Kiến tập là gì? Những điều cần lưu ý khi đi kiến tập
Theo dõi work247 tạiDù có trải qua thời sinh viên hay không thì ít nhất cũng một lần được nghe đến hai chữ kiến tập. Với sinh viên khi cần đi kiến tập chắc hẳn cũng đã có những lo lắng về nó, rằng chưa biết phải làm sao về nó. Vậy bạn đã hiểu rõ về nó chưa, làm sao để có kỳ kiến tập như mong muốn chưa? Hãy cùng đi tìm hiểu với chúng tôi qua bài viết dưới đây nhé!
1. Khái quát sơ lược về kiến tập
1.1. Khái niệm kiến tập là gì?
Kiến tập là một trong những yêu cầu bắt buộc cần hoàn thành của viên trong quá trình học tập tại các trường đại học, cao đẳng trong khoảng thời gian cuối năm ba, năm bốn trước khi tốt nghiệp.
Quãng thời gian học trên giảng đường của môi trường đại học bạn sẽ được tiếp cận với những môn học về đại cương về chuyên ngành về những kiến thức lý thuyết đúc kết cho vào trong sách vở cho sinh viên, được sinh viên từ khóa này sang khóa khác thụ hưởng. Đôi khi cũng không thể tránh được những kiến thức này đem lại sự nhàm chán, cứng nhắc cho người học. Chính vì thế các cụ từ xa xưa đã đúc kết rằng “ Học đi đôi với hành” nên đã nảy sinh ra các kế hoạch kiến tập, thực tập cho sinh viên có thể trải nghiệm một cách chân thực nhất môi trường làm việc là như thế nào.
Và ở đây kiến tập thực chất chỉ là đi quan sát, theo dõi các hoạt động của công ty, doanh nghiệp để có thể áp dụng hiểu được một cách chân thực nhất các kiến thức đã học để từ đó có thể nắm vững hơn làm chủ được khối kiến thức đó. Và thông thường kiến tập trong khoảng thời gian 4 năm thì do đặc tính chuyên ngành học mà nhà trường tổ chức triển khai kế hoạch cho sinh viên. Theo đó có thể nhận ra được tầm quan trọng của việc đi kiến tập này, nó sẽ là cơ hội giúp sinh viên nhận được những kiến thức đã học, nhận biết được những lỗ hổng thiếu sót trong việc áp dụng vào thực tiễn.
1.2. Sự khác nhau giữa kiến tập và thực tập
Cũng giống như kiến tập ở chỗ là được đi đến trực tiếp các doanh nghiệp công ty, thì thực tập khác với kiến tập ở chỗ là nó là một chương trình bắt buộc diễn ra vào năm cuối. Nó là một giai đoạn mà sinh viên sẽ được trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động vận hành của doanh nghiệp, công ty, để có thể có những kinh nghiệm những va chạm cụ thể cho sinh viên khi tốt nghiệp ra trường. Không những vậy khi được tiếp xúc cụ thể trực tiếp với công việc thì chắc chắn bạn sẽ tích được các kinh nghiệm cho bản thân sau này trong công việc. Và chắc chắn một điều là chỉ có thực tập mới đem lại cho bạn những trải nghiệm chân thực thực tế, và chỉ có lúc đi thực tập bạn mới có cơ hội trở thành nhân viên chính thức của công ty.
2. Tầm quan trọng của việc đi kiến tập
Cùng với được giảng giải truyền đạt những kiến thức lý thuyết trên giảng đường thì thời gian kiến tập thực sự có ý nghĩa trong quãng thời gian đi học đó. Nó có vai trò không nhỏ trong việc giúp sinh viên trưởng thành mà còn tạo ra những cơ hội khả năng định hướng nghề nghiệp sau này.
Các kỹ năng mềm được hoàn thiện và ngày càng nâng cao:
Không phải trường nào cũng có, cũng tổ chức các buổi kỹ năng mềm đi kèm với giảng dạy lí thuyết. Vì thế mà việc kiến tập là một cơ hội vô thuận lợi để sinh viên có thể hoàn thiện trau dồi các kỹ năng mềm cho bản thân để có thể đem lại nhiều khả năng lựa chọn cho cuộc sống sau này.
