EPE là gì? Định nghĩa và thông tin thành lập về doanh nghiệp EPE

Theo dõi work247 tại
Diệp Lạc tác giả work247.vn Tác giả: Diệp Lạc

Ngày đăng: 02-07-2024

Lĩnh vực xuất nhập khẩu rất rộng không chỉ có dây chuyền xuất nhập khẩu mà còn thực hiện nhiều nhiệm vụ khác liên quan, vậy nên có nhiều doanh nghiệp khác nhau phụ trách chuyên về từng mảng riêng biệt. Trong đó có doanh nghiệp EPE là một hình thức tổ chức hỗ trợ công việc xuất nhập khẩu. Đối với những người chưa hiểu biết nhiều về lĩnh vực này thì đây còn là khái niệm mới mẻ. Cùng work247.vn tìm hiểu thêm về doanh nghiệp EPE và những thông tin liên quan.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Việc làm nhân viên quản lý sản xuất

1. Định nghĩa về EPE

EPE là từ viết tắt của cụm Enterprise Processing Export nghĩa là doanh nghiệp chế xuất thực hiện những nhiệm vụ về dây chuyền sản xuất các hàng hóa xuất khẩu, dịch vụ hỗ trợ cho việc xuất hàng ra nước ngoài cũng như đảm bảo các hoạt động xuất khẩu được thành lập và phát triển hoạt động theo quy định của Chính phủ trong khu kinh tế công nghiệp. 

Doanh nghiệp chế xuất (EPE) được nhà nước cho phép miễn thuế xuất - nhập khẩu với những loại hàng hóa được xuất khẩu ra nước ngoài từ khu chế xuất hoặc ngược lại là từ nơi khác nhập khẩu về khu chế xuất. Doanh nghiệp EPE có quyền lợi hưởng các ưu đãi về thuế phụ thuộc vào trường hợp khuyến khích và luôn được khích lệ đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam. 

Định nghĩa về EPE
Định nghĩa về EPE

Xem thêm: Quản lý sản xuất là gì? Nhân viên quản lý sản xuất làm gì?

2. Điều kiện thành lập doanh nghiệp EPE

Những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu khi muốn thành lập như doanh nghiệp EPE sẽ yêu cầu nhiều hình thức thủ tục và vấn đề phức tạp, khó khăn hơn so với những doanh nghiệp thông thường.

Trước tiên để có thể thành lập doanh nghiệp EPE bạn phải đảm bảo các hoạt động tổ chức của doanh nghiệp không thuộc nhóm ngành nghề bị cấm tại Việt Nam:

- Đối với những doanh nghiệp được thành lập từ 100% vốn nước người thì đảm bảo có đầy đủ các giấy tờ chứng nhận đầu tư theo quy định chuẩn của pháp luật nhà nước kèm theo đó là những chứng từ xác minh các dự án doanh nghiệp đầu tư hoặc hợp tác cùng thực hiện.

- Đối với những doanh nghiệp thuần Việt (do người Việt thành lập và lãnh đạo) thì cần chuẩn bị những giấy tờ xin phép kinh doanh theo mẫu chuẩn của pháp luật quy định. Khi kê khai thông tin cần đảm bảo đưa ra những tin tức đúng với sự thật, không được lách luật và che giấu để phục vụ mục đích xấu, phạm pháp.

- Chuẩn bị tất cả những văn bản dự thảo điều lệ liên quan đến doanh nghiệp EPE về việc thành lập doanh nghiệp và cần phải có sự thông qua kèm ký tên xác nhận của toàn bộ thành viên trong cổ đông của doanh nghiệp.

- Một trong những giấy tờ cần thiết trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp EPE là danh sách các thành viên cổ đông đồng sáng lập trong đó bao gồm cả chứng minh thư hoặc hộ chiếu, những giấy tờ chứng nhận thân phận vị trí của ban lãnh đạo cấp cao và cổ đông sáng lập doanh nghiệp EPE. Những thông tin sẽ được công khai. 

- Cung cấp những chứng từ và văn bản về tỷ lệ nguồn vốn, vốn điều lệ đều đã được thông qua ban lãnh đạo cấp cao và hội đồng cổ đông của doanh nghiệp.

- Đối với những doanh nghiệp thành lập hoặc nhận đầu tư nước ngoài phải kèm theo những báo cáo về năng lực tài chính của doanh nghiệp đầu tư và phải đảm bảo chính xác và trung thực về thông tin về các mối đầu tư.

Điều kiện để thành lập doanh nghiệp EPE
Điều kiện để thành lập doanh nghiệp EPE

Xem thêm: Cùng tìm hiểu mô tả công việc trợ lý sản xuất đầy đủ nhất

3. Quá trình cụ thể thành lập doanh nghiệp EPE

Để thực hiện việc thành lập một doanh nghiệp chế xuất thì cần thực hiện theo đúng quy trình đăng ký bắt buộc gồm 3 bước chính cơ bản:

Bước 1: Hoàn thành và nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

- Bộ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ được nộp cho phòng Đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và Đầu tư.

- Khi muốn thành lập doanh nghiệp chế xuất thì bạn cần nộp hồ sơ đăng ký và sẽ nhận được giấy hẹn về việc thông báo kết quả, đúng thời hạn được cấp trong phiếu thì bạn có thể lên nhận kết quả được thành lập doanh nghiệp hay không.

- Trước khi nộp thì bạn cần đảm bảo hồ sơ đăng ký đầy đủ và hợp lệ theo quy định của pháp luật thì mới có thể nhận được giấy phép đăng ký kinh doanh. 

- Nếu trong quá trình xét duyệt hồ sơ mà phát hiện sai sót hoặc thiếu giấy tờ thi bạn sẽ được nhận thông báo bổ sung kèm thời hạn để thực hiện điều chỉnh hồ sơ và nộp lại trong thời hạn cho phép.

Bước 2: Sau khi được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải làm các thủ tục khắc dấu chứng nhận thành lập với con dấu riêng của doanh nghiệp.

Bước 3: Hoàn tất việc đăng ký kinh doanh

- Sau khi nhận được giấy phép kinh doanh khoảng 7 ngày thì doanh nghiệp cần thực hiện làm thủ tục kê khai thuế ban đầu theo đúng trình tự các bước thành lập doanh nghiệp tại Cơ quan thuế quận/huyện phụ thuộc vào vị trí của trụ sở chính của công ty. 

- Hiện nay công nghệ tiên tiến phát triển các doanh nghiệp có thể đăng ký kê khai thuế qua mạng vừa tiện lợi vừa tiết kiệm thời gian.

- Hoàn thiện hồ sơ đăng ký ban đầu là có thể hoàn tất các thủ tục đăng ký kinh doanh.

Quá trình cụ thể để thành lập doanh nghiệp chế xuất
Quá trình cụ thể để thành lập doanh nghiệp chế xuất

Xem thêm: Doanh nghiệp xã hội là gì? Chức năng của doanh nghiệp xã hội

4. Thuế suất trong hoạt động doanh nghiệp EPE

- Ngày nay tất cả các mặt hàng hóa khi nhập khẩu về thị trường Việt Nam đều được định số thuế cố định theo quy định của pháp luật và phải đảm bảo đóng đầy đủ không sẽ bị xét vào tội trốn thuế và xử lý hình sự. Đối với những mặt hàng được nhập khẩu từ nước ngoài về khu phi thuế quan và phạm vi sử dụng chỉ được phép trong khu vực đó thì khi vận chuyển hàng giữa các khu phi thuế quan thì sẽ không cần đánh thuế.

- Các tổ chức doanh nghiệp hay cá nhân sản xuất những hàng hóa được mang đi xuất khẩu trên đất nước Việt Nam sẽ được quyền sở hữu và sử dụng những trang thiết bị, máy móc hỗ trợ sản xuất như vật tư, nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu đặt tại cơ sở sản xuất. Đồng thời những doanh nghiệp này phải có nghĩa vụ phải thông báo về những thiết bị, nguyên vật liệu được dùng trong quy trình sản xuất về hải quan theo như quy định của pháp luật.

- Tất cả những sản phẩm, nguyên vật liệu, trang thiết bị mà các doanh nghiệp nêu trên sử dụng phục vụ cho quá trình sản xuất thực tế sẽ được miễn thuế hoàn toàn và doanh nghiệp phải kê khai số liệu cụ thể như giá trị và lượng sử dụng các thiết bị, nguyên vật liệu về hải quan thông qua việc làm quản lý quyết toán trên thực tế sử dụng những sản phẩm đó để sản xuất theo quy định của pháp luật đề ra.

Thuế suất trong hoạt động EPE
Thuế suất trong hoạt động EPE

viết CV online

5. Quy định được áp dụng đối với doanh nghiệp EPE

- Các doanh nghiệp chế xuất được áp dụng những quy định riêng đối với hải quan và khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu. Doanh nghiệp EPE không cần phải thực hiện các thủ tục liên quan đến giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vì đã có những quy định riêng trong văn bản đăng ký đầu tư hoặc các cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền. Trong trường hợp này thì cơ quan đăng ký đầu tư sẽ có trách nhiệm với bên hải quan về điều kiện đáp ứng kiểm tra và giám sát thực tế trước khi cấp giấy chứng nhận hoặc xác minh bằng văn bản cho nhà đầu tư.

Những quy định được áp dụng riêng cho doanh nghiệp EPE
Những quy định được áp dụng riêng cho doanh nghiệp EPE

- Doanh nghiệp chế xuất sẽ được biệt lập với môi trường bên ngoài như một khu công nghiệp riêng có rào chắn, cảng riêng và mọi hành vi ra vào của mọi người đều được kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt của cơ quan hải quan, cơ quan chức năng có liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu theo quy định của pháp về thuế xuất nhập khẩu.

- Doanh nghiệp EPE được phép thực hiện hoặc không làm những thủ tục xuất - nhập khẩu đối với vật liệu xây dựng, lương thực thực phẩm phục vụ cho mục đích xây dựng công trình, cơ sở vật chất, bộ máy văn phòng và sinh hoạt cho người lao động làm tại doanh nghiệp đối với những mặt hàng nội địa Việt Nam.

- Những hoạt động của doanh nghiệp chế xuất sẽ được các cơ quan hải quan theo sát, kiểm tra và phải làm thủ tục cho những hàng hóa xuất - nhập khẩu theo như quy định của pháp luật.

Hoạt động của doanh nghiệp chế xuất phải có sự kiểm soát của cơ quan hải quan
Hoạt động của doanh nghiệp chế xuất phải có sự kiểm soát của cơ quan hải quan

- Các mặt hàng do doanh nghiệp chế xuất sản xuất hoặc xuất khẩu có thể đưa vào thị trường Việt Nam để bày bán, thanh lý tài sản, đối với những mặt hàng này thì sẽ được áp dụng những quy định giống với các cơ sở kinh doanh thông thường về đầu tư - thương mại theo quy định pháp luật.

- Người lao động làm trong các doanh nghiệp chế xuất khi muốn mang những vật phẩm từ nội địa Việt Nam vào trong hoặc ngược lại thì không cần phải khai báo với hải quan.

- Khi các doanh nghiệp EPE có nhu cầu hoạt động kinh doanh mua bán sản phẩm hàng hóa tài Việt Nam thì cũng phải được cấp giấy phép và phải có bộ phận kiểm toán, hạch toán riêng về doanh thu và những chi phí liên quan. Phân bổ vị trí rõ ràng đối với khu vực lưu trữ hàng hóa kinh doanh và những sản phẩm đem đi xuất nhập khẩu hoặc thành lập những chi nhánh riêng bên ngoài khu doanh nghiệp chế xuất để phục vụ mục đích kinh doanh.

- Với những chi nhánh của các doanh nghiệp chế xuất sẽ được áp dụng cơ chế giống như vậy nếu như đáp ứng đủ những điều kiện yêu cầu và có thể thành lập khu chế xuất riêng phục vụ thực hiện hoạt động kinh doanh tùy thuộc vào doanh nghiệp chế xuất đó.

Bên trên là những thông tin chi tiết định nghĩ về EPE và các điều kiện, quy định và quy chế thành lập đối với doanh nghiệp chế xuất. Để tìm hiểu thêm những thông tin liên quan đến lĩnh vực xuất - nhập khẩu truy cập website work247.vn

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1756 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT