Marketing nội bộ là gì?Vai trò của Marketing nội bộ trong doanh nghiệp
Theo dõi work247 tạiCác công ty đang dần chú trọng phát triển marketing nội bộ, góp phần củng cố thêm giá trị văn hóa doanh nghiệp. Vậy Marketing nội bộ là gì? Cách lên chiến dịch marketing hiệu quả? Hãy cùng Work247.vn khám phá tại bài viết dưới đây nhé!
1. Marketing nội bộ là gì?
Marketing nội bộ thực chất là công việc khi nhà quản trị marketing phát triển một chiến dịch marketing dài hạn, nhằm hướng tới những thị trường nội bộ trong doanh nghiệp, chiến dịch này phù hợp và có nét tương đồng với chương trình marketing nhắm tới thị trường bên ngoài, bao gồm: cả các khách hàng và các đối thủ cạnh tranh của công ty.
Khái niệm này đã được ông Berry et. al định nghĩa lần đầu vào năm 1976. Lúc đó ông nhận thấy rằng hành động của những người giao hàng cũng có thể tạo ra tầm ảnh hưởng không nhỏ tới cảm nhận của khách hàng về sản phẩm.
Ở thời điểm hiện tại, khái niệm này đã trở nên vô cùng quen thuộc đối với những cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường. Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp dịch vụ trên toàn thế giới. Đối với tình hình ở Việt Nam, những hoạt động Marketing này cũng đã và đang trở nên ngày càng phát triển.
Bên cạnh đó, hình thức này cũng đang được rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ chú trọng vào đầu tư và phát triển. Một trong những minh chứng thực tế vô cùng xác thực cho điều này là đã có khá nhiều doanh nghiệp hiện nay sẵn sàng bỏ ra đến hàng tỷ đồng vào mỗi năm chỉ nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động Marketing này.
Quá trình marketing nội bộ cần phải diễn ra một cách liên tục, bao gồm hệ thống các hoạt động và phải có sự đóng góp của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp. Nhờ đó mà mọi người có thể nắm được mục tiêu, các chiến lược kinh doanh một cách cụ thể và thực hiện chúng rõ ràng.
Xem thêm: Marketing myopia là gì? Khái niệm còn mới hay cũ trong marketing
2. Phạm vi của marketing nội bộ trong doanh nghiệp
2.1. Marketing nội bộ chiến lược
Trên tình huống thực tế, nhà quản trị marketing xem các chương trình marketing nội bộ không đơn thuần chỉ là đầu ra của một quy trình lên kế hoạch và các chương trình marketing đối ngoại, mà còn là dữ liệu đầu vào.
Xét theo tình hình thực tế hiện nay, các nhà quản trị Marketing nhận định hoạt động Marketing nội bộ này không những là đầu ra đối với toàn bộ quy trình lên kế hoạch cũng như chương trình Marketing đối ngoại thông thường mà còn là các dữ liệu đầu vào.
Các nhà quản trị Marketing có thể dựa vào những phân tích trên thị trường nội bộ để đề xuất những cơ hội mới, tài nguyên và nguồn lực Marketing mà các doanh nghiệp đã bỏ qua. Những điều này có thể sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tới kế hoạch Marketing đối ngoại và toàn bộ quá trình lập kế hoạch.
2.2. Marketing nội bộ, chất lượng của dịch vụ
Nội dung của chương trình marketing nội bộ thường được thấy trong chương trình đào tạo quy trình chăm sóc khách hàng và các hoạt động tương tự.
Trên thực tế hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều cần hoạt động Internal Marketing được lên kế hoạch và kết cấu chặt chẽ với nhau để có thể thực hiện đo lường, quản trị khách hàng hiệu quả. Theo đó cần nắm rõ được mối quan hệ giữa việc làm hài lòng khách hàng bên ngoài và khách hàng nội bộ.
Để so sánh được việc làm hài lòng khách hàng bên ngoài và khách hàng nội bộ sẽ có 4 tình huống có thể xảy ra là:
- Phấn khích.
- Ghét bỏ.
- Bị ép buộc.
- Hiệp lực.
2.3. Marketing nội bộ, truyền thông nội bộ
Hoạt động Marketing trong nội bộ được đánh giá là những phương tiện để truyền thông vô cùng hữu ích, tương tự với việc đào tạo về chăm sóc khách hàng và tập trung vào chất lượng của từng dịch vụ.
Các dạng của Marketing nội bộ thông thường sẽ bao gồm:
- Những cuộc thảo luận nhóm và các khóa đào tạo nhân viên.
- Những bản tin thông báo định kỳ từ phía công ty.
- Các hội thảo qua hình thức video.
- Các video tương tác.
- Kênh truyền hình vệ tinh.
- Email,…
Thông qua việc xây dựng những kênh đối thoại nội bộ như trên, khuyến khích sự tham gia của toàn thể cán bộ ngày càng sâu hơn vào nhiều cách tiếp cận đa dạng như viết blog, làm video hoặc bản tin nội bộ trên các trang website của doanh nghiệp.
Truyền thông chính bản chất là một quy trình 2 chiều, cần có cả sự lắng nghe và truyền đạt. Chính những điều này đã lý giải được tại sao việc truyền thông trong nội bộ lại không mang đến hiệu quả rõ ràng ở một số công ty, tổ chức và doanh nghiệp hiện nay.
Nếu những chương trình truyền thông nội bộ chỉ đơn thuần là truyền đạt, thuyết phục mà không có sự lắng nghe thì đây chỉ được xem là bán hàng nội bộ và chưa thật sự là Marketing.
3. Vai trò của marketing nội bộ
3.1. Thứ nhất, xây dựng văn hóa công ty và củng cố giá trị của tổ chức, doanh nghiệp
Mục đích tối quan trọng nhất của marketing nội bộ là tạo dựng nên một nền văn hóa nội bộ riêng biệt cho mỗi tổ chức, doanh nghiệp. Mỗi thành viên trong tổ chức, doanh nghiệp chính là một hình ảnh thu nhỏ phản chiếu chính công ty đó. Vì vậy, mỗi thành viên trong doanh nghiệp phải cùng chung tay chung sức và nhận thức được vị trí quan trọng của mình trong việc góp phần xây dựng nên và củng cố giá trị văn hóa doanh nghiệp. Việc sử dụng văn hóa sẽ mang lại hiệu quả về mặt dài hạn và giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí khi xây dựng hình ảnh doanh nghiệp.
3.2. Thứ hai, giữ chân nhân tài
Bất kì một doanh nghiệp, tổ chức nào cũng luôn mong muốn tìm được nguồn nhân lực ưu tú, có thể đem lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian dài làm việc, tình trạng nhân viên giỏi “nhảy việc”, đầu quân cho những môi trường làm việc tiềm năng khác đã và đang trở thành mối quan tâm rất lớn của nhiều nhà lãnh đạo. Để khắc phục được hiện trạng “mất mát” đó, những người quản lý nên nắm rõ nghệ thuật “giữ chân” nhân tài cần thiết. Do đó, xây dựng một môi trường làm việc thân thiện, có sự gắn bó chặt chẽ giữa các cá nhân đang trở thành điểm cộng để nhân viên quyết định gắn bó lâu dài với công ty thay vì đầu quân sang doanh nghiệp khác. Việc đó cũng cho thấy việc doanh nghiệp đang thực sự coi trọng nhân viên của mình.
3.3. Thứ ba, tạo luồng thông tin xuyên suốt
Người làm marketing trong nội bộ chính là đầu mối dẫn nối thông tin của mỗi doanh nghiệp, tổ chức. Khối lượng thông tin ra, vào hàng ngày của các tổ chức, doanh nghiệp là rất nhiều, vì vậy, marketing nội bộ sẽ là sợi dây kết nối lãnh đạo và nhân viên, để thông tin có thể truyền tải đến nhiều đối tượng. Các thông tin sẽ giúp lãnh đạo nắm bắt được tình hình hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời hiểu được những suy nghĩ, tâm tư, chia sẻ của nhân viên. Còn nhân viên cấp dưới có cơ hội được lắng nghe, giải đáp những thắc mắc, hiểu được giá trị của bản thân và nhận thấy những cố gắng của mình được công nhận, giúp phát triển những điểm tích cực, làm giảm bớt tiêu cực của cá nhân.
3.4. Thứ tư, đẩy mạnh dịch vụ khách hàng
Một khái niệm khá nổi tiếng về marketing trong nội bộ, đặc biệt là với những doanh nghiệp làm dịch vụ, đó là “Mỗi khách hàng không chỉ trải nghiệm những sản phẩm/dịch vụ của công ty chỉ dựa trên giá trị vật chất, mà còn ở chính người đang truyền tải sản phẩm/dịch vụ đó”. Vậy nên mỗi nhân viên của công ty - khi tương tác trực tiếp hay gián tiếp với khách hàng - đều sẽ có ảnh hưởng tăng hoặc giảm giá trị của sản phẩm/dịch vụ cung cấp đó.
Do vậy, nếu công ty làm tốt việc truyền thông về giá trị sản phẩm và văn hóa của doanh nghiệp đến mỗi nhân viên, bản thân người nhân viên đó sẽ trở thành một marketer tiềm năng giúp quá trình truyền thông doanh nghiệp một cách chân thực nhất.
Xem thêm: Thông tin cần biết về Marketing đại trà. Lợi ích Marketing đại trà mang lại
4. Cách xây dựng chiến lược marketing nội bộ hiệu quả
Xây dựng chiến lược Marketing nội bộ là yêu cầu vô cùng cần thiết đối với bất kỳ công ty, tổ chức, đơn vị kinh doanh dịch vụ nào. Chính vì vậy, để có thể xây dựng được chiến lược marketing nội bộ một cách hiệu quả cần thực hiện theo những yêu cầu sau:
4.1. Xây dựng một nền văn hóa “dễ hiểu”
Để xây dựng một chiến lược Marketing trong nội bộ này được hiệu quả, điều đầu tiên hãy chú trọng đến việc gây dựng một nền văn hóa đặc trưng và dễ hiểu. Theo đó từng doanh nghiệp sẽ sở hữu những nét đặc trưng riêng.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp không bắt buộc phải độc nhất là dễ thực hiện và dễ hiểu. Hãy hiểu rằng việc xây dựng chiến lượng Marketing trong nội bộ hiệu quả cần phải đảm bảo tất cả mọi người đều ở trong trạng thái vui vẻ, thoải mái nhất.
4.2. Cần phát triển một chiến lược Marketing trong nội bộ cụ thể, rõ ràng
Đối với chiến lược Marketing này, để xây dựng một cách hiệu quả thì cần phải phát triển được một chiến lược nội bộ cụ thể.
Bên cạnh những chiến lược tiếp thị bên ngoài, những chiến lược Marketing trong nội bộ này cũng sẽ mang yếu tố quyết định đến mức độ thành công của tổ chức hoặc doanh nghiệp đó.
Chính vì vậy có thể thấy rằng mỗi nhóm Marketing nội bộ đều phải xây dựng những chiến lược cụ thể, rõ ràng cho doanh nghiệp như tầm nhìn dài hạn hoặc văn hóa mà doanh nghiệp đó muốn có. Hay làm như thế nào để tất cả mọi người trong tổ chức, doanh nghiệp đều giao tiếp được với nhau? Các chương trình phát triển và đào tạo nhân sự mới như thế nào?
4.3. Tổ chức những hoạt động và sự kiện ngoài trời
Tổ chức những hoạt động, sự kiện ngoài trời là một trong những cách để có thể xây dựng được chiến lược Marketing nội bộ hiệu quả nhất hiện nay.
Những chuyến du lịch, nghỉ mát hay hoạt động ngoại khóa từ phía công ty luôn là sự kiện được nhân viên mong đợi nhất mỗi năm. Thông qua việc tổ chức sự kiện này sẽ là thời điểm vô cùng lý tưởng để giữa các nhân viên thêm phần gắn bó, thân thiết và trao đổi thông tin với nhau nhiều hơn. Từ đó giúp nhân viên hiểu được nhau cả về công việc cũng như đời sống thường ngày.
Hy vọng những thông tin mà Work247.vn chia sẻ đến bạn trong bài viết trên đã phần nào giải đáp thắc mắc cho câu hỏi Marketing nội bộ là gì? Vai trò, công việc và cách lên chiến lược Marketing nội bộ hiệu quả. Chúc công việc của bạn luôn suôn sẻ và gặp nhiều may mắn!
371 0