Tìm hiểu khái niệm và các hình thức tạm nhập tái xuất khẩu là gì?

Theo dõi work247 tại
Hằng Lê tác giả work247.vn Tác giả: Hằng Lê

Ngày nay hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng phát triển và lớn mạnh ở nước ta. Việc xuất khẩu hàng hóa đi ra và nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam cũng ngày càng đơn giản hơn. Công cuộc xuất nhập khẩu đã đem lại nhiều lợi ích về kinh tế và quan hệ ngoại giao cho nước ta. Bên cạnh những hoạt động xuất nhập khẩu thông thường thì vẫn có những hình thức khác có thể kể đến như tạm nhập tái xuất khẩu. Việc tìm hiểu tạm nhập tái xuất khẩu là gì sẽ giúp cho chúng ta hiểu được vì sao nhiều doanh nghiệp lại ưa chuộng sử dụng hình thức này trong công cuộc xuất nhập khẩu đến vậy.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Tìm việc làm nhanh

1. Tìm hiểu tạm nhập tái xuất khẩu là gì?

Tạm nhập có nghĩa là nhập khẩu hàng hóa vào lãnh thổ Việt Nam một cách tạm thời, trong thời gian ngắn. Theo thường lệ thì khi nhập khẩu hàng hóa vào một quốc gia thì hàng hóa đó sẽ được lưu trữ tại quốc gia đó để có thể cung cấp ra thị trường hoặc để doanh nghiệp sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh của mình và có sản phẩm đó được lưu thông trong lãnh thổ Việt Nam. Và với hình thức tạm nhập hàng hóa thì những hàng hóa đó sẽ không được lưu thông trong thị trường của Việt Nam mà sẽ chờ một thời gian ngắn để được đem đi xuất khẩu sang một nước thứ ba khác nữa.

Hình thức Tạm nhập tái xuất khẩu
Hình thức Tạm nhập tái xuất khẩu

Tái xuất là một giai đoạn diễn ra sau của hình thức tạm nhập hàng hóa. Khi hàng hóa được làm xong các thủ tục về hải quan để nhập khẩu vào Việt Nam thì sẽ được tái xuất khẩu đem tới cho một quốc gia khác. Về bản chất của hình thức này đó là hàng hóa sẽ được xuất nhập khẩu đi 2 lần, một lần xuất khẩu đi ở nước đầu tiên rồi sau đó sẽ được tạm nhập ở tại Việt Nam xong sau đó lại được thực hiện xuất khẩu sang tới một nước khác, và hình thức đó gọi là tái xuất khẩu.

Dựa vào quy định theo điều Luật Hải quan được ban hành năm 2014 kèm theo cả Nghị định số 69/2018/NĐ-CP thì có định nghĩa về hình thức tạm nhập tái xuất là việc một người làm kinh doanh tại Việt nam có nhập khẩu một hàng hóa từ một quốc gia, hàng hóa đó được làm và hoàn thành đầy đủ các thủ tục về hải quan để nhập khẩu vào Việt Nam, kế tiếp người kinh doanh này sẽ lại hoàn thiện các thủ tục hải quan cho chính món hàng đó để xuất khẩu sang một quốc gia khác nữa, quốc gia đó có thể chính là quốc gia đã xuất khẩu sang ban đầu. Bên cạnh đó cũng có quy định về thời gian lưu trữ hàng hóa tại Việt Nam đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất sẽ không quá 60 ngày kể từ thời điểm người kinh doanh đó làm thủ tục hải quan tạm nhập vào nước ta.

Xem thêm: Việc làm nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu

2. Hình thức tạm nhập tái xuất khẩu là gì?

Hiện nay tại Việt Nam đã có đến 5 hình thức tạm nhập tái xuất dựa theo quy định của Nghị định số 69/2018/NĐ-CP:

2.1. Tạm nhập tái xuất khẩu dựa theo hình thức kinh doanh

Để có thể thực hiện hình thức kinh doanh tạm nhập tái xuất khẩu thì người thực hiện kinh doanh đó phải tuân theo những điều như sau:

Hàng hóa kinh doanh cần tuân theo điều kiện:

- Những hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất khẩu mà có điều kiện sẽ bao gồm:

+ Các thực phẩm đông lạnh như thịt hoặc các phụ phẩm có dạng thịt có thể ăn được sau khi đã giết mổ, các loại nội tạng động vật,...

Tạm nhập tái xuất khẩu dựa theo hình thức kinh doanh
Tạm nhập tái xuất khẩu dựa theo hình thức kinh doanh

+ Các hàng hóa phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như bia được sản xuất từ malt, thuốc lá, rượu, xì gà,...

+ Các loại hàng hóa đã qua sử dụng có thể kể đến như máy hút bụi, lò vi sóng, tủ đông,...

- Để có thể được thực hiện quá trình tạm nhập tái xuất khẩu với các mặt hàng kinh doanh có điều kiện thì người kinh doanh đó phải tuân theo những điều như sau:

+ Doanh nghiệp phải được thành lập một cách hợp pháp dựa theo quy định của pháp luật doanh nghiệp và được cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất khẩu hàng hóa do Bộ công thương cấp.

+ Những hạn chế trong việc sử dụng hình thức tạm nhập tái xuất khẩu là gì? Cụ thể đó là không được thực hiện ủy thác hoặc nhận lại ủy thác về tạm nhập tái xuất khẩu đối với các hàng hóa tạm nhập tái xuất phải thực hiện theo điều kiện; không được thực hiện việc chuyển đổi loại hình kinh doanh từ đang tạm nhập tái xuất khẩu lại chuyển sang hình thức nhập khẩu hàng hóa để có thể tiêu thụ các hàng hóa tạm nhập tái xuất có điều kiện ở bên trong nội địa.

+ Vận đơn đường biển của các hàng hóa tạm nhập tái xuất khẩu cần phải là vận đơn chỉ đích danh, trên đó có ghi rõ về Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất khẩu của doanh nghiệp đó hoặc kèm theo mã số giấy phép được kinh doanh tạm nhập tái xuất khẩu được Bộ công thương cấp.

Đối với hàng hóa bị cấm lưu hành, cấm xuất nhập khẩu tại Việt Nam:

Nếu doanh nghiệp nào muốn thực hiện kinh doanh các hàng hóa tạm nhập tái xuất đối với loại hàng hóa đã bị cấm thực hiện xuất nhập khẩu hoặc chưa được phép lưu hành trong nội địa,... thì phải được cấp giấy phép kinh doanh tạm nhập tái xuất khẩu từ Bộ công thương

Tạm nhập tái xuất khẩu dựa theo hình thức kinh doanh
Tạm nhập tái xuất khẩu dựa theo hình thức kinh doanh

Đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất khẩu không nằm trong trường hợp của 2 loại hàng hóa trên thì người kinh doanh đó phải thực hiện các thủ tục tạm nhập tái xuất khẩu ở các cơ quan hải quan thì mới được cấp phép hoạt động.

Viết CV online

2.2. Thực hiện tạm nhập tái xuất dựa theo hợp đồng cho thuê, mượn

Người kinh doanh sẽ được ký kết hợp đồng với các thương nhân đến từ nước ngoài đối với các hàng hóa tạm nhập tái xuất khẩu để bảo hành , thuê, mượn ngoại trừ trường hợp đó là hàng hóa bị cấm xuất khẩu hay nhập khẩu hoặc đã bị ngừng xuất nhập khẩu. Sau khi các hoạt động đó được diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định thì người thực hiện kinh doanh đó sẽ tiếp tục tái xuất các hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ của Việt Nam.

Hình thức ký kết hợp đồng này không có quy định cụ thể gì về thời gian hàng tạm nhập đó tái xuất và lưu trữ ở Việt Nam, đây là điểm khác biệt với hình thức kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất.

Mỗi trường hợp hoặc mặt hàng hay trang thiết bị sẽ có thời gian bảo hành, bảo dưỡng khác nhau. Các bên có thể ký kết, thỏa thuận với nhau về thời gian hợp lý diễn ra hợp đồng.

Thực hiện tạm nhập tái xuất dựa theo hợp đồng cho thuê, mượn
Thực hiện tạm nhập tái xuất dựa theo hợp đồng cho thuê, mượn

2.3. Phục vụ mục đích tái chế hoặc bảo hành dựa theo nhu cầu của thương nhân nước ngoài

Đây là hình thức diễn ra khi thương nhân nước ngoài tiến hành đặt hàng với người kinh doanh của Việt Nam thực hiện tái chế hoặc bảo hành hàng hóa cho người thương nhân nước ngoài. Khi đã tiến hành xong việc tái chế hoặc bảo hành thì người thương nhân Việt Nam đó sẽ xuất trả hàng hóa đó lại cho người thương nhân nước ngoài đã yêu cầu đặt hàng trước đó. Hình thức này được thực hiện cấp phép tại cơ quan Hải quan và không cần phải được cấp giấy phép tạm nhập tái xuất khẩu.

Điểm khác biệt của hình thức này là hàng hóa sau khi được tái chế xong sẽ được xuất trả lại cho chính người thương nhân nước ngoài ban đầu đã xuất khẩu sang Việt Nam mà không phải xuất khẩu sang nước thứ ba khác như các hình thức trên.

Xem thêm: Kiến thức ngành xuất nhập khẩu: Tạm nhập tái nhập là gì?

2.4. Phục vụ cho việc trưng bày

Hình thức tạm nhập tái xuất khẩu hàng hóa này không phải thực hiện yêu cầu về giấy phép tạm nhập tái xuất mà chỉ cần tuân thủ theo yêu cầu về hải quan. bởi mục đích của hình thức này không phải để kiếm lời mà dùng cho việc trưng bày, đem sản phẩm để quảng bá tại các gian hàng hội chợ hay triển lãm nhằm đưa thông tin đến với người tiêu dùng.

Bên cạnh việc tuân thủ theo quy định về nhập khẩu của cơ quan hải quan thì khi tham gia trưng bày sản phẩm thì thương nhân Việt nam và nước ngoài đều cần thực hiện nghiêm chỉnh theo các quy định đối với việc trưng bày sản phẩm tại triển lãm hay hội chợ.

Phục vụ cho việc trưng bày
Phục vụ cho việc trưng bày

Thời gian để lưu trữ hàng hóa này ở Việt Nam thường sẽ dựa theo thời gian diễn ra hoạt động của chương trình, thời gian tổ chức hội chợ hay triển lãm chứ chưa có quy định cụ thể về thời gian.

Xem thêm: Việc làm trợ lý xuất nhập khẩu

2.5. Phục vụ mục đích cá nhân hoặc mục đích khác

Ví dụ cụ thể với một số trường hợp cần chữa trị bệnh nhân nhưng không có dụng cụ hay trang thiết bị đủ điều kiện đáp ứng việc khám chữa ở trong nước. Khi đó những tổ chức của nước ngoài muốn cung cấp các thiết bị y tế để giúp Việt Nam trong việc chữa trị với mục đích nhân đạo. Hình thức đó sẽ gọi là tạm nhập tái xuất khẩu đối với các trang thiết bị hoặc dụng cụ máy móc được đưa vào lãnh thổ Việt Nam. Đặc biệt, hình thức này không cần cấp giấy phép tạm nhập tái xuất khẩu mà chỉ hiểu đơn giản rằng các tổ chức nước ngoài đó cho Việt Nam mượn máy móc mà không thu lợi, sau khi đã sử dụng xong mục đích chữa trị thì phía Việt Nam sẽ xuất trả lại về cho các tổ chức nước ngoài đó.

Không chỉ vậy, các trang thiết bị, máy móc hay dụng cụ để đáp ứng cho các hoạt động nghệ thuật, thể thao thì cũng sẽ chỉ cần hoàn thành đầy đủ các thủ tục ở hải quan

Phục vụ mục đích cá nhân hoặc mục đích khác
Phục vụ mục đích cá nhân hoặc mục đích khác

Đối với trường hợp quan trọng, đặc biệt mà cần tạm nhập tái xuất khẩu đối với các loại vũ khí, trang thiết bị để phục vụ cho quốc phòng an ninh thì cần phải được cấp phép bởi Bộ công an và Bộ quốc phòng thì mới được thực hiện.

Hình thức tạm nhập tái xuất là một trong những hình thức của xuất nhập khẩu vô cùng quan trọng đối với các quốc gia. Ngoài việc thể hiện sự phát triển về kinh tế của quốc gia đó mà nó còn là công cụ để gắn kết các mối quan hệ về thương mại, chính trị của các quốc gia trên thế giới với nhau. Vì vậy việc hiểu rõ bản chất tạm nhập tái xuất khẩu là gì sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể định hướng lựa chọn hình thức đúng đắn phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1126 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT