Bạn có biết Telegraphic transfer là gì? Quy trình trong TT
Theo dõi work247 tạiTrong các giao dịch quốc tế, người ta sử dụng thuật ngữ Telegraphic transfer cho các cuộc thanh toán hóa đơn hay các hợp đồng mua bán. Nếu bạn chuẩn bị tham gia phụ trách mảng thanh toán đối với những giao dịch vượt biên giới thì hãy tìm hiểu Telegraphic transfer là gì thông qua bài viết dưới đây nhé.
1. Khai mở khái niệm Elegraphic transfer là gì?
Thuật ngữ Telegraphic transfer thường xuyên được gọi và viết tắt là TT. Nhiều khi vì gọi tắt dễ nhớ, dễ đọc hơn nên cái tên Telegraphic transfer ít khi được nhắc đến. Bản chất nó là một phương thức thanh toán trong các cuộc giao dịch quốc tế của hoạt động xuất – nhập khẩu, cụ thể là phương thức chuyển tiền bằng điện.
Phương thức này được thực hiện khi bên mua yêu cầu ngân hàng chuyển tiền bằng điện cho bên bán. Loại hình thanh toán TT này được sử dụng nhiều đối với những giao dịch nhỏ, giá trị hợp đồng thấp và có thời gian hợp tác lâu dài, lấy sự tin tưởng và mối quan hệ hợp tác bền vững giữa hai bên làm căn cứ.
Đối với các giao dịch quốc tế mà nói, có lẽ vấn đề gây khó dễ nhiều nhất chính là vấn đề thanh toán. Do đó, việc đưa ra những thỏa thuận thanh toán phù hợp phải dựa trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Lợi ích được cả hai phía mong chờ nhất đó là: phía người mua thì sẽ nhận đúng nguồn hàng hóa đã đặt và đúng thời hạn, đủ số lượng, còn phía người bán thì sẽ nhận được đủ tiền thanh toán một cách nhanh chóng nhất.
Với điều này, cả hai bên đều có cơ hội hơp tác lâu dài cùng với nhau, luôn trao cho nhau niềm tin lớn. Và như thế, đối với các giao dịch hợp đồng mang giá trị nhỏ thì chắc chắn họ sẽ lựa chọn giao dịch TT để thanh toán.
Nếu như bạn cũng chuẩn bị có những mối quan hệ thanh toán quốc tế như thế, hãy tìm hiểu các đặc điểm cơ bản của loại hình thành toán này dựa trên khái niệm vừa đưa ra.
Xem thêm: Ngân hàng điện tử là gì mà thu hút nhiều người sử dụng đến thế
2. Đặc điểm của Thanh toán Telegraphic transfer
2.1. Các đối tượng tham gia vào thanh toán TT
- Người chuyển tiền và người thụ hưởng. Trong đó, người chuyển tiền được gọi là remitter, họ cũng chính là bên mua hàng. Còn người thụ hưởng chính là chỉ bên bán, được gọi là Beneficiary, được nhận thanh toán tiền từ bên mua.
- Ngân hàng Remitting Bank chuyển tiền, được gọi là, là đơn vị thứ ba sẽ tiếp nhận yêu cầu của người mua để chuyển tiền.
- Ngân hàng đại lý, trong mối quan hệ giao dịch này được gọi là Agent bank, là một ngân hàng có chức năng chỉ phục vụ riêng đối với người thụ hưởng mà thôi. Có nghĩa là tài khoản ngân hàng của đối tượng này đã mở ở đây). Đồng thời cũng là đơn vị có mối quan hệ cùng với ngân hàng Remitting Bank.
Xem thêm: Việc làm tài chính ngân hàng
2.2. Phương thức thanh toán thông qua điện chuyển tiền Telegraphic transfer
Người chuyển tiền có thể chọn một trong hai phương thức chuyển tiền này để thực hiện giao dịch với bên mua, đó là trả trước hoặc trả sau. Với phương thức trả trước, việc thanh toán được thực hiện trước khi bên mua nhận được hàng. Tương tự, phương thức trả sau sẽ được trả ngay sau khi nhận được hàng.
3. Elegraphic transfer có quy trình thanh toán diễn ra như thế nào?
3.1. Các giấy tờ cần chuẩn bị để đủ điền kiện thanh toán bằng Elegraphic transfer
Hãy chuẩn bị đầy đủ mọi giấy tờ sau đây để việc thanh toán TT diễn ra thuận lợi và nhanh chóng bạn nhé.
Phương thức thanh toán trả trước, khách hàng hãy chuẩn bị hợp đồng ngoại thương còn hiệu lực và lệnh chuyển tiền. Ngoài ra còn có thể chuyển bị cả bản hợp đồng ngoại tệ nếu như trong giao dịch mua bán của cả hai bên có xây dựng bản hợp đồng này.
Phương thức thanh toán trả sau đòi hỏi khách hàng phải chuẩn bị Hợp đồng mua bán ngoại thương, hóa đơn thương mại, tờ khai hải quan vận đơn và lệnh chuyển tiền. Nếu có hợp đồng ngoại tệ thì cũng đem theo trong quá trình làm thủ tục.
Như vậy mỗi phương thức sẽ cần chuẩn bị khác nhau về các giấy tờ. Và dù có thanh toán bằng hình thức nào đi chăng nữa thì bạn cũng cần phải ghi nhớ điều này: nếu là người chuyển tiền, bạn cần phải viết một lá đơn gửi cho phía ngân hàng thương mại để được ngân hàng cấp phép cho bạn có thể chuyển tiền thanh toán quốc tế. Trong lá đơn này cần cung cấp các thông tin bao gồm:
- Tên người nhận tiền.
- Ngoại tệ cần chuyển, ghi bằng hai hình thức là số và chữ, ngoài ra còn phải cung cấp cả thông tin về loại ngoại tệ.
- Lý do của việc chuyển tiền
- Những yêu cầu khác.
- Ký tên.
Nếu đã chuẩn bị đầy đủ hai bước này, đã đến lúc bạn có thể bước vào quy trình thanh toán.
Xem thêm: Correspondent Bank là gì? Cách hoạt động của loại ngân hàng này
3.2. Quy trình thanh toán Elegraphic transfer
Có hai hình thức thanh toán nên quy trình thanh toán cũng sẽ được quy định khác nhau cho mỗi hình thức. Nếu người mua lựa chọn phương thức trả trước thì chủ yếu làm việc với phía ngân hàng xong xuôi và chờ thời gian nhận hàng. Còn đối với chương trình trả sau, quy trình có phần phức tạp hơn.
Vậy phức tạp như thế nào? Bạn cần ghi chép lại để không bị bối rối trong quá trình thực hiện nhé!
Đầu tiên, người xuất khẩu sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cung ứng dịch vụ, hàng hóa cho bên người nhập khẩu kèm theo hóa đơn, chứng từ. Tiếp theo, bên nhập khẩu thực hiện các công tác bao gồm viết lệnh chuyển tiền, chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ chuyển tiền và gửi chúng tới ngân hàng và yêu cầu họ gửi số tiền cụ thể để thanh toán cho bên xuất khẩu.
Sau khi nhận được yêu cầu từ người chuyển tiền, phía ngân hàng sẽ thực hiện xác minh hồ sơ để đảm bảo hồ sơ có hợp lệ hay không. Nếu đã xác thực được mọi yếu tố đủ điều kiện thì ngân hàng sẽ gửi số tiền được yêu cầu đến cho người thụ hưởng đúng theo hồ sơ, đồng thời báo nợ cho người bên yêu cầu chuyển.
Bước thứ tư trong quy trình là bước ngân hàng chuyển sẽ gửi đến cho ngân hàng đại lý lệnh thanh toán. Nhận được lệnh này thì ngân hàng đại lý sẽ tiến hành chuyển tiền đến tài khoản của người xuất khẩu.
Khi hoàn thành quy trình giao dịch trên, phía bên người mua sẽ đủ điều kiện để nhận hàng hóa. Đồng thời phía người bán cũng đã nhận được đầy đủ số hàng hóa đúng theo hợp đồng giao dịch.
Xem thêm: Việc làm giám đốc ngân hàng
4. Những ưu và nhược điểm tồn tại trong quy trình Elegraphic transfer
Thanh toán Elegraphic transfer có những ưu điểm - nhược điểm nhất định người liên quan cần nắm rõ để có thể ứng dụng đúng đắn, phù hợp khi thực hiện.
4.1. Ưu điểm của Elegraphic transfer
TT có lợi ích cho cả khách hàng lẫn ngân hàng. Đối với khách thì TT có thủ tục thực hiện đơn giản, thời gian thực hiện nhanh chóng, sau khi làm thủ tục chuyển tiền xong thì tiền cũng nhanh chóng được gửi về tài khoản của bên thụ hưởng. Còn đối với phía ngân hàng, do đóng vai trò trung gian nên sẽ được hưởng lợi nhuận hoa hồng gọi là chi phí hỗ trợ. Ngân hàng không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào về số tiền được chuyển cũng như thời gian nhận tiền.
4.2. Nhược điểm của Elegraphic transfer
Bên cạnh ưu điểm, TT cũng còn tồn tại những nhược điểm nhất định. Nhược điểm lớn nhất nằm ở chỗ nó chứa khá nhiều sự rủi ro. Các bên tham gia giao dịch không có bất cứ cơ sở nào để được đảm bảo quyền lợi, sự bình đăng mà chủ yếu tự họ thỏa thuận và tin tưởng lẫn nhau là chính.
Với những hiểu biết trên, từ việc nắm bắt Elegraphic transfer là gì cho tới hiểu rõ quy trình, các ưu nhược điểm mà nó mang lại, TT được giới chuyên gia khuyên rằng chỉ nên sử dụng đối với những đối tác uy tín, đáng tin và khi giá trị hàng hóa mua bán không có giá trị quá lớn. Ngoài ra phương thức này cũng có thể áp dụng giữa những công ty có mối quan hệ phụ thuộc. Như vậy thì sự rủi ro gần như là không có. Hy vọng với những chia sẻ này, bài viết đã mở ra những thông tin quan trọng giúp cho bạn có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong việc thực hiện những giao dịch quốc tế bằng phương thức Elegraphic transfer.
1026 0