Kiến thức ngành xuất nhập khẩu: tạm xuất tái nhập là gì?

Theo dõi work247 tại
Phạm Hồng Ánh tác giả work247.vn Tác giả: Phạm Hồng Ánh

Trong thời đại ngày nay, ngoài việc quy mô kinh tế ngày càng mở rộng, sự giao thương, giao thoa giữa các quốc gia ngày càng rộng rãi theo xu hướng toàn cầu hóa. Điều này dự đoán cho sự phát triển, đột phá đầy tiềm năng của ngành nghề xuất nhập khẩu. Nếu quan tâm về ngành nghề này, bạn sẽ gặp phải khái niệm tạm xuất tái nhập là gì trong quá trình nghiên cứu, học tập. Vậy cụm từ này mang ý nghĩa gì?

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Tìm việc làm nhanh

1. Định nghĩa tạm xuất tái nhập

Tạm xuất tái nhập không còn là một thuật ngữ xa lạ đối với ai làm trong ngành nghề xuất nhập khẩu nữa. Khái niệm về tạm xuất tái nhập có thể hiểu qua sự phân tích ngay từng câu chữ trong cái tên của nó, nghĩa là tạm thời xuất khẩu sau đó lại nhập khẩu trở lại.

Đó là những ý nghĩa ta có thể nhận ra trên mặt chữ của tên hoạt động này. Tuy nhiên, để giải thích kỹ càng hơn nữa, ta có định nghĩa một cách đầy đủ hơn. Tạm xuất tái nhập là hoạt động mà ở đó hàng hóa là chủ thể được đưa ra nước ngoài, hoặc vào một số vùng, địa phận mà nhà nước đã quy định rõ trên lãnh thổ Việt Nam là có cơ sở hải quan riêng. Các hàng hóa này sau khi hoàn thành nhiệm vụ của mình sẽ được lại chính, nghĩa là nhập khẩu lại và được chứng minh với đầy đủ các loại giấy tờ, thủ tục rằng chúng đã được xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và được lại chính sau này.

Tạm xuất tái nhập là gì?
Tạm xuất tái nhập là gì?

Tạm xuất tái nhập là định nghĩa ngược lại của tạm nhập tái xuất, với hoạt động tương phản là nhập hàng hóa vào lãnh thổ Việt Nam tạm thời rồi sau đó lại xuất khẩu ra nước ngoài. Hai hoạt động này mặc dù khác hẳn nhau nhưng đều có vai trò quan trọng trong ngành nghề xuất nhập khẩu tại biên giới, cửa khẩu, mở ra một giải pháp hữu hiệu cho hàng hóa tạm thời cần đến trong thời gian ngắn.

Xem thêm: Việc làm chuyên viên xuất nhập khẩu

2. Mục đích của hoạt động tạm xuất tái nhập

Hoạt động tạm xuất tái nhập sinh ra trên nhu cầu sử dụng một loại hàng hóa trong thời gian ngắn hạn của những người không ở trên lãnh thổ Việt Nam hoặc yêu cầu từ chính hàng hóa đó mà trong nước không thể đáp ứng được.

Một trong số những lý do chính mà ngành xuất nhập khẩu chủ yếu cần dùng đến hoạt động tạm xuất tái nhập đó là việc hàng hóa cần được đưa ra nước ngoài để tiến hành sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng. Đây là mục đích thường thấy của rất nhiều trường hợp tạm xuất tái nhập vì khi mua một loại máy móc, hàng hóa có bảo hành và có thể do đặc thù trong đặc điểm, tính chất của hàng hóa mà công việc sửa chữa, trùng tu không thể thực hiện được tại Việt Nam, phải đưa ra nước ngoài trong thời gian ngắn.

Lý do phải thực hiện tạm xuất tái nhập
Lý do phải thực hiện tạm xuất tái nhập

Thứ hai, một lý do khác cũng phổ biến không kém nhu cầu bảo hành, sửa chữa của các loại hàng hóa đó chính là việc đưa hàng hóa ra nước ngoài để tham dự các triển lãm, hội chợ. Để quảng bá những thứ hàng hóa, giao lưu thương mại bằng các buổi hội chợ, hàng hóa phải được vận chuyển ra nước ngoài trong một thời gian nhất định để chuẩn bị cho các gian hàng của người chủ. Nhu cầu về tạm xuất tái nhập cũng từ đó mà thành.

Hoạt động tạm xuất tái nhập này cũng tạo ra những cơ hội lớn cho cả những công dân Việt Nam và công dân nước ngoài khi  có thu cầu thuê một món hàng trong thời gian ngắn. Với sự trợ giúp của hoạt động này, người Việt Nam có thể xuất khẩu tạm hàng hóa của mình và cho thuê, sau khi hết hạn hợp đồng có thể tái nhập khẩu về thị trường Việt Nam.

Mục đích của tạm xuất tái nhập là gì?
Mục đích của tạm xuất tái nhập là gì?

Cv xin việc đơn giản

3. Thủ tục để hoàn thành công việc tạm xuất tái nhập

Thủ tục để thực hiện hoạt động tạm xuất tái nhập là một quy trình yêu cầu khá nhiều những kiến thức và giấy tờ chuyên môn của ngành xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, quá trình đó có thể được tóm gọn trong các bước sau đây.

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ liên quan đến việc tạm xuất một loại mặt hàng của công ty. Ở bước này, các bạn cần tất cả những giấy tờ liên quan đến việc xác định sản phẩm cần xuất như hợp đồng bảo hành, hợp đồng sửa chữa, thuê mượn hoặc thư mời, thư bảo lãnh đối với các loại hàng hóa phải tái nhập về Việt Nam sau khi tham dự triển lãm. Thứ hai, bạn cần đảm bảo mình có hóa đơn thương mại từ đối tác nước ngoài để định giá sản phẩm, dịch vụ được xuất đi. Các loại văn bản như đơn xin tạm xuất tái nhập, tờ khai xuất nhập khẩu hay giấy phép kinh doanh,... phải luôn sẵn sàng để trình lên hải quan trong quá trình làm thủ tục.

Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ là bước cần thiết trong tạm xuất tái nhập
Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ là bước cần thiết trong tạm xuất tái nhập

Bước 2: Đặt hãng tàu hoặc hãng hàng không để việc vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài được diễn ra thuận lợi.

Bước 3: Đây là bước bạn sẽ phải bắt đầu làm việc với cơ quan hải quan, hàng hóa của bạn bắt buộc phải được kiểm tra. Ở bước này, hãy đảm bảo tờ khai của bạn có khai một đặc điểm về số seri hay bất kỳ con số nào xác định hàng hóa của bạn vì đây là chứng cứ để chứng minh hàng hóa sau này bạn nhập lại chính là cái bạn xuất khẩu đi ngày hôm nay.

Bước 4: Tiếp theo, hàng hóa của bạn sẽ được thông quan, đưa lên tàu, tàu bay để di chuyển qua nước ngoài.

Bước 5: Bây giờ, sau khi hàng hóa đã ra nước ngoài, bạn chí có thể làm việc với đại lý đối tác mà bạn đã gửi gắm nhiệm vụ tạm nhập cho hàng hóa của mình. Một điều đáng lưu ý rằng bạn nên chọn cùng một đơn vị, đối tác nước ngoài cho hoạt động tạm nhập, tái xuất của hàng hóa khi ở nước ngoài. Lý do là vì một công ty chỉ làm tạm nhập mà không tái xuất thì sẽ phải chịu phí phạt và đóng thuế.

Quy trình hoàn thiện của hoạt động tạm xuất tái nhập
Quy trình hoàn thiện của hoạt động tạm xuất tái nhập

Bước 6: Trong thời gian hàng hóa đang ở nước ngoài, bạn cần để ý thời hạn giấy phép tạm xuất tái nhập để kịp thời gia hạn giấy tờ khi có những biến đổi đột ngột xảy ra đối với hàng hóa.

Bước 7: Khi cần tái nhập hàng hóa, bạn phải đảm bảo hàng hóa mình lấy về đúng là cái mà mình đã xuất đi, căn cứ trên những con số, dấu hiệu trên tờ khai hải quan và định giá. Khi đã xác nhận hàng hóa của mình sẽ nhập lại về là chính xác, thông báo cho đối tác nước ngoài làm thủ tục tái xuất bên họ.

Bước 8: Đây là bước cuối cùng trong thủ tục tạm xuất tái nhập, bạn cũng sẽ phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ như lúc xuất khẩu hàng hóa của mình đi và đến hải quan nhận hàng của mình về.

Xem thêm: Tỉ lệ xuất nhập khẩu là gì? Sự thay đổi của tỷ lệ xuất nhập khẩu

4. Một số lợi ích mà tạm xuất tái nhập mang lại

Nhờ hoạt động tạm xuất tái nhập hàng hóa trong quá trình xuất nhập khẩu mà cả doanh nghiệp Việt Nam lẫn doanh nghiệp nước ngoài đều có thể nhận được những lợi ích to lớn và sự thuận tiện hơn trong quá trình trao đổi, giao thương. Việc cho phép tạm xuất tái nhập đã đảm bảo cho sự liên kết phần nào trong những hoạt động thuê mượn, sửa chữa, nghiên cứu giữa doanh nghiệp các nước với nhau.

Hoạt động tạm xuất tái nhập mang lại nhiều lợi ích và thuận tiện
Hoạt động tạm xuất tái nhập mang lại nhiều lợi ích và thuận tiện

Không những vậy, việc tạm xuất tái nhập còn giúp các công ty, doanh nghiệp giảm bớt rất nhiều những gánh nặng về thuế xuất nhập khẩu. Cơ quan hải quan sẽ thực hiện trách nhiệm hoàn thuế và một số các phí dụng khác cho người tạm xuất sau khi hoàn tất thủ tục tái nhập. Điều này đảm bảo cho tính minh bạch và trong sạch của hoạt động này, trong khi vẫn đảm bảo sự chuyển giao hàng hóa từ nơi này đến nơi khác.

Hoạt động tạm xuất tái nhập vẫn luôn chiếm một tỉ lệ khá cao trong các thủ tục ngành xuất nhập khẩu, cho thấy tầm quan trọng của nó đối với doanh nghiệp. Qua bài viết về tạm xuất tái nhập là gì, mong rằng các bạn đã hiểu hơn về định nghĩa của hoạt động này, cũng như mục đích, thủ tục và những lợi ích mà nó đem lại cho chúng ta.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2606 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT