Hoạt động thương mại là gì? Nguyên tắc trong hoạt động thương mại

Theo dõi work247 tại
Trần Hải Minh tác giả work247.vn Tác giả: Trần Hải Minh

Để đánh giá sự phát triển của một quốc gia thì không chỉ nền kinh tế trong nước mà còn được thể hiện qua các yếu tố như kim ngạch xuất nhập khẩu, trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam với các nước trong khu vực, sự phát triển hoạt động thương mại trong bối cảnh kinh tế thế giới. Do vậy, hoạt động thương mại đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế cả nước và cả các thành phần kinh tế trong nước. Vậy hoạt động thương mại là gì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Cv xin việc mẫu

1. Bạn hiểu hoạt động thương mại là gì?

Bạn hiểu hoạt động thương mại là gì?
Bạn hiểu hoạt động thương mại là gì?

- Hiểu theo một nghĩa bao quát thì hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi đồng nghĩa bạn đang hoạt động kinh doanh. Theo luật K2 Đ4 Luật doanh nghiệp ban hành năm 2005 quy định rằng: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một hay một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”. Hoạt động thương mại (kinh doanh) được thực hiện trên rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như lưu thông hàng hóa, sản xuất và dịch vụ.

Tóm lại, hoạt động thương mại không chỉ là các hoạt động mua – bán hàng, cung ứng dịch vụ mà nó còn có thể hoạt động đầu tư cho sản xuất dưới các hình thức đầu tư trực tiếp và gián tiếp.

- Hiểu theo nghĩa hẹp hơn thì hoạt động thương mại giúp cho doanh nghiệp đạt mục đích sinh lời. Các hoạt động trong thương mại bao gồm cung ứng dịch vụ, mua bán hàng hóa, xúc tiến thương mại, đầu tư và các hoạt động có khả năng sinh lời khác.

Xem thêm: Việc làm thương mại điện tử

2. Các lĩnh vực trong hoạt động thương mại

Các lĩnh vực trong hoạt động thương mại
Các lĩnh vực trong hoạt động thương mại

Theo luật thương mại thì hoạt động kinh doanh thương mại chỉ được tập trung vào 2 khâu dịch vụ và lưu thông và không bao hàm khâu đầu tư cho sản xuất.

Hai lĩnh vực chủ yếu trong hoạt động thương mại mà chủ yếu các doanh nghiệp áp dụng đó là thương mại dịch vụ và thương mại hàng hóa. Cụ thể 2 lĩnh vực hoạt động thương mại như sau:

- Đối với cung ứng dịch vụ -Thương mại dịch vụ

Cung ứng dịch vụ -Thương mại dịch vụ
Cung ứng dịch vụ -Thương mại dịch vụ

Đây là hoạt động thương mại có một bên chịu trách nhiệm cung ứng dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán. Bên sử dụng dịch vụ sẽ được gọi là khách hàng có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ các khoản tương ứng theo khoản 9, điều 3, luật thương mại 2005.

- Đối với mua bán hàng hóa – Thương mại hàng hóa

Mua bán hàng hóa – Thương mại hàng hóa
Mua bán hàng hóa – Thương mại hàng hóa

Đây là hoạt động thương mại, trong đó bên bán có nghĩa vụ phải giao hàng và chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người bên mua nhận và thành toán hàng. Đổi lại, bên mua hàng phải có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán và nhận hàng đã được chuyển quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận đưa ra tại khoản 8, điều 3, luật thương mại 2005.

Ngoài ra, hoạt động buôn bán hàng hóa có những thương nhân chuyên kinh doanh mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đồng thời đảm nhiệm vị trí nhà sản xuất. Do vậy mà pháp luật thương mại cũng có một số nội dung liên quan đến sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ, kiểm tra chất lượng sản phẩm và cấp quyền sở hữu trí tuệ.

Tìm việc làm online

3. Những đặc điểm của hoạt động thương mại

Những đặc điểm của hoạt động thương mại
Những đặc điểm của hoạt động thương mại

Hoạt động thương mại là một trong những hoạt động kinh doanh có những đặc điểm như dưới đây:

- Chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh: là các mối quan hệ giữa các thương nhân hoặc ít nhất một bên là thương nhân để thực hiện các hoạt động trao đổi, buôn bán trong kinh doanh thương mại có tính chất nghề nghiệp.

Thương nhân ở đây bao gồm các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp hay các cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập và thường xuyên có đăng ký giấy phép kinh doanh quy định theo điều 6, luật thương mại.

- Mục đích chính của người tham gia hoạt động thương mại: đều hướng tới mục đích tạo ta lợi nhuận lớn.

- Nội dung hoạt động thương mại: có 2 lĩnh vực hoạt động thương mại cơ bản đó là mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Bên cạnh đó cũng có các hình thức đầu tư nhằm kiếm thêm lợi nhuận cũng được coi là một hoạt động thương mại.

Căn cứ dựa theo khái niệm về “hoạt động thương mại” được quy định tại khoản 1, điều 3 Luật Thương mại được ban hành năm 2005 để xác định những hoạt động chính trong hoạt động thương mại sau đây:

Ít nhất một trong các bên được xác định là thương nhân
Ít nhất một trong các bên được xác định là thương nhân

Thứ nhất, các chủ thể tham gia hoạt động thương mại thì có ít nhất một trong các bên được xác định là thương nhân.

Như đã đề cập ở phần trên thì thương nhân là những người thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại bao gồm: tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại và thường xuyên đăng ký giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trong đó, tổ chức kinh tế sẽ thực hiện các hoạt động kinh doanh để thu về lợi nhuận thông qua các hình thái doanh nghiệp như là liên hiệp tác xã, hợp tác xã,…

Thứ hai, mục tiêu hướng tới của cả hai bên khi hoạt động thương mại đều nhằm thu được lợi nhuận.

