Lũy kế là gì? Những kiến thức liên quan đến quản lý tài chính

Theo dõi work247 tại
Diệp Lạc tác giả work247.vn Tác giả: Diệp Lạc

Ngày đăng: 29-05-2024

Các vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế rất rộng và được chia ra nhiều ngành khác nhau như tài chính, kế toán, ngân hàng,… Mỗi một chuyên ngành sẽ đi sâu vào những kiến thức chuyên môn riêng những đều được tìm hiểu về những kiến thức nền tảng về kinh tế. Lũy kế là một trong những kiến thức cơ bản mà người học kinh tế cần phải nắm được, không chỉ những người làm kinh tế mà tất cả mọi người cũng nên hiểu và áp dụng lũy kế vào đời sống hàng ngày để quản lý thu nhập cũng như chi tiêu cá nhân. Để hiểu rõ về nhiệt kế cũng như những kiến thức liên quan thì hãy cùng đọc bài viết bên dưới nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Tìm việc làm

1. Định nghĩa thế nào là lũy kế?

Lũy kế (hay còn được gọi là Cummulatetive trong tiếng Anh) là tổng hợp những số liệu được cộng dồn trước đó rồi đưa vào tính toán ở hạch toán kế tiếp.

Lũy kế là gì?
Lũy kế là gì?

Hiểu đơn giản, lũy kế là phép cộng dồn những số liệu hoặc kết quả với nhau.

Ví dụ, bạn vay nợ tháng 4 là 5 triệu, tiếp tục vay tháng 5 là 6 triệu những chưa trả nợ tháng trước thì cộng dồn vào bạn phải trả nợ 11 triệu

Nghe tên thì có vẻ lạ với những người không học hay am hiểu về kinh tế nhưng thực chất là phép cộng đơn giản và dễ hiểu giúp tính toán tổng số liệu.

Công thức tính toán lũy kế cơ bản : Phát sinh trong thời hạn + Lũy kế tháng trước = Lũy kế

 Ví dụ như bạn đầu tư chứng khoán 50 triệu, do biến động cổ phiếu nên lợi nhuận từng tháng khác nhau nên xét theo quý thì có số liệu cụ thể như sau:

Quý 1 có lợi nhuận 10 triệu

Quý 2 lợi nhuận giảm còn 5 triệu

Quý 3 tiếp tục giảm còn 3 triệu

Quý 4 cổ phiếu tăng giá lợi nhuận tăng cao 15 triệu

Tính lũy kế lợi nhuận cả năm là 10 + 5 + 3 + 15 = 28 triệu đồng

Công thức tính lỗ lũy kế
Công thức tính lỗ lũy kế

Xem thêm: Việc làm kế toán

2. Lũy kế giá trị thanh toán được định nghĩa như thế nào? 

Lũy kế giá trị thanh toán là sự kết hợp của 2 dạng lũy kế đó là lũy kế thanh toán tạm ứng và lũy kế thanh toán khối lượng.

Trong đó ta có công thức cụ thể tính hai dạng lũy kế đó chính là

Lũy kế thanh toán tạm ứng là tổng của: Giá trị hợp đồng vẫn còn thời hạn của kỳ trước, Số tiền chiết khấu từ tiền tạm ứng và giá trị dự kiến phải thanh toán kỳ này.

Còn với lũy kế thanh toán khối lượng hoàn thành có công thức tính gần giống với lũy kế thanh toán tạm ứng nhưng khác ở chỗ giá trị hợp đồng vẫn còn thời hạn của cuối kỳ trước được thay bằng số tiền đã thanh toán đầy đủ ở cuối kỳ trước.

Vậy nên ta mới có công thức tính lũy kế giá trị thanh toán bằng tổng của 2 dạng lũy kế cộng vào.

Lũy kế giá trị thanh toán
Lũy kế giá trị thanh toán

Xem thêm: Các loại kế toán trong doanh nghiệp và cách thức vận hành

3. Thế nào là lỗ và khấu hao lũy kế?

3.1. Lỗ lũy kế là gì?

Sự suy giảm về tài sản chính là lỗ lũy kế. Trong đó, sự suy giảm tài sản có thể hiểu là giá trị tài sản thực tế ít hơn so với giá trị tài sản được kê khai trên giấy tờ sổ sách. Như vậy nghĩa là, việc suy giảm về tài sản dẫn đến việc lỗ lũy kế.

Thế nào là lỗ lũy kế?
Thế nào là lỗ lũy kế?

Ví dụ: Nhà máy đầu tư nhiều tiền để mua thiết bị tiên tiến và theo như nhà sản xuất sau khi đã trừ khấu hao thì máy sử dụng được 10 năm nhưng trên thực tế khi sử dụng trừ những khấu hao đi thì dùng được 7 năm đã hết hạn. Có nghĩa là những khấu hao của nhà sản xuất chưa bao gồm một số tác động ngoại lệ như vậy được tính là lỗ lũy kế.

Công thức tính toán lỗ lũy kế:

Gíá trị trên thống kê của CGU – giá trị thực tế của CGU = Lỗ lũy kế (Trong đó: CGU là đơn vị sinh ra tiền)

Trong một số trường hợp thì cách tính lỗ lũy kế có khác nhau bởi giá trị tài sản được tính khác nhau. Cụ thể như

- Đối với những sản phẩm được tính bằng giá trị gốc thì lỗ lũy kế được tính bằng cách kiểm định khả năng lỗ hoặc lãi của tài sản đó.

- Đối với những sản phậm được tính bằng giá thị trường thì lỗ lũy kế được tính bằng giá trị thặng dư được gửi lại hoặc nguồn vốn sẵn có của tài sản đó (phải cộng thêm giá trị khấu hao)

Tuy nhiên, trong một số trường hợp lỗ lũy kế bị đảo ngược nên cần chú ý trường hợp sau đây. Khi những chỉ số gây lỗ lũy kế sụt giảm và những thông số đó hoàn nhập về lỗ lũy kế vì nợ là số tiền hoàn nhập lỗ lũy kế nên khi chỉ số gây lỗ hoàn nhập nghĩa là lỗ lũy kế bị đảo ngược. Tuy nhiên, khi tính toán bất kỳ thuật toán nào liên quan đến lỗ lũy kế cần chú ý đến những khoản khấu hao.

Xem thêm: Giải mã chức năng và nhiệm vụ của phòng kế toán

3.2. Khấu hao lũy kế là gì?

Ở bên trên cụm từ chuyên ngành khấu hao được nhắc đến rất nhiều và đồng thời cũng nắm một vị trí quan trọng trong những phép toán tính lỗ lũy kê. Vậy thì khấu hao là gì?

Khấu hao lũy kế được tính như thế nào?
Khấu hao lũy kế được tính như thế nào?

Khấu hao là khoản tiền được tính cùng với giá mặc định của tài sản cùng với độ hao mòn cố định của tài sản đó, mục đích để thành lập nguồn vốn cho việc bảo trì cũng như mua thêm những tài sản mới.

Hiểu đơn giản khấu hao là phí giá trị bị thu hồi dần của giá trị đầu tư. Khấu hao lũy kế cũng được tính như lũy kế là tổng khấu hao của các thời kì cộng dồn lại. Khấu hao lũy kế được tính ngay khi tài sản đó được đưa ra thị trường sử dụng là chi phí được thêm vào chi phí khấu hao. Những sản phẩm thường được tính khấu hao là những sản phẩm điện máy có thời gian bảo hành như ô tô, xe máy, điện thoại, tủ lạnh, máy giặt,…Khấu hao lũy kế được sử dụng để quản lỹ những thống kê, sổ sách của nhà máy để tính giá trị sản phẩm. Đặc biệt là khấu hao lũy kế không được phép hơn giá trị sản phẩm. Vẫn có những trường hợp sản phẩm vẫn tiếp tục sử dụng được dù có qua thời hạn được tính trong khấu hao thì mọi vấn đề sẽ được ghi chép lại tại các sổ sách của nơi sản xuất.

Vậy làm thế nào để có thể tính được những khoản suy giảm?

Mẫu CV xin việc đẹp

Những chỉ số suy giảm gây lỗ lũy kế
Những chỉ số suy giảm gây lỗ lũy kế

Để hạn chế lỗ lũy kê cũng như tính được khấu hao sản phẩm thì cần tìm ra những chỉ số dẫn đến viêc suy giảm. Sự suy giảm có thể gây ra bởi nhiều tác động khác nhau như biến động thị trường, giá trị sản phẩm thay đổi, môi trường cạnh tranh hoặc do chính những nơi sản xuất đã đưa ra lượng sản phẩm quá quy định.

Bên cạnh đó cũng có những tác động chủ quan như sản phẩm bị lỗi thời, cơ sở bật chất kém, chất lượng sản phẩm không đảm bảo,.. đều là những bất lợi cho doanh nghiệp. Khi xảy ra những trường hợp này bắt buộc phải tính chi phí thu hồi giá trị tài sản.

Các thông số này có thể thay đổi nếu như lỗ lũy kế được đảo ngược. Tuy nhiên, việc đảo ngược lỗ lũy kế rất khó và xảy ra không thường xuyên. Vậy nên các doanh nghiệp phải tính toán kĩ càng và cẩn thận để hạn chế lỗ lũy kế.

Lũy kế là kiến thức thông dụng cũng như cơ bản trong lĩnh vực kinh tế nhưng kể cả với những người không theo kinh doanh hay tài chính cũng nên tìm hiểu về lũy kế và những kiến thức cơ bản liên quan, nó sẽ giúp bạn quản lý tài chính cá nhân rất tốt và cực kỳ cụ thể.

Xem thêm: Việc làm kế toán doanh nghiệp

Trên đó là bài viết tổng hợp các thông tin và kiến thức căn bản về lũy kế và các khái niệm kinh tế tương ứng. Để đọc thêm những bài viết liên quan truy cập trang web work247.vn

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1774 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT