Kỹ thuật phần mềm là gì? Khám phá cơ hội việc làm ITmới nhất
Theo dõi work247 tạiSự bùng nổ của làn sóng Internet, sự tăng trưởng hùng mạnh của nền công nghệ toàn cầu, nhu cầu nâng cao cấp đời sống trên nhiều lĩnh vực đã mang đến sự đời cho đời cho đa dạng những vị trí việc làm khối ngành công nghệ, kỹ thuật. Một trong những lựa chọn hot nhất cho tín đồ công nghệ thông tin đã gọi tên kỹ thuật phần mềm. Nhưng bạn đã biết kỹ thuật phần mềm là gì? Cơ hội cụ thể cho ngành kỹ thuật hiện nay như thế nào? Và cần những nhân tố gì để trở thành kỹ sư kỹ thuật phần mềm chuyên nghiệp? Hãy cùng work247.vn khám phá câu trả lời trong bài viết ngay sau đây nhé.
1. Bạn đã hiểu kỹ thuật phần mềm là gì?
Nếu là dân công nghệ hay nhen nhóm ý định theo đuổi tốp nghề hot trong biển ngành công nghệ thông tin, hẳn là kỹ thuật phần mềm là gì không còn là câu hỏi quá xa lạ với bạn. Đặc biệt những năm gần đây, khi kỷ nguyên số soi chiếu và được ứng dụng vào mọi ngóc của đời sống thì kỹ thuật phần lại càng thể hiện vai trò không thể thiếu của mình. Vậy kỹ thuật phần mềm là gì?
Trước hết, ta hãy đi tìm một lý giải dễ hiểu nhất cho định nghĩa phần mềm trước khi tìm hiểu về ý nghĩa của cả cụm từ này là gì. Không phải là dân công nghệ, IT, cũng không cần phải tiếp xúc với kỹ thuật hay máy móc hằng ngày...song chúng ta đang hằng ngày hằng giờ vẫn đang tiếp xúc với thuật ngữ này trên smartphone của bạn. Đó là lúc bạn mở Facebook để check newfeed, lúc bạn bật ứng dụng Zing MP3 hay Spotify để nghe nhạc hay đơn giản là một số tính năng bạn soạn thảo văn bản trên máy...đó là chính là phần mềm và tính năng của phần mềm. Khác với phần cứng trên máy tính, những trang thiết bị chúng ta có thể cầm nắm và cảm nhận như chuột hay bàn phím máy tính...phần mềm là thông tin được xử lý bởi hệ thống máy tính, chương trình và dữ liệu để đảm bảo làm sao ứng dụng có thể làm việc tốt nhất. Những phần mềm được thiết lập nhờ vào ngôn ngữ lập trình cấp cao sau đó được dịch qua ngôn ngữ máy. Kỹ thuật phần mềm được hiểu là cách áp dụng một cách có hệ thống, kỷ luật, đúng định lượng cho việc phát triển, sử dụng và bảo trì các phần mềm.
Theo đuổi nghiệp ước mơ trở thành những chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật phần mềm có nghĩa là bạn là người nắm tổng hợp những kiến thức, công cụ, các phương pháp cho việc định nghĩa yêu cầu của các chương trình đồng thực thời thực hiện các tác vụ thiết kế, xây dựng và kiểm thử, bảo trì phần mềm. Dĩ nhiên, để có thể vận hành khối lượng việc làm đó không hệ đơn giản. Chỉ hiểu và ứng dụng một số kiến thực liên quan trực tiếp đến lập trình như ngôn ngữ, mã code thì chưa đủ. Kỹ sư kỹ thuật phần mềm buộc phải thông thạo, vận dụng những kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau trong biển công nghệ thông tin bao gồm: kỹ thuật máy tính, khoa học máy tính, toán học, quản lý dự án thậm chí là những kiến thức về hệ thống hay nhúng. Hành trình của một kỹ sư kỹ thuật phần mềm được mô tả trong nhận xét của Edsger Dijkstra rằng: “ Khi máy tính chưa xuất hiện thì việc lập trình chưa có khó khăn gì cả. Khi xuất hiện vài chiếc máy tính chức năng kém thì việc lập trình bắt đầu gặp những khó khăn nho nhỏ.Giờ đây, khi chúng ta có những chiếc máy tính khổng lồ thì những khó khăn ấy trở nên vô cùng lớn”.