Cũng giống như các hoạt động kinh doanh khác thi hoạt động thương mại dù dưới mọi hình thức nào là mua bán hang hóa, cung cấp dịch vụ hay những hoạt động xúc tiến thương mại như việc tổ chức quảng cáo, khuyến mại thì cũng đều nhằm mục đich tạo ra lợi nhuận. Các hoạt động đó giúp doanh nghiệp có thể trao đổi hành hóa, giao lưu thương mại, đảm bảo tạo ra nguồn thu nhập ổn định và được một khoản lợi nhuận lớn từ những hoạt động này.

Thu được lợi nhuận
Thu được lợi nhuận

Thứ ba, hoạt động thương mại được thể hiện qua nhiều hình thức khách nhau nhưng sẽ được xác định chủ yếu thông qua hai nhóm hoạt động đó là: cung ứng dịch vụ và mua bán hàng hóa.

Thứ tư, theo quy định của pháp luật thì chủ thể hoạt động kinh doanh thương mại được phép kinh doanh tất các loại hàng hóa, dịch vụ trên tất cả các lĩnh vực, ngành nghề được sự cho phép của pháp luật.

Thứ năm, phạm vi thực hiện hoạt động thương mại không chỉ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà còn được mở rộng ra cả khu vực thế giới để hội nhập với nền kinh tế thế giới và theo kịp xu hướng toàn cầu hóa, mở cửa kinh tế. Thông qua những hoạt động thương mại đó, Việt Nam cũng có thể khẳng định vị thế của mình với các quốc gia trên trường quốc tế.

Xem thêm: Học Ngành Thương mại điện tử ra làm gì? Cơ hội việc làm ra sao

4. Những nguyên tắc trong hoạt động thương mại

Để giúp các chủ thể tham gia hoạt động thương mại một cách dễ dàng hơn thì chúng ta cần tuân thủ theo những nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc bình đẳng của thương nhân trước pháp luật

Nguyên tắc bình đẳng của thương nhân trước pháp luật
Nguyên tắc bình đẳng của thương nhân trước pháp luật

Căn cứ theo điều 10 Luật Thương mại ban hành năm 2005 quy định rằng: “thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đều được bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động thương mại”. Các quyền hoạt động thương mại của thương nhân hợp pháp đều được nhà nước bảo hộ. Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của pháp luật cho phép.

- Nguyên tắc được tự nguyện, tự do thỏa thuận

Các bên trong hoạt động thương mại có quyền tự do thỏa thuận, trao đổi, đàm phán theo quy định của pháp luật và không được trái với các thuần phong mỹ tục, chuẩn mực đạo đức xã hội. Nhà nước tôn trọng và bảo vệ quyền tự do, tự nguyện của các chủ thể trong hoạt động kinh doanh.

- Nguyên tắc áp dụng các thói quen được thiết lập giữa hai bên

Nguyên tắc áp dụng các thói quen được thiết lập giữa hai bên
Nguyên tắc áp dụng các thói quen được thiết lập giữa hai bên

Căn cứ theo khoản 3, điều 3, luật thương mại năm 2005 quy định những thói quen trong hoạt động thương mại là những quy tắc xử lí có nội dung rõ ràng được sự chấp thuận giữa các bên và đã được áp dụng trong một thời gian dài. Các bên trong hoạt động thương mại sẽ mặc nhiên thừa nhận và xác định đó là quyền và nghĩa vụ của họ.

- Nguyên tắc áp dụng các tập quán

Tập quán thương mại được hiểu là hoạt động thương mại trên một vùng, một miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng và được các bên thừa nhận quyền và nghĩa vụ trong hoạt đọng thương mại.

Theo điều 13, luật thương mại năm 2005 có nêu rằng: những trường hợp không được pháp luật quy định và giữ các bên không có thảo thuận thói quen được thiết lập thì sẽ được áp dụng tập quán thương mại nhưng phải đảm bảo tuân theo nguyên tắc quy định trong Bộ luật dân sự.

- Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng

Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng
Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng

Thương nhân, tổ chức, cá nhân khi thực hiện các hoạt động thương mại có nghĩa vụ phải cung cấp đầy đủ thông tin, trung thực cho người tiêu dùng về hàng hóa, sản phẩm dịch vụ mà mình kinh doanh và phải chịu trách nhiệm về độ chính xác của những thông tin đó.

- Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu

Trong hoạt động kinh doanh thương mại thì cá thông điệp dữ liệu sẽ đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn và kỹ thuật theo các quy định của nhà nước được thừa nhận và có giá trị pháp lý tương đương với văn bản.

 Hoạt động thương mại
 Hoạt động thương mại

Tóm lại, hoạt động thương mại là một trong những phạm trù đặc thù của quan hệ kinh doanh thương mại. Việc thực hiện hoạt động thương mại cũng giúp nền kinh tế Việt Nam có thể giao thương với các nền kinh tế lớn trên thế giới. Đồng thời nâng cao vai trò cũng những nhà đầu tư, thương nhân cũng như các tổ chức, các nhân đóng góp công sức vào việc xây dựng và phát triển nền kinh tế nước nhà.

Mong rằng qua bài viết trên đã giúp các bạn có thể hiểu hơn hoạt động thương mại là gì và có thêm những kiến thức để tham gia vào hoạt động thương mại trong và ngoại nước. Môi các nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động thương mại và thu về được nhiều lợi nhuận cũng chính là đang làm già cho nền kinh tế nước nhà ngày càng phát triển.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2604 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT