối ngoại
3. Sự hướng ngoại có liên quan đến khoa học và tâm lý
Hướng ngoại có liên quan đến sự hoạt động ở các vùng thùy trán. Trong một nghiên cứu năm 1999, những người tham gia đã được chụp cắt lớp PET để đo lưu lượng máu nào của họ. Kết quả cho thấy không có gì khác nhau về lưu lượng máu não ở người hướng nội và người hướng ngoại, tuy nhiên CBF lại có sự khác biệt lớn tại một vùng cụ thể của não. Người hướng nội có lưu lượng máu tăng lên ở thùy trán, trong khi người hướng ngoại có lưu lượng máu thấp hơn ở các vùng liên quan đến ức chế hành vi.
Xem thêm: Làm sao để trở thành một thực tập hướng dẫn viên du lịch?
Người hướng ngoại có xu hướng nhạy cảm hơn với các hành động, động cơ tích cực, và điều đó có thể liên quan đến dopamine (chất truyền dẫn thần kinh có liên quan đến sự hạnh phúc và động lực thúc đẩy sự khen thưởng). Người hướng ngoại có nhiều thụ thể dopamine hơn ở não giữa sẽ có tiềm năng cảm nhận về động lực tìm kiếm sự khen thưởng cho mình.
Ngoài việc liên quan đến các hoạt động của não bộ ra thì tính cách hướng ngoại còn được hình thành dựa trên trên quá trình nuôi dưỡng. Các yếu tố môi trường sống của một người đóng góp rất lớn vào quá trình hình thành nhân cách của người đó. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ có tuổi thơ gắn bó với cha mẹ trong sự an toàn thường có xu hướng phát triển tính cách hướng ngoại hơn.
Bên cạnh đó, con cái của những cha mẹ có hành vi bảo bọc con cái quá đà sẽ khiến trẻ có tính cách hướng nội hơn là những đứa trẻ tiếp xúc và va vấp với thế giới bên ngoài hơn. Đồng thời, có nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ bị cha mẹ chúng dạy dỗ nghiêm khắc, có sử dùng bạo lực thường sẽ trở nên trầm tính và hướng nội hơn.
4. Bạn có phải là một người hướng ngoại
Những người có mức độ hướng ngoại cao thường cảm thấy thoải mái nhiều hơn trong các tình huống giao tiếp xã hội. Họ hoạt ngôn, vui vẻ và trở thành trung tâm của sự chú ý ngay cả đó là một nhóm người lạ. Người hướng ngoại thích tham gia và gặp gỡ những người mới và thích nắm quyền lãnh đạo. Nhìn chung, những người này có một mạng lưới quan hệ xã hội rộng lớn, có nhiều bạn bè và người quen biết do hành vi hướng ngoại của họ.
Người hướng ngoại thích nổi bật trước đám đông, nhận sự yêu thích và chú ý của mọi người nên họ dễ mở lòng và diễn đạt suy nghĩ của mình để khiến người đối diện cảm thấy dễ nói chuyện và thân thiết. Đây là những người có kỹ năng tốt trong việc xử lý các tình huống mang tính chất xã hội.
Họ là một người thích nổi bật và việc làm lãnh đạo, người dẫn đầu sẽ thu hút được sự chú ý từ người xung quanh. Đồng thời họ cũng rất quyết đoán nên vị trí lãnh đạo rất phù hợp với họ. Bởi vậy, những người có tính cách hương ngoại thường làm các công việc tương tác nhiều với người khác như giảng dạy, luật sư, chính trị gia, bán hàng, ngoại giao, truyền thông,...
Bởi vì năng lượng của người hướng ngoại đến từ xung quanh và những người khác nên họ sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn khi ở trong tập thể và cảm thấy cô đơn hơn khi ở một mình. Nếu bị cô lập và không tiếp xúc với ai lâu họ có thể trở nên trầm cảm và mất đi năng lượng vốn có của mình.
Nếu bạn có những đặc điểm trên thì bạn có thể là người hướng ngoại. Tuy nhiên thế giới không chia một nửa hướng ngoại và hướng nội. Bạn hoàn toàn có thể không phải là một trong hai loại tính cách trên. Có thể bạn là người hoàn toàn hướng ngoại và có đầy đủ những tính cách trên hoặc chỉ có đa số, có một nửa, ít hoặc không có đặc điểm nào.
Bạn đôi lúc thích giao tiếp với mọi người, đôi lúc muốn tự dành không gian cho bản thân, tùy vào từng trường hợp và nhu cầu. Bạn có thể là một Ambivert, người nửa hướng ngoại, người nửa hướng nội. Ngoài ra, tính cách của bạn có thể thay đổi trong suốt cuộc đời nên sẽ việc hướng ngoại hay hướng nội cũng sẽ khác đi theo thời gian.
Xem thêm: Hướng nội là gì? Những nghề hợp với người hướng nội
Với những thông tin trên mong rằng các bạn đã hiểu được hướng ngoại là gì, bản thân mình có phải là người hướng ngoại hay không dựa trên các đặc điểm tính cách của mình. Bật mí một điều cuối cùng cho các bạn rằng những người có cách cư xử hướng ngoại thì thường có xu hướng hạnh phúc hơn đó.
1718 0