Thông qua các hoạt động về giao tiếp, về trao đổi thuyết trình hay làm việc nhóm của các anh chị nhân viên nơi đây, sinh viên cũng sẽ có thể trau dồi học tập cho mình những kỹ năng cần thiết khi đi làm là gì để từ do có thể trau dồi, hoàn thiện kỹ năng mềm của mình một cách thuần thục. Không thể chối bỏ kỹ năng mềm, thì ngoài kết quả học tập, kỹ năng mềm sẽ là nhân tố quan trọng giúp mở rộng cơ hội làm việc hơn.
Có cơ hội được trải nghiệm thực tế về môi trường công việc thực tế:
Trong suốt quãng 4 năm học tập ở môi trường đại học phần lớn chúng ta giành hầu hết thời gian cho việc tập những kiến thức về chuyên ngành. Kiến tập trong đó cũng được coi là một môn học bắt buộc mà sinh viên cần phải hoàn thành trong quy chế chương trình đào tạo.
Để sinh viên của mình có được những trải nghiệm có được những cơ hội tiếp xúc sát sườn nhất chính vì thế mà đã sinh ra bộ môn “kiến tập” này cho sinh viên. Đây sẽ là cơ hội cho sinh viên được trải nghiệm kiến thức mà không phải là trên giảng đường với hàng trăm sinh viên với cái bảng cái máy chiếu to đùng.
3. Làm sao để có thể tìm kiếm một nơi kiến tập hiệu quả
Lý tưởng mong muốn của mỗi sinh viên là có thể vừa đi học vừa sẽ tìm kiếm được một chỗ kiến tập tốt phù hợp với nhu cầu của mình để có thể từ đó tìm kiếm một cơ hội trở thành nhân viên tại đó. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ 7 bước để bạn có thể đạt được niềm mong ước sớm nhất nhé:
3.1. Biết được khả năng giới hạn của bản thân
Trước hết, bạn cần phải ghi ra vạch rõ tất cả thông tin liên quan về cá nhân con người bạn để nắm được thiên hướng của mình phù hợp với cái gì: Sở thích là gì, khả năng như thế nào, kế hoạch mục tiêu là gì. Với những thông tin này thì đây sẽ coi bản sơ yếu tự vạch ra để có thể hiểu được chính mình, cũng như để nhà tuyển dụng có thể xem xét đánh giá khả năng của bạn mà lựa chọn sắp xếp công việc phù hợp.
3.2. Biết được lĩnh vực mình muốn chọn là gì?
Sau khi biết được rằng bản thân mạnh yếu như thế nào, thì sau đó bây giờ là lúc bạn cần xác định xem bạn muốn kiến tập công ty doanh nghiệp cơ quan thuộc lĩnh vực ngành nghề gì. Bạn cần nắm rõ cho mình là không phải bất kỳ chỗ nào bạn cũng có thể đi kiến tập được nhé vì thế mà cần có thời gian tìm hiểu kỹ lưỡng. Hoặc ngoài ra bạn cũng có thể nghĩ đến chuyện đi kiến tập ở nước ngoài, vì thực cũng không bắt buộc bạn là phải đi kiến tập trong nước mới đáp ứng được nhu cầu.
3.3. Chọn điểm đến phù hợp
Nếu như đã biết được lĩnh vực ngành nghề bạn yêu thích là gì thì sau đó hãy tìm kiếm liệt kê cho mình một danh sách các công ty bạn có thể đi kiến tập được.
3.4. Mở rộng khả năng tìm kiếm
Nhờ người quen giới thiệu : các bạn có thể nhờ bố, mẹ, anh, chị, em hoặc bạn bè của họ hoặc bất kỳ mối quan hệ nào có thể để có thể được xin vào kiến tập ở một công ty hoặc ngân hàng nào đó. Đây là cách đơn giản nhất mà bạn nào cũng có thể xin được
Đăng ký thi tuyển vào một số công ty, ngân hàng đang tuyển kiến tập hoặc part time : các bạn có thể update thông tin trên mạng internet hoặc là do ai đó giới thiệu nếu thấy nơi nào đó tuyển thì các bạn có thể apply vào. Tuy nhiên rất không may là thời điểm kiến tập giữa khóa của sinh viên có thể rơi vào hè, lúc mà rất ít nơi tuyển kiến tập sinh
Chủ động gọi điện hoặc tới tận nơi một số công ty xin. Đối với sinh viên ngoại thương thì các bạn có thể tìm trên mạng những công ty xuất nhập khẩu nho nhỏ rồi gọi điện hoặc đến tận nơi để xin kiến tập. Tuy nhiên việc này các bạn phải biết lựa chọn nhé, nếu các bạn gọi điện hoặc tới xin các ngân hàng hoặc công ty nào đó hơi to thì trăm phần trăm là các bạn bị đuổi về họ sẽ không có thời gian nghe mình trình bày đâu. Các bạn chỉ nên lựa chọn những công ty nho nhỏ, hoặc ví dụ các bạn có thể về quê về tỉnh lẻ tới một công ty hoặc một chi nhánh ngân hàng nào đó để xin kiến tập, việc đó sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với xin ở Hà Nội
Chính vì vậy mà việc chọn công ty kiến tập không quá khó, các bạn đừng lo nhé!
3.5. Trau chuốt lại CV và thư xin kiến tập
Để có được ấn tượng trong mắt phía công ty phía doanh nghiệp, bạn cần làm đẹp cho mình bằng một cái CV ấn tượng, thư xin kiến tập phù hợp.
3.6. Gửi đơn xin kiến tập và CV đến nhà tuyển dụng
Bạn có thể gửi đơn dự tuyển bằng cách gửi trực tiếp hoặc email nhưng hiện nay với thời đại 4.0 công nghệ phát triển bây giờ thì hầu hết các công ty sẽ làm việc qua email, qua các phương tiện mạng khác.
3.7. Nhắc chừng các nơi mà bạn đã gửi đơn xin
Nếu như trong một khoảng thời gian dài bạn không nhận được phản hồi từ phía công ty thì có thể các tình trạng như sau: thứ nhất có thể email đó của bạn chưa tới được tay nhà tuyển dụng, thứ hai có thể email đó bị lỗi , thứ ba có thể hồ sơ của bạn bị đánh trượt,... Chính vì thế nếu sau khoảng 15 ngày nếu bạn không nhận được phản hồi hãy chủ động liên hệ lại với bên phía công ty họ nhé.
4. Cách viết báo cáo kiến tập
Nội dung bao gồm:
LỜI GIỚI THIỆU
Chương 1: Tóm lược quá trình hình thành và phát triển.
1.1. Thông tin chung về đơn vị
Tên đơn vị, địa chỉ, website,…
1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Quá trình hình thành phát triển
Các nhân tố tác động đến quá trình hình thành phát triển của đơn vị (điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn, nguồn lực,…)
1.3. Chức năng và lĩnh vực hoạt động.
Chức năng nhiệm vụ
Lĩnh vực hoạt động
Tầm nhìn, sứ mệnh,…
1.4. Kết quả kinh doanh của đơn vị
Hệ thống báo cáo tài chính
Đánh giá về tầm quan trọng và ý nghĩa của thông tin kế toán tài chính đối với đơn vị.
Chiến lược, phương hướng phát triển của đơn vị trong tương lai
Chương 2: Cơ cấu tổ chức của đơn vị
2.1.Tổ chức sản xuất kinh doanh.
Đặc điểm quy trình sản xuất kinh doanh sản phẩm/ Mua bán hàng hóa/dịch vụ (nên sơ đồ hóa)
2.2.Tổ chức quản lý của đơn vị
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
2.3.Tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Chức năng nhiệm vụ của từng vị trí
Hình thức, chế độ kế toán áp dụng, hệ thống tài khoản, mẫu biểu minh họa…
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán
Phần mềm kế toán đang sử dụng (nếu có)
Chi tiết các phần hành kế toán của phần mềm.
Các phương pháp kế toán (Phương pháp khấu hao, phương pháp tính giá xuất kho,…)
2.4.Nhận xét về công tác tổ chức bộ máy kế toán
Ưu điểm
Nhược điểm
Chương 3: Mô tả công việc của một nhân viên kế toán tại đơn vị
3.1. Lý do lựa chọn vị trí mô tả
Lý do
Thông tin của nhân viên kế toán được mô tả
3.2. Yêu cầu về trình độ chuyên môn, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp (đối với vị trí lựa chọn)
3.3. Mô tả công việc hàng ngày
Mô tả chi tiết tới căn cứ chứng từ để hạch toán kế toán
Một số nghiệp vụ phát sinh điển hình
Các công việc được phân công khác
3.4. Mô tả công việc cuối kỳ kế toán
Các thông tin cần cung cấp
Các báo cáo phải lập
Các đánh giá đề xuất của kế toán viên cho công việc (nếu có)
3.5. Một số nhận xét (về sự phù hợp trong phân công công việc, thái độ của nhân viên này đối với công việc, kỹ năng xử lý tình huống…)
KẾT LUẬN
9326 0