Sự ra đời hàng loạt những ứng dụng mới phục vụ đa dạng những mục đích và nhu cầu của người dùng theo khuynh hướng cải tiến mới nhất đồng nghĩa với việc, trong ngành công nghệ thông phải một lần nữa đào tạo ra một lớp dân kỹ thuật phần mềm chắc tay để chịu trách nhiệm cho việc đảm bảo cho đa dạng những phần mềm đó hoạt động tốt, hành động mà chuyên gia máy tính gọi là “xử lý những khó khăn từ những sản phẩm mới của ngành công nghiệp điện tử”.
Nằm trong nội dung tiếp cận, sử dụng và bảo trì các phần mềm trong bối cảnh công nghệ phát triển như vũ bão, so với các ngành nhỏ hơn của công nghệ thông tin, kỹ thuật phần mềm được xếp vào tốp những chuyên ngành IT phải “đa zi năng” nhất. Thế nhưng “Tiền nào, của nấy”, kỹ thuật phần mềm đứng trước những cơ hội việc làm khủng với mức lương và nhiều chế độ đãi ngộ hấp dẫn nhất. Nhưng bạn đã biết cụ thể của những việc làm liên quan đến kỹ thuật phần mềm hiện nay như thế nào? Hãy theo dõi ngay thông tin dưới đây nhé.
Hiện tại, ngành kỹ thuật phần mềm có những cơ hội và hướng phát triển như thế nào?
Sự phát triển như vũ bão của đời sống, sự lên ngôi của Big data và ứng vượt trội của nó trong tất cả các lĩnh vực trong sản xuất kinh doanh đặt vai trò của kỹ thuật phần mềm quan trọng đến mức, nó mang sức mạnh giữ quyền sinh, quyền sát cho doanh nghiệp. Trên 95% doanh nghiệp hoạt động dựa trên nền tảng phần mềm, Internet, áp dụng cho tất cả các khâu từ nâng cấp hiệu quả công việc đến quản lý. Chỉ một phút, phần mềm bị hacker ghé thăm rồi biến mất mang lại những tổn thất cực kỳ nghiêm trọng trong doanh nghiệp mà có thể tiền không thẻ quy ra được bằng tiền. Điều này có thể xuất phát bởi nhiều nguyên nhân như có vi rút hay bị đánh cắp dữ liệu nội bộ, lộ những chiến lược kinh doanh...Tất cả những điều này đặt doanh nghiệp vào thế khó và nếu thể kiểm soát các lỗi trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, sẽ dễ dàng đưa trang web của doanh nghiệp đến bờ “tuyệt chủng”. Điểm nhấn quan trọng nhất khi nhắc nguồn nhân lực của kỹ thuật phần mềm đó là “tính thích nghi” cực kỳ cao.
Nếu tham quan qua nhiều công ty đang sử dụng những phần mềm website làm “cần câu cơm” hay những tổ chức nhà nước như trường học, các công ty không chuyên về kỹ thuật, thì bạn dễ dàng nhận ra rằng, hiếm có một doanh nghiệp nào thiếu đi sự góp mặt của bộ phận kỹ thuật. Họ có thể làm việc tại một phòng riêng biệt và xử lý toàn bộ những hoạt động vận hành website, họ cũng có thể là những thành viên bên ngoài được mời về để xử lý đối với những doanh nghiệp nhỏ. Điều này để thấy rằng, tính ứng dụng to lớn của kỹ thuật phần mềm như thế nào. Tầm quan trọng đó, đặc biệt được thể hiện trong những doanh nghiệp về công nghệ.
Kỷ nguyên công nghệ đã soi đường kỹ thuật phần mềm được khai sáng và trở thành một trong những ngành đáng học của thế kỷ XXI.
Theo Glassdoor, lương của những kỹ sư phần mềm lọt tốp 10 những ngành có lương cao nhất tại Mỹ với mức lương trung bình khoảng 80.000 USD. Trong khi đó, theo thống kê trên Dân Trí có dẫn lời của chủ tịch Aptech Toàn Cầu: Đến năm 2024 Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ thiếu đến nửa triệu nhân lực IT, trong đó hầu hết các ứng viên đều phải có năng lực về kỹ thuật phần mềm.
Thế nhưng, trái với thực tế khát nhân lực trầm trọng nhân lực IT nói chung và kỹ thuật phần mềm nói riêng trong doanh nghiệp và những cơ hội hấp dẫn về mức lương thì các cơ sở giáo dục đang không thể “sản xuất” kịp nhu cầu để phục vụ cho nhu cầu của đời sống cũng như nhịp độ phát triển của ngành kinh tế. Mặt khác, nó tạo ra một mảnh đất màu mỡ để những ai là tín đồ công nghệ, đang theo học kỹ thuật phần mềm tìm kiếm được môi trường phù hợp nhất cho mình ở đa dạng sự lựa chọn. Thực tế đào tạo và quá trình trải nghiệm của nhiều kỹ sư IT cho thấy, đã là kỹ sư công nghệ thông tin thì hiếm khi chỉ đào tạo riêng một mảng liên quan đến lập trình các phần mềm hay chỉnh sửa hệ thống thuần túy.
Một người Front - end cũng có thể nhảy sang Backend là chuyện bình thường, cũng giống việc, một anh có thể code ra được chương trình đó thì cũng có thể tự xử lý hoàn toàn các khâu của chương trình mà không phải nhờ bộ phận riêng gọi là kỹ thuật phần mềm để kiểm tra và sửa lỗi. Đấy là chưa kể, khi ra làm việc, kỹ sư sẽ làm việc ở nhiều lĩnh vực cụ thể để đưa những sản phẩm cụ thể của doanh nghiệp ra thị trường ở nhiều khâu sản xuất khác nhau với nhiều chức năng thuận tiện tương ứng. Chính tính liên kết giữa các mảng độc lập trong công nghệ thông tin và những khối kiến thức lẫn kỹ năng đa nhiệm khiến cho kỹ thuật phần mềm hiện tại có giá hơn bất kỳ một ngành học về công nghệ thông tin nào. Vậy để vươn đến những cơ hội và trở thành những kỹ sư kỹ thuật phần mềm chuyên nghiệp, chúng ta cần những nền tảng gì?
Việc làm it phần mềm tại Hồ Chí Minh
3. Theo đuổi nghiệp kỹ thuật phần mềm, bạn cần học những gì?
Chắc khi nghe đến tên ngành “kỹ thuật phần mềm” bạn đã hình dung ra phần nào nội dung sẽ được học tập và trải nghiệm trong môi trường đại học? Đó là những phần mềm và quá trình thực nghiệm về lựa chọn kỹ thuật, công cụ, chu trình dự án phát triển phần mềm? điều này đúng nhưng chưa đủ. Trong hầu hết các trường đại học hiện nay, ngành kỹ thuật phần mềm chia là 2 chuyên ngành nhỏ hơn bao gồm: phát triển phần mềm và môi trường ảo, game.
3.1. Phát triển phần mềm, các chuyên gia kỹ thuật phần mềm tương lai phải học gì?
Để các phần mềm có thể vận hành được trơn tru, việc liên kết các yếu tố trong hệ thống thông tin là hết sức quan trọng ( những yếu tố có mối quan hệ mật thiết với nhau có nhiệm vụ chung là thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối dữ liệu) cách hệ thống khác nhau được ứng dụng trong quá trình học của các chuyên gia phần mềm các loại hệ thống khác nhau có thể đến như hệ thống, thời gian thực, hệ thống bảo mật, hệ thống phân tán hay hệ thống cơ sở dữ liệu.
Trong quá trình đào tạo về mảng phát triển phần mềm, vì tính linh hoạt của nó là áp dụng cho tất cả các lĩnh vực và bắt buộc phải phục vụ sản xuất cho qui trình của quản lý dự án ở nhiều tổ chức phát triển phần mềm hay quy trình của quản lý dự án...do vậy các phương hướng xây dựng và phát triển các ứng dụng thực tiễn ở hầu hết các lĩnh vực quan trọng của đời sống như phần mềm tin học hóa trong các tổ chức như ERF hay B2B.
Thêm vào đó, các kiến thức liên quan đến hỗ trợ và xây dựng các ứng dụng có thể giúp doanh nghiệp phát triển cộng tác hướng đến nhu cầu điện tử hóa mọi công việc trên các mặt của đời sống với ba mô hình chính phủ điện tử, thương mại điện tử hay giáo dục điện tử . Sẽ không môi trường nào thực hành tốt hơn để sinh viên có thêm cơ hội trau dồi, triển khai các ứng dụng cụ thể, gia công phần mềm, triển khai, bảo trì hệ thống bằng môi trường trong kỹ thuật phần mềm. Chưa hết, kỹ thuật phần mềm còn cho phép sinh viên học học tập tốt chuyên mục môi trường ảo và không gian game.
Việc làm it phần mềm tại Hà Nội
3.2. Ứng dụng kỹ thuật phần mềm trong môi trường ảo và phát triển game
Chắc bạn đã từng nghe đến những ứng dụng thực tế ảo hay phim 3D cho phép con người trải nghiệm cảm giác được sống trong không gian ảo ngay trong đời thực? Lĩnh vực thú vị này tạo ra các ấn phẩm về truyền thông và giải trí có tính ứng dụng cao là một trong những bộ môn học đang được chú ý trong kỹ thuật phần mềm.
Không dừng lại ở các phần mềm nhúng, kỹ thuật phần mềm được ví như môi trường lý tưởng nhất có những nghiên cứu công nghệ đồ họa, xử lý các tác vụ game từ thiết kế nhân vật đến làm chủ giao diện đến lập trình ở các dạng như game Online, công nghệ máy học và thế giới thực trong game.
4. Kỹ thuật phần mềm ra trường làm những công việc gì?
Được đào tạo đa nền tảng từ dữ liệu đến phần mềm, các ứng dụng theo xu hướng phát triển mới nhất và đảm nhiệm nhiều khâu khác trong trên nhiều loại hình sản phẩm, do đó cơ hội việc làm của kỹ thuật phần mềm cũng hết sức đa dạng. Một số vị trí mà các sinh viên theo đuổi kỹ thuật phần mềm có thể đầu quân bao gồm:
+ Bộ phận phát triển phần mềm, thiết kế web, lập trình game trong các công ty về công nghệ chuyên nghiệp.
+ Những chuyên viên phân tích, thiết kế, bảo trì, sửa lỗi các phần mềm máy tính tại bộ phận kỹ thuật của nhiều doanh nghiệp ở đa dạng các lĩnh vực.
+ Làm việc tại các công ty chuyên tư vấn, đề xuất các giải pháp, xây dựng bảo trì hệ thống thông tin với vai trò chuyên gia. Dĩ nhiên, ở vị trí này, bạn phải đảm bảo được “kinh nghiệm đủ dùng” và am hiểu về đa dạng quá trình vận hành của nhiều ứng dụng mới trong đời sống, kinh doanh.
Bên cạnh đó, bằng kinh nghiệm và kiến thức của mình, tín đồ kỹ thuật phần mềm cũng có thể tự phát hành các ấn phẩm game hay một số ứng dụng trên thiết bị di động.
Hi vọng những thông tin trên đây của work247.vn đi tìm câu trả lời cho kỹ thuật phần mềm là gì lẫn những cơ hội và vị trí việc làm của ngành này sẽ thực sự hữu ích với bạn. Hãy truy cập ngay work247.vn ngay để lựa chọn vị trí việc làm về kỹ thuật phần mềm nói riêng và công nghệ thông tin nói chung ứng ý nhất nhé!
3337